Quân đội Trung Quốc đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt” vệ tinh Mỹ. Theo tờ China, Quân đội nước này đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt vệ tinh" được. Động thái này nhằm gây sức ép lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nhật Bản và Asutralia. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách thiết lập một hệ thống phòng thủ tương tự như hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu thông qua hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác ở châu Á. Thông báo này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông trên thế giới. Trung Quốc sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á? Tờ báo cũng cho biết, Iran và Bắc Triều Tiên hiện không sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa khi đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ. Vì vậy Trung Quốc rõ ràng là đối tượng lớn nhất của hệ thống phòng thủ này. Tờ báo dẫn nguồn từ tờ Reuters và các bài viết phân tích mạng lưới chiến lược toàn cầu của Mỹ cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ vấp phải một sự phản kháng mạnh mẽ của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc và Nga không có nhiều khác biệt về khả năng của các tên lửa hiện có, nhưng hiệu suất của một số vũ khí công nghệ cao và thậm chí đạt đến cấp độ ngang bằng với Mỹ. Vì vậy, một khi Mỹ "ở" châu Á và hệ thống phòng thủ tên lửa phải cảnh giác cao độ với Trung Quốc. Trung Quốc có các tên lửa chống vệ tinh ASAT và đó sẽ là "cơn ác mộng" của Mỹ. Các phương tiện truyền thông đối ngoại của Mỹ đã cảnh báo rằng một khi bế tắc, quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân để phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ. Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân: Kẻ hủy diệt vệ tinh Mỹ Lá chắn tên lửa “tiếp cận” Trung Quốc Tờ Reuters hôm 27 tháng 3 đưa tin, theo một báo cáo công bố gần đây cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nói với báo chí rằng, Mỹ đang tìm cách xây dựng ở châu Á và Trung Đông một hệ thống phòng thủ tên lửa, tương tự như hệ thống của NATO ở châu Âu. Gou Xuan-nhà bình luận quân sự đặc biệt nói rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á có thể "tiến sát" tới Trung Quốc. Điều này làm cho giới chức Trung Quốc cảm thấy khó chịu và "không thể chấp nhận được". Bà cho rằng các hệ thống tên lửa thông thường và các lực lượng tên lửa chiến lược sẽ trưc tiếp liên quan tới an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tên lửa hạt nhân chiến lược Trung Quốc Hiện tại, "Tam giác" Mỹ-Nhật-Australia đang thúc đẩy quá trình xây dựng một lá chắn tên lửa ở châu Á. Các nhà phân tích tin rằng thông qua thời gian xây dựng các cở sở phòng thủ tên lửa, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc sẽ có các điều liện và sức mạnh liên quan tới các mạng lưới chống tên lửa. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ phản đối kế hoạch này của Mỹ, như Nga đã từng phản đối hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu. Và có thể, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để cảnh báo Mỹ và các Đồng minh. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
>> Pakistan có kiểm soát được kho vũ khí hạt nhân của mình?
Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon… Cách đây không lâu, báo chí Mỹ có bài viết cho biết, Pakistan phổ biến sử dụng xe chở hàng thông thường để chuyển vũ khí hạt nhân, khiến cho sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của quốc gia đứng trên tuyến đầu chống khủng bố này tiếp tục được quan tâm. Tuy nhiên, quân đội Pakistan cho rằng, họ đang đào tạo 8.000 nhân viên vũ trang để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo báo Mỹ, Pakistan cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của họ rất an toàn, mối đe dọa lớn nhất không phải là tổ chức Al Qaeda, mà là Mỹ. Tên lửa đạn đạo của quân đội Pakistan Quân đội phản hồi quan điểm của tạp chí Mỹ Trang mạng “Quân sự” Mỹ cho biết, Mỹ luôn lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị các phần tử vũ trang Hồi giáo tấn công và dùng để tấn công phương Tây. Gần đây, “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ dẫn lời các quan chức Pakistan và Mỹ giấu tên cho biết, Pakistan dùng xe chở hàng thông thường để vận chuyển linh kiện vũ khí hạt nhân, hầu như không có biện pháp an toàn để ngăn chặn bị theo dõi, định vị. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của Mỹ. Pakistan rất ít công khai chương trình hạt nhân cũng như chi tiết bảo đảm an ninh cho nó. Lần này, Pakistan đưa ra thông tin đào tạo 8.000 người để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là để phản hồi bài báo của tạp chí Mỹ. Tên lửa đạn đạo của Pakistan mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mất kiểm soát, rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan Trong một tuyên bố vào tuần trước, quân đội Pakistan cho biết: “Những người này được lựa chọn kỹ lưỡng, họ có thân thể cường tráng, chân tay nhanh nhạy và được trang bị vũ khí hiện đại”. Tuyên bố cũng đã nhắc lại việc quân đội Pakistan “đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để đào tạo, trang bị, bố trí và duy trì một lực lượng độc lập và có hiệu quả để ứng phó với các mối đe dọa”. Ngoài ra, tuần trước, Bộ Ngoại giao Pakistan cũng tuyên bố cho rằng, nội dung của bài báo “Nguyệt san Đại Tây Dương” là hư cấu. Pakistan có nhiều phòng tuyến bảo đảm an toàn hạt nhân Thực ra, Pakistan không chỉ có các biện pháp bảo đảm an toàn kho vũ khí hạt nhân nêu trên. Theo tiết lộ của Viện trưởng Viện nghiên cứu Đoàn kết Nam Á của Pakistan, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan đã tiến hành thẩm tra chính trị nghiêm ngặt đối với tất cả những công dân Pakistan tham gia công việc của kho vũ khí hạt nhân. Đến nay, trong đội ngũ các nhân viên này hoàn toàn không có các phần tử cực đoan tôn giáo lọt vào, “sự an toàn của các cơ sở hạt nhân được kiểm soát bởi những nhân viên kỹ thuật hạt nhân và tướng lĩnh trung thành với đất nước”. Ngoài ra, các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật hạt nhân chắc chắc phải tuyên thệ, không được tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân cho bất cứ người nào, kể cả người nhà. Thậm chí đến Tổng thống và Thủ tướng của chính phủ dân cử nhiều khóa của Pakistan cũng hiểu không nhiều về chi tiết của kho vũ khí hạt nhân nước này, bởi vì lãnh đạo quân đội và Cục Tình báo Quân sự (nắm kho vũ khí hạt nhân) luôn “từ chối khéo” những yêu cầu tìm hiều kho vũ khí hạt nhân của họ. Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nước láng giềng Pakistan Để đảm bảo an toàn vũ khí hạt nhân, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn quy định, trong thời bình, tất cả vũ khí hạt nhân đều nằm trong trạng thái tháo dời, khi có trường hợp khẩn cấp mới tiến hành lắp ráp. Hiện nay ở Pakistan, số người hiểu vị trí cụ thể của các cơ sở hạt nhân không quá 20, còn số người hiểu toàn diện về cơ sở hạt nhân thì càng ít. Để bảo vệ các cơ sở hạt nhân, Pakistan có 30.000 binh sĩ của Lực lượng Chiến lược Hạt nhân, được đào tạo đặc biệt, đang bảo vệ các cơ sở hạt nhân được phân bố ở 5 khu vực khác nhau. Ngoài ra, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn phân công nhiệm vụ về hạt nhân cho 3 quân chủng: Không quân phụ trách lực lượng có sứ mệnh đặc biệt vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và những linh kiện hạt nhân cần lắp ráp hoặc tháo rời; Hải quân phụ trách trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu chiến; Lục quân phụ trách cất giữ và lắp ráp vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phụ trách cất giữ tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. Còn việc nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí hạt nhân do các tổ chức của các quân chủng không có quan hệ với nhau phụ trách cụ thể, các ban ngành đều trực tiếp báo cáo tình hình tiến triển của các chương trình hạt nhân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Đa số người Pakistan lo hơn đối với Mỹ Mặc dù Mỹ rất “lo lắng” về tình hình an toàn của kho vũ khí hạt nhân Pakistan, nhưng đối với rất nhiều người Pakistan, điều lo ngại nhất không phải là mối đe dọa của tổ chức Al Qaeda hay Taliban, mà là lo ngại Mỹ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đặc biệt, sau khi Mỹ thực hiện xong chiến dịch tiêu diệt Bil Laden ở trong biên giới Pakistan, sự lo ngại này đã nhiều hơn. Ngày 2/5/2011, Biệt đội SEAL của quân đội Mỹ đã bất ngờ đột kích trong lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Bil Laden. Trong hình là xác chiếc máy bay bị rơi trong chiến dịch này. Đối với vấn đề này, Washington luôn cho rằng họ không có kế hoạch tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Nhưng, “Nguyệt san Đại Tây Dương” gần đây dẫn lời các quan chức quân đội, tình báo Mỹ giấu tên cho rằng, Mỹ đã tiến hành rất nhiều các hoạt động huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ tại Pakistan nhằm ngăn chặn kho vũ khí hạt nhân hoặc tài liệu hạt nhân của Pakistan rơi vào tay những người không nên có. Tin còn cho biết, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình Pakistan mất kiểm soát. |
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
>> Trung Quốc đưa tên lửa tới gần biên giới Ấn Độ
Bắc Kinh đã nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở gần biên giới giáp Ấn Độ để có thể sử dụng cho các mục đích quân sự.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin từ tờ Tin nhanh Ấn Độ ngày 26/8, trích báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sau khi cho chạy thử tàu sân bay Varyag, Trung Quốc dường như sẽ bổ sung cho lực lượng hải quân nước này một số tàu sân bay nữa trong vài năm tới. Tên lửa hạt nhân Trung Quốc(ảnh minh họa) Cũng theo báo cáo, do tiếp tục không tin tưởng lẫn nhau và xuất hiện những căng thẳng trong quan hệ song phương cũng như tranh cãi về vấn đề lãnh thổ, Trung Quốc đã triển khai thêm các tên lửa hiện đại tầm trung CSS-5 nhằm răn đe Ấn Độ. Theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở gần biên giới giáp Ấn Độ để có thể sử dụng cho các mục đích quân sự và đã triển khai các tên lửa mới gần biên giới để răn đe New Delhi. Cụ thể, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-2 IRBM sử dụng nhiên liệu lỏng cùng với loại tên lửa CSS-5 IRBM sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại hơn và có khả năng cao hơn trong việc đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương ở gần biên giới Ấn Độ. |
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO
Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO. Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu. Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga. Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km. Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2. Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu. Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga. Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga. Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”. [BDV news] |
Nhãn:
Biển Barents,
Bộ Quốc phòng Nga,
Dmitry Medvedev,
Lá chắn tên lửa,
Moscow,
Sineva,
Tên lửa hạt nhân,
Tên lửa liên lục địa,
Vùng Viễn Đông,
Washington DC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)