Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm diesel-điện

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm diesel-điện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm diesel-điện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam khác gì của Trung Quốc và Ấn Độ

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển.

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636 đang được đóng cho Việt Nam

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ Diezen này đang được rất nhiều nước sử dụng.

Hiện nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm động cơ Diezen S-63 Sindhurakshak lớp Kilo thuộc kế hoạch cải tạo, nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo mang tên 877EKM của Hải quân Ấn Độ (loại tàu này có tên gọi Ấn Độ là Sindhughosh).

Tàu ngầm Sindhurakshak lớp Kilo 877EKM của Ấn Độ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg trong vòng 3 năm, từ 1995 - 1997 và là chiếc tàu ngầm 877 EKM thứ 9 được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Sau 15 năm nó lại được cải tiến, nâng cấp lên tầm hiện đại hơn.

Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen.

Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka.

Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa con tàu này vào tháng 6 năm 2010, sau vài lần chạy thử thành công trên biển, tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.

Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007.

Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga

Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến CCS-MK, và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ

Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất bao gồm tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn gần 290km.

Hiện nay Việt nam và Trung Quốc cũng có tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sử dụng tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK.

3 loại tàu thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nho nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về phần lớn các tính năng.

Nhưng 877EKM sau nâng cấp sẽ có một số điểm ưu việt hơn, đây cũng là những vấn đề hết sức quan trọng trong tác chiến tàu ngầm. Trong 3 loại, hệ thống sonar của Trung Quốc là kém nhất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc

Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên.

Hệ thống động lực cực êm giúp tàu gần như tàng hình trước hệ thống Sonar của đối phương, còn hệ thống Sonar USHUS giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với 2 loại 636MK và 636MV.

Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Về vũ khí, 877EKM ngang ngửa với 636MV của Việt Nam và vượt trội hơn so với 636MK của Trung Quốc.

Các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E, chưa có thông tin chính thức về loại tên lửa này trên tàu Kilo Việt Nam.

Nếu Việt Nam cũng chỉ được trang bị tên lửa 3M-54E thì không thể sánh được với biến thể có khả năng chống hàng không mẫu hạm trên Kilo Ấn Độ.

Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn (300km so với 220km) 3M-54E, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Hơn nữa, 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria.

Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM của Ấn Độ và 636MV của Việt Nam.

Có thể nói, sau khi nâng cấp, tàu Kilo 877EKM sẽ có tính năng tốt nhất so với các tàu ngầm khác thuộc lớp Kilo.


(Bài viết đã được sửa hình ảnh so với nguồn gốc: Báo giáo dục VN)

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ?




Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm.


Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:

5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Đường); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo).




Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).

Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.

Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.

Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.

Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200.




Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.

Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.

Hạm đội Nam Hải. Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).

Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.

Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.




Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.

Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.

[VTC news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?



Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm.

Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:

5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo).




Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).

Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.

Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.

Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.

Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200.



Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.

Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.

Hạm đội Nam Hải.
Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).

Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.

Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.



Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.

Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.

[VTC news]

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang