Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa HQ-16

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa HQ-16. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa HQ-16. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng



Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) lần đầu thừa nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên bộ mới của nước này đã sẵn sàng hoạt động.


Hệ thống mới có tên gọi là Hongqi-16 (Hồng kỳ - 16) sẽ chuyển giao cho Đại quân khu Thẩm Dương, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phòng không của Trung Quốc.

Trang mạng chính thức của PLA đưa tin, trong cuộc tập trận gần đây 2 đạn tên lửa HQ-16 đã được phóng đi và tiêu diệt thành công mục tiêu trên không.

“HQ-16 ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm cao thì còn có thể đánh chặn mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 40km. HQ-16 sẽ lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 và tầm xa HQ-9, “ Lan Vân – Biên tập viên Tạp chí Modern Ships nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16.


Trong cuộc tấn công đường không hiện đại, đối phương thường huy động số lượng lớn tên lửa hành trình đối đất tầm xa đánh phủ đầu. “Chúng thường bay dưới 50m so với mặt đất để tránh radar cảnh báo sớm và nỗ lực đánh chặn,” Lan Vân nói. Hệ thống tên lửa tầm trung HQ-12 hiện tại chỉ có thể đánh chặn mục tiêu bay cách mặt đất 300m. Vì vậy, với sự xuất hiện của HQ-16 nó sẽ khắc phục được điểm yếu đó.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng biến thể trên biển của HQ-16 lắp trên khu trục hạm Type-054A, nhằm đánh chặn tên lửa đối hạm bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.

HQ-16 được cho là là sản phẩm sao chép hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk của Nga.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Hạm đội Hải Nam thử tên lửa mới



Hạm đội Hải Nam Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa phòng không trên hạm mới HQ-16 được trang bị trên các tàu khu trục Type-054A.

Thời gian, địa điểm diễn ra thử nghiệm tên lửa phòng không trên hạm mới này không được công bố. Đây được xem là một nỗ lực nhằm nâng cao khả năng tác chiến hải đối không tầm trung của Hải quân Trung Quốc cũng như của hạm đội Nam Hải.

Có 2 tàu khu trục Type-054A tham gia vào đợt bắn thử nghiệm này, tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung HQ-16 (Hồng Kỳ 16).

Hiện tại rất ít thông tin về hệ thống tên lửa đối không này được công bố. Hầu hết các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng. HQ-16 được sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill của Nga.



Tên lửa HQ-16 được phóng đi từ tàu khu trục Type-054A (ảnh: FYJS)


Trong bài tập thử nghiệm vừa qua, 2 tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 569 Ngọc Lâm và 570 Hoàng Sơn đã phối hợp cùng với nhau để chia sẽ tín hiệu mục tiêu. Mỗi tàu đã phóng 2 tên lửa HQ-16 để tấn công mục tiêu cùng lúc.

Đây có thể coi là một thử nghiệm thành công của hệ thống tên lửa mới này. Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đã thành công trong việc thu hẹp điểm yếu về phòng không hạm đội. Bước đầu đã cho thấy sự linh hoạt cao hơn trong tác chiến biên đội.

Đặc biệt toàn bộ tàu khu trục phòng không mới nhất của Trung Quốc là Type-052C, Type-054A/D đều được biên chế hoạt động tại hạm đội Nam Hải phụ trách biển Đông. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang coi biển Đông là khu vực tác chiến trọng yếu của hải quân nước này.


Hai tên lửa HQ-16 cùng được phóng lên. Ảnh: FYJS



Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định. Ảnh: FYJS.


"Dự đoán" thông số hệ thống HQ-16

Con đường phát triển của HQ-16 được cho là thông qua việc "mổ xẻ" hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill được trang bị trên các khu trục hạm hạng Sovremenny mà Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990.

Cũng có một số thông tin cho rằng, Nga đã cung cấp giấy phép sản xuất tên lửa 9M38 cho Trung Quốc để họ phát triển thành HQ-16. Tuy nhiên, thông tin này không được xác nhận từ phía Nga.

Đa phần ý kiến nhận định của các chuyên gia quân sự thế giới đều nghiêng về khả năng, thông qua hợp tác với Nga để nâng cấp hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill cho khu trục hạm hạng Sovremenny. Trung Quốc đã có được những hiểu biết cần thiết để sao chép lại và phát triển thành HQ-16.

Trung Quốc đã phát triển HQ-16 thành 2 biến thể, 1 biến thể đặt trên bệ phóng cơ động, tương tự như kiểu bố trí các ống phóng của tên lửa S-300.

Trang Ausairpower nhận định, kiểu bố trí các ống phóng kiểu này là quá cồng kềnh và không cho phép khả năng tái nạp đạn một cách nhanh chóng.

Ngoại trừ việc thay nguyên cả cụm phóng, một biến thể thứ 2 được phát triển để trang bị trên khu trục hạm Type-054A. Các tên lửa được đặt trong trong 32 ống phóng thắng đứng, ngay phía sau pháo chính.

Dựa vào thông số kỹ thuật của hệ thống tên lửa đa kênh Shtill của Nga có thể đưa ra những dự đoán như sau về tính năng kỹ chiến thuật của HQ-16.

Đạn tên lửa 9M38 được thiết kế để sử dụng trên tàu hạm của Nga, tên lửa có hệ thống cánh ổn định ở giữa thân dài hơn so với đạn tên lửa 9M317 phóng trên đất liền.

Tên lửa có chiều dài 5,5 mét, trong lượng 690kg, được trang bị đầu đạn nặng 70kg, được trang bị radar bán chủ động với khả năng điều khiển tự động, đầu đạn được trang bị ngòi nổ vô tuyến.

Tên lửa có tầm bắn hiệu quả là 30-35km (chưa nâng cấp), tầm cao hiệu quả là 14-22km, tốc độ Mach-3. Theo trang Sino, tên lửa HQ-16 của Trung Quốc có tầm bắn hiệu quả lên đến 38km. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận.

Nhiều khả năng hệ thống tên lửa HQ-16 sẽ được điều khiển bởi hệ thống radar tương tự như radar MR-90 Walnut (Front Dome) của Nga.

Tàu khu trục Type-054A được trang bị 4 radar MR-90, radar này hoạt động ở băng tần F, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 85km, theo dõi mục tiêu ở cự ly từ 35-50km. Radar này có khả năng cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 2 tên lửa đối không tấn công mục tiêu cùng lúc.

[BDV news]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> HQ-16 - Bản sao ‘Buk-M2’ của Nga


Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu tên lửa HQ-16, được chế tạo dựa trên cơ sở hệ thống phòng không “Buk-M2” của Nga, theo Strategy Page.

Tổ hợp xuất khẩu của Trung Quốc có tên là LY-80, các thông số kỹ thuật chính xác của tổ hợp vẫn còn chưa rõ. Không loại trừ khả năng tổ hợp của Trung Quốc cũng có các đặc tính kỹ thuật tương tự Buk-M2E của Nga.

Hệ thống tên lửa có điều khiển Buk-M2E của phòng không Nga có trọng lượng 328 kg và có khả năng tấn công các mục tiêu ở phạm vi tối đa 50 km. Radar của tổ hợp có thể phát hiện các mục tiêu ở phạm vi lên tới 150 km.


Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16.

Trước đó, trang mạng China Defence tiết lộ, tổ hợp tên lửa phòng thủ HQ -16 do ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc liên doanh với Nga phát triển. Nó được ghi nhận là thiết kế dựa trên Buk-M1.

Biến thể tổ hợp tên lửa của Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa trong các ống phóng thẳng đứng. Tổ hợp được trang bị lần đầu cho quân đội Trung Quốc vào năm 2005, trong một phần của dự án Frigate Type 054A-II.

Trước đó, Trung Quốc chế tạo tổ hợp tên lửa HQ-17 (dựa trên các-Buk M1B) với tầm bắn trúng đích lên đến 90 km. HQ-17 là một phát triển hơn nữa của dự án HQ-16.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang