Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Dmitry Medvedev

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dmitry Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dmitry Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Khai mạc triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget tại Pháp





Tại sân bay Le Bourget, cạnh thủ đô Paris của nước Pháp, một triển lãm hàng không truyền thống được cho là sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực hàng không quốc tế đã khai mạc hôm nay (20/6) vào lúc 9:30 giờ địa phương.




Theo thông báo trên website chính thức của triển lãm, lần đầu tiên trong lịch sử, triển lãm Le Bourget đã thu hút hơn 2100 công ty tham gia.

Triển lãm Le Bourget diễn ra 2 năm một lần và đây là lần diễn ra thứ 49. Cũng như những năm trước, trong 3 ngày đầu tiên, triển lãm sẽ chỉ mở cửa dành để dành cho các doanh nhân thăm quan triển lãm, còn khách thông thường yêu thích trang thiết bị hàng không có thể đến tham dự triển làm từ ngày 24-26/6.

Trong khuôn khổ diễn ra triển lãm, dự kiến sẽ có nhiều hợp đồng lớn được ký kết. Ngoài ra, theo truyền thống, ở triển lãm Le Bourget sẽ diễn ra chương trình bay. Năm nay, ngoài những máy bay như các năm còn có cả Sukhoi Superjet 100 và thủy phi cơ Be-200 của Nga.

Theo tờ Vedomosti của Nga, ngành công nghiệp hàng không quân sự của Nga sẽ giới thiệu sản phẩm ở một trong những gian trưng bày lớn nhất của triển lãm. Theo RIA, Nga sẽ cử 59 công ty và cơ quan nghiên cứu sản xuất đưa sản phẩm đến Pháp tham gia một triển lãm hàng không quốc tế trong đó có 27 công ty quốc phòng. Dự kiến, các công ty Nga sẽ đưa đến những sản phẩm máy bay quân sự và một số phụ kiện có liên quan.

Theo ban tổ chức triển lãm, dự kiến có khoảng 205 phái đoàn đến từ 88 quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ đến và tham dự triển lãm công nghệ hàng không đặc biệt này.

Theo Vedomosti, triển lãm sẽ hứa hẹn ký kết hợp đồng cung cấp 10 máy bay SuperJet. Khách hàng nào mua hiện chưa được thông báo. Ngoài ra, Pháp có thể ký hợp đồng mua 4 chiếc thủy phi cơ Be-200 – hợp đồng này được ký nhằm đáp lễ việc Nga đã ký hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ chở trực thăng với Pháp hôm 17/6 tại Saint Peterburg trước sụ chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Tại triển làm năm 2009, các công ty của Nga đã ký các hợp đồng trị giá 3 tỷ USD.

[Vitinfo news]


Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc và đồng minh lên án lá chắn tên lửa Mỹ



Trung Quốc và đồng minh trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải giúp Nga lên án hệ thống phòng thủ tên lửa.


6 nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzberkistan vừa ký một tuyên bố lên án hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, ngay sau khi lãnh đạo các nước gặp nhau tại Thủ đô Kazakhstan.

Các nước thành viên SCO cho rằng các hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của một quốc gia hoặc một nhóm nhỏ các quốc gia có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược và an ninh quốc tế.

Ngoài Trung Quốc và Nga, SCO còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, là các nước Hồi giáo nằm trong Liên Bang Xô Viết ở Trung Á. Iran, Pakistan, Ấn Độ và Mông Cổ là bốn nước quan sát viên trong SCO.

Moscow gần đây đã tăng cường chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ và lên tiếng đòi NATO ký hiệp định đảm bảo hệ thống này sẽ không nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.



Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đang là mối đe dọa với Nga.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa Nga sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu Moscow và Washington không thể giải quyết các tranh cãi liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các thành viên SCO đã nhất trí trong việc phê phán lá chắn tên lửa và tuyên bố trên nhằm tới toàn bộ các hệ thống phòng thủ tên lửa khác không chỉ đối với châu Âu.

Theo ông Lavrov, lá chắn tên lửa ở châu Âu chỉ là một phần trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng các lá chắn tên lửa khác ở Đông Á và Nam Á.

Dù Mỹ cho biết hệ thống phòng lửa tên lửa của nước này là để giảm sự đe dọa từ Triều Tiên và Iran nhưng Nga bày tỏ sự lo ngại cho rằng mục đích thực sự là để nhắm vào kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Phái viên của Nga ở NATO, Dmitry Rogozin phát biểu trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu Royal United Services (London, Anh) ví von: "NATO cầm một khẩu súng săn gấu tới rủ gấu Nga đi săn thỏ".

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa đủ để đối trọng với kho vũ khí hạt nhân của Nga nên nước này không có gì đáng phải lo sợ.

Phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services, ông James Miller phó thứ trưởng phụ trách các chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ không đi theo chiều hướng chống lại Nga".

Trước đó, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Xu hướng chống lại phương Tây

Nga và Trung Quốc thường đoàn kết với nhau trong việc lên tiếng phản đối sự thống trị toàn cầu của Mỹ.

Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tuy nhiên Nga và Trung Quốc thường bảy tỏ sự phản đối với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc ra nghị quyết bao gồm cả nỗ lực lên án cuộc đàn áp của Syria với cuộc biểu tình chống chính phủ.




Quan chức cấp cao các nước thành viên tham dự trong cuộc họp của SCO ở thủ đô Kazakhstan. Ảnh: Tân Hoa Xã


Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services: "Nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển chung đang ngày càng trở nên khó khăn và nặng nề".

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã có bài phát biểu chống lại phương Tây trong lễ tổng kết cuộc họp của SCO kêu gọi các thành viên của tổ chức này đoàn kết chống lại các cường quốc phương Tây. Ông nói: ""Tôi tin rằng, thông qua các hành động phối hợp, chúng ta có thể thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng ủng hộ hòa bình, công lý và sự thịnh vượng của người dân".

Hãng tin Nga Interfax cũng dẫn lời Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết nước này cũng đang mong muốn trở thành thành viên của khối SCO.

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Nga cho biết nếu Pakistan và Ấn Độ chỉ có thể gia nhập SCO sau khi 2 nước này giải quyết được mẫu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước.


[BDV news]



Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!





Tổng thống Nga Medvedev và Thủ tướng Putin

Người ta đồn đoán và lo sợ về cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra hiện nay ở nước Nga khi xuất hiện những tuyên bố bất đồng của "Bội đôi quyền lực nhất Putin - Medvedev". Điều này chưa hẳn đã xấu. Có đấu tranh sẽ có phát triển. Vấn đề ở chỗ, bất đồng giữa 2 người quyền lực nhất nước Nga sẽ là tốt nếu xuất phát đầu tiên từ lợi ích sống còn của quốc gia Nga, nhân dân Nga; nhưng sẽ là khôn lường nếu một trong 2 người đặt mục tiêu cá nhân lên sau lợi ích đất nước!

Putin và Medvedev - Sự khác biệt là tất yếu!

Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Nhưng sự khác biệt về quan điểm giữa cựu luật sư Medvedev, 43 tuổi và cựu điệp viên KGB Putin, 56 tuổi, là rất tất yếu và rõ ràng. Trong thời gian làm Tổng thống từ năm 2000 tới 2008, ông Putin đã biến Kremlin thành trung tâm của đời sống Nga, với việc Nga tái khẳng định vị thế trên trường quốc tế nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Không một vấn đề lớn nào có thể được quyết định mà không có ý kiến của Tổng thống.


Medvedev bắt đầu với một quan điểm khác biệt. “Một hệ thống nơi mọi thứ được quyết định tại Kremlin không phải là lý tưởng” - ông từng nói vậy với các thống đốc tỉnh, rõ ràng là tương phản với phong cách tập trung quyền lực của Putin. Ngôn từ dân túy của Putin đã giúp ông giành được sự yêu mến của những công dân Nga bình thường, còn phong cách luật sư của Medvedev lại mang đến những ngôn từ đầy chất quy phạm pháp luật.

Trái ngược với Putin, người thường bị xúc cảm chi phối khi chống lại các phần tử ly khai Chechnya hoặc những quan chức có tham vọng về chính trị, ông Medvedev có vẻ thực dụng hơn trong các quyết định.

"Họ là những đối tác tốt, chia sẻ các quan điểm về tương lai của Nga song có một sự khác biệt lớn về kinh nghiệm, phong cách và quan điểm liên quan tới cách quản lý", một quan chức Nga nhận định sau khi được hỏi về những tin đồn gần đây về sự rạn nứt giữa ông Medvedev và Putin.

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Còn học trò của ông, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Moscow, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Kể từ khi nhậm chức đến nay (7/5/2008), Tổng thống Nga luôn coi chống quan liêu và tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Việc thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Phủ Tổng thống là minh chứng rõ nhất cho nhận xét kể trên.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hoàn thiện mọi hoạt động trong Bộ Nội vụ (24/12/2009). Dư luận coi đây là quyết định quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quan liêu và tham nhũng đang diễn ra khá phổ biến ở Nga hiện nay.

Theo sắc lệnh ký ngày 24/12/2009, khoảng 20% nhân viên cảnh sát và 2 bộ phận trong Bộ Nội vụ phải "bị xóa sổ" - hàng ngàn cảnh sát sẽ nghỉ hưu bởi lực lượng này đã và đang bị chỉ trích vì tham nhũng, lạm quyền và liên quan tới tội phạm. Việc cắt giảm khoảng 50% nhân viên đang làm việc tại Bộ Nội vụ - từ 19.970 người xuống còn 10.000 người, Tổng thống Dmitry Medvedev hy vọng sẽ cải thiện và nâng cao đời sống của những nhân viên còn lại.

Từ đó, cuộc thanh lọc lực lượng cảnh sát diễn ra rất mạnh mẽ, quyết định cách chức nhân viên Bộ Nội vụ được ký “đều đặn”. Cuộc thay đổi nhân sự lớn nhất trong lịch sử Bộ Nội vụ kể từ đầu năm 1990 đã diễn ra khi ngày 18/2/2010, Tổng thống Nga đã ký quyết định cách chức 17 tướng, trong đó có 2 thứ trưởng Nội vụ; sau đó, ngày 25/2, Tổng thống đã ký sắc lệnh cách chức 7 viên tướng của Bộ Nội vụ; ngày 21/3, một sắc lệnh cách chức 6 viên tướng mang hàm Thiếu tướng của Bộ Nội vụ cũng được TT Nga ký trong khuôn khổ cuộc sát hạch để thực hiện chương trình cải tổ lực lượng Công an thành Cảnh sát Nga; sau đó ngày 01/4, có thêm 3 trung tướng, 8 thiếu tướng và 2 đại tá của Bộ Nội vụ bị cách chức; ngày 11/4, 4 thiếu tướng cảnh sát bị sa thải.

Mâu thuẫn mang tên Quyền lực

Việc xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt giữa ông Medvedev và ông Putin là điều rất không bình thường bởi suốt thời gian qua, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga được đánh giá là rất gắn bó, thân thiết. Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Mối quan hệ gắn bó này được xây dựng và củng cố từ khi ông Putin còn là Tổng thống Nga và ông Medvedev còn là một chính khách đuợc ít người biết đến.

Vào ngày 18/4, Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra những nghị quyết về Libya là "sai lầm" và nói rằng " nó giống như một cuộc thánh chiến thời trung cổ." Một vài giờ sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ trích về những sự biểu hiện của một "cuộc thánh chiến" tại Libya, và gọi chúng là "không thể chấp nhận được". Từ đây, những đồn đoán về sự chia rẽ trong quan hệ “bộ đôi quyền lực” của sứ xử Bạch Dương đã xuất hiện.

Điều này càng thể hiện rõ hơn khi Thủ tướng Putin đã kêu gọi thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga để mở rộng thành phần cử tri ủng hộ cho đảng hồi giữa tháng 5/2011. Trong khi Putin tuyên bố Tổng thống Medvedev đã ủng hộ ý tưởng trên. Nhưng sau đó ông Medvedev không đưa ra sự ủng hộ, mà chỉ khẳng định rằng ông “đã hiểu các động cơ” sau động thái trên. Ông chỉ tuyên bố: “Tôi hiểu những động cơ của một đảng muốn duy trì sự ảnh hưởng trên khắp quốc gia. Một khối liên minh như vậy là hợp với luật pháp và hợp lý theo luật bầu cử”. Theo các chuyên gia, sáng kiến thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga của ông Putin đang phá vỡ thế cân bằng trong "Bộ đôi Putin-Medvedev" và giảm bớt không gian chính trị của đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev.

Diễn biến mới trên đang làm dấy lên những đồn đoán cho rằng, sắp có một cuộc đua gay cấn, kịch tính và nóng bỏng giữa ông Medvedev và ông Putin. Nhiều người tỏ ra rất thích thú với viễn cảnh này, bởi nó hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc bầu cử hấp dẫn nhất thế giới.

Medvedev thực dụng vì một nước Nga hùng mạnh?

Không dễ gì để Medvedev có thể làm được những gì mình muốn trong suốt 3 năm qua. Nước Nga đang trải qua một thời kỳ khó khăn nghiêm trọng về kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10%, tỷ lệ lạm phát là 15%, thị trường chứng khoán Nga gần như sụp đổ, đồng ruple mất giá thảm hại và giá dầu lửa, nguồn thu chính của Nga, thì giảm tới 300%... Tất cả những khó khăn này đã khiến ông Medvedev không thể thực thi được kế hoạch cải tổ nước Nga mà nhờ nó ông đã thắng cử. Song xét trên nhiều khía cạnh, ông đã thay đổi được khá nhiều hình ảnh của nước Nga trong thế kỷ mới. Đó chính là một nước Nga cởi mở hơn và tự do hơn.

Trên sân khấu chính trị quốc tế, nhiều kế hoạch ông đưa ra như kế hoạch an ninh mới cho châu Âu và kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã bị coi là "mơ mộng" nhưng cái mà ông đã làm được lớn nhất sau chiến thắng ở cuộc chiến tại Nam Ossetia chính là xác lập lại một vị trí mới cho nước Nga trong thời kỳ mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong suốt một thời kỳ dài chìm ngập trong khó khăn kinh tế, nước Nga đã phải lặng lẽ chứng kiến phương Tây tìm cách lấn lướt ở Đông Âu, can thiệp vào sự bất ổn ở khu vực láng giềng thân cận của Nga và làm hao mòn vị trí đối trọng mà Liên Xô từng có trong một thế giới có xu hướng đơn cực hóa.

"Medvedev rất cần cơ sở quyền lực của chính ông và giờ ông phải giành được những người ủng hộ ở mọi ngóc ngách", Alexei Mukhin thuộc Trung tâm thông tin chính trị nhận định.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, tuy tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã giảm đi ít nhiều, xuống còn 53% trong tháng 3/2011 nhưng ông vẫn là chính khách được người dân Nga yêu mến nhất. Đây là vị trí mà Thủ tướng Putin đã chiếm giữ liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, nói về sự ủng hộ, có vẻ Thủ tướng Putin đang vượt qua Tổng thống Medvedev.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tình hình trong nước không thuận lợi cho Medvedev, ông đang suy nghĩ và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài nhất là trong quan hệ với Mỹ, Phương Tây. Sau một thời gian dài chỉ trích hành động can thiệp quân sự của Phương Tây vào Libya, cuối cùng tại Hội nghị G8 diễn ra tại Pháp tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bất ngờ tuyên bố “chính quyền của Tổng thống Gaddafi đã mất tính hợp pháp” và Nga có kế hoạch giúp ông này ra đi. Theo giới chuyên gia, lý do mà Tổng thống Nga thay đổi quan điểm là vì những lợi ích riêng của mình tại quốc gia Bắc Phi này, cũng như Nga không muốn tương lai của Libya chỉ do một mình Phương Tây quyết định. Và để tránh nguy cơ này, Nga đành phải nhảy vào. Bằng động thái này, Medvedev đã “ghi điểm” trong mắt Phương Tây. Mỹ coi việc Nga thay đổi quan điểm về Libya là một thắng lợi về ngoại giao. Việc Nga cuối cùng vẫn đứng về phía phương Tây trong vấn đề ở Libya chứng tỏ chính sách cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ dù tiến triển chậm nhưng rất vững chắc và "sự tốt đẹp trong quan hệ với Mỹ" có vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hóa nền kinh tế Nga – chiến lược mà Tổng thống Medvedev đang theo đuổi.

Có một thực tế ai cũng nhận ra rằng, nước Nga hiện nay không thể hiện đại hóa - thậm chí là tồn tại - nếu thiếu đầu tư nước ngoài, thiếu kiều hối, thiếu công nghệ hiện đại mà những thứ này có được từ đâu - chỉ có thể là từ Phương Tây. Như vậy, việc Medvedev thân Phương Tây hơn Putin xem ra là điều cần cho nước Nga hiện nay. Nhưng thân ra sao, ở mức độ nào để nước Nga vừa phát triển đúng hướng vừa không quá phụ thuộc là điều cần phải bàn. Cách mà Medvedev đang làm có mang liệu hiệu quả đúng như mong muốn hay không? Liệu có "rủi ro" nào đang rình rập nước Nga ở phía trước hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải xác đáng.

Trên thực tế, mọi mối quan hệ dù gắn bó, thân thiết đến mấy cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng đâu đó. Và mối quan hệ của ông Putin và Medvedev cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi hai ông này có sự khác biệt về thế hệ, tính cách, quan điểm. Những người yêu mến ông Putin và ông Medvedev hầu hết tin rằng, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này vẫn tốt đẹp và họ sẽ quyết định vấn đề tranh cử vì lợi ích sống còn của nước Nga như họ vẫn thường tuyên bố chứ không vì lợi ích cá nhân khi nắm trong tay quyền lực cao nhất của một nước.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO



Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO.


Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu.

Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga.

Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km.

Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2.

Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga.


Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga.

Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”.
[BDV news]


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

>>Tổng thống Nga ‘vì nước quên thân, vì dân phục vụ'



Ông Dmitry Medvedev vừa khẳng định rằng hiện chưa đến lúc để ông công bố quyết định tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới mà cần tiếp tục tập trung hiện đại hóa đất nước.


Tổng thống Nga còn cho biết thêm là hiện Nga chưa đạt được đầy đủ các kết quả của công cuộc hiện đại hóa nên ban lãnh đạo phải tích cực làm việc hơn nữa.

Ông Dmitry Medvedev chưa công bố quyết định tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới.

Nói tới những vấn đề đối ngoại, Tổng thống nhấn mạnh cần tìm kiếm thỏa thuận giữa Nga và phương Tây về hệ thống phòng thủ tên lửa NMD.

Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng Nga sẽ đẩy mạnh phát triển sức mạnh hạt nhân nếu không thể thỏa thuận được với phương Tây về NMD. Ông Dmitry Medvedev nhận xét: “Nếu không cùng nhau tìm ra mô hình hợp tác, thì khi ấy chúng tôi phải thực hiện những biện pháp đáp trả, dù rất không muốn. Khi đó Nga sẽ tăng cường phát triển sức mạnh hạt nhân”.

Theo ông, đó là kịch bản rất xấu. “Một kịch bản như vậy sẽ ném chúng ta ngược về kỷ nguyên của chiến tranh Lạnh”, ông Dmitry Medvedev nhận định.

Trước đó, nội dung chính trong cuộc họp báo của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tổ chức vào hôm qua là về cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012. Các quan sát viên quốc tế dự đoán là ông Medvedev sẽ trả lời câu hỏi về sự tham gia của ông trong cuộc đua giành chức nguyên thủ quốc gia Nga vào năm tới.

“Ông Medvedev đang cố gắng chứng tỏ với giới thượng lưu Nga rằng ông cũng là ứng viên thực thụ như ông Putin”, một trong những nhà đầu tư phương Tây làm việc tại Nga nhận xét như vậy với hãng Reuters.

Mục tiêu chính của Tổng thống Medvedev là hiện đại hóa nền kinh tế Nga để đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng. Như nhận định của giới quan sát, ông Medvedev “đặt cược” vào phát triển công nghệ.

Cho đến nay, cả hai ông Putin và Medvedev vẫn tránh trả lời rõ ràng xem liệu họ có ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm tới hay không. Trong khi đó, đa số người Nga hiện coi ông Vladimir Putin là nhà lãnh đạo hàng đầu trong bộ đôi quyền lực ở Nga.
[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Tính năng của tiêm kích Su-35



Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hiện đại hóa thế hệ 4++.






Su-35S sản xuất loạt bay thử lần đầu tiên (knaapo.ru)


Su-35 sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại

Công ty Sukhoi đã bắt đầu thử nghiệm bay cho tiêm kích đa năng Su-35S sản xuất loạt đầu tiên. Máy bay đã cất cánh từ sân bay của Liên hiệp sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAPO).

Trong vòng 1,5 giờ, máy bay đã thử các chế độ làm việc khác nhau của động cơ và hệ thống điều khiển, kiểm tra các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay.

Kết quả thử nghiệm cho thấy các động cơ, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động tốt. Người lái máy bay là phi công thử nghiệm công huân Nga Sergei Bogdan. Ông cũng là người lái mẫu chế thử Su-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19.2.2009.


Sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, Su-35 có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại (knaapo.ru)


Lịch sử:

- Do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển dựa trên Su-27.

- Chuyến bay đầu tiên: 1988.

- Bắt đầu sản xuất loạt: 1995.

- Nửa cuối thập niên 1990, chương trình bị đình hoãn.

- Nối lại sản xuất (biến thể cải tiến): 2006.

- Chuyến bay đầu tiên: 2008.

- Biến thể dành cho Không quân Nga có ký hiệu Su-35S. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được 48 chiếc Su-35S.

Máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35

- Thế hệ: 4++

- Tổ lái: 1 người.

- Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,5 tấn.

- Tốc độ tối đa (ở độ cao lớn): 2.500 km/h.

- Tầm bay: 3.600 km.

- Trần bay thực tế: 18 km.

- Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 21,9 x 5,9 x 14,7.

Vũ khí:

- Tải trọng chiến đấu: đến 8 tấn.

- 12 điểm treo vũ khí.

- 1 pháo 30 mm.

- Các vũ khí không-đối-không và không-đối-diện có hiệu quả cao.

Những đặc điểm chính:

- Khả năng siêu cơ động.

- Hệ thống thiết bị avionics dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển số.

- Radar có tầm phát hiện xa, cho phép bám và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn.

- Động cơ có điều khiển vector lực kéo, công suất lớn. Độ bộc lộ radar nhỏ.

[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Tổng thống Nga 'huấn luyện' cảnh sát đặc nhiệm



[BDV news] Ông Dmitry Medvedev chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.

Ông chủ điện Kremlin vừa có chuyến thăm căn cứ của lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Zubr bên ngoài Thủ đô Moscow.

Dưới đây là những hình ảnh về chuyến thị sát mới nhất của ông:




Tổng thống Dmitry Medvedev thị sát căn cứ này vào sáng sớm nay.



Ông Medvedev tập trung quan sát các đơn vị diễn tập, trong đó có kịch bản diễn tập đột kích vào tòa nhà cao tầng và phải sử dụng đến một máy bay không người lái.



Sau đó, nguyên thủ này tới thăm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các thiết bị do thám, thông tin liên lạc cùng một số thiết bị nổ mà lực lượng đặc nhiệm cảnh sát Nga thường xuyên sử dụng.



Tổng thống Nga chỉ dẫn các binh sĩ: “Trong những trường hợp khẩn cấp, các đồng chí có thể nhanh tay ném súng xuống đất hay thậm chí một vũng nước hoặc bùn để che mắt đối phương. Sau đó, các đồng chí khéo léo di chuyển đến vị trí giấu súng và cầm lên bóp cò”.





Ông tỏ ra thích thú với các khẩu súng ngắn Yarygin và Stechkin nhưng lại chê khẩu súng lục Vektor.



Tổng thống Medvedev kiểm tra rất kỹ những vũ khí các binh sĩ sử dụng.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang