Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Việt Nam - Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam - Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam - Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga


Việt Nam sẽ mua từ 4-6 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hoặc S-400 nếu được phép xuất khẩu. Thông tin trên được Giám đốc CAST (Nga) tiết lộ.


Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima tổ chức tại đảo Langkawi ở Malaysia từ ngày 6-10/12/2011, ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ. Trung tâm này có sự liên kết chặt chẽ với công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Ruslan Pukhov

Theo ông này, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua sắm các trang bị khí tài hiện đại chủ yếu từ Nga. Trọng tâm của việc mua sắm là tăng cường sức mạnh cho không quân và hải quân.

Trong lĩnh vực phòng không không quân, năm 2005 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1, cùng với đó là hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M. Mua hệ thống radar phòng không hiện đại từ Nga và Belarus.

Lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam được biên chế tới 10 trung đoàn tên lửa phòng không hỗn hợp trang bị các loại tên lửa đối không SA-2 và S-125 Pechora 2M, 4 trung đoàn tên lửa đối không 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) và một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như Strela-2, Strela-3, Igla-1 và Igla-S, cùng với một số hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động Strela-1, Strela-10, bên cạnh đó còn có hàng ngàn khẩu pháo phòng không các loại 37, 57mm tạo nên thế trận phòng không nhiều tầng nhiều lớp.

Hiện tại, Việt Nam có trong biên chế một số lượng lớn các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao từ những năm 1980. Về cơ bản những hệ thống này đã lỗi thời, song với những nâng cấp gần đây vẫn duy trì được sức mạnh chiến đấu chống lại những cuộc tập kích đường không quy mô lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU2 và S-400 là những hệ thống tên lửa đối không mà Việt Nam có thể mua trong thời gian tới.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam đã nhận 2 tàu khu trục có trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Palma và đã quyết định đặt hàng thêm 2 chiếc nữa.

Về mặt lý thuyết, trong thập kỷ tới Việt Nam có thể mua thêm từ 4-6 hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300PMU2 Favorit hoặc S-400 Triumf trong trường hợp hệ thống này được phép xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ mua thêm một số hệ thống tên lửa đối không tầm thấp hiện đại như Tor-M2E(SA-15 Gauntlet) hệ thống pháo tích hợp tên lửa đối không Pantsir-S1(SA-22 Greyhound), tuy nhiên số lượng mua sẽ không lớn.

Nền kinh tế Việt Nam tuy có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua song vẫn còn nhiều khó khăn. "Điều này làm hạn chế việc mua số lượng lớn các hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga, song đó cũng là một cơ hội để chúng ta có thể dành những hợp đồng nâng cấp các hệ thống sẵn có", ông Ruslan Pukhov nhận xét. Ông này đưa ra ví dụ là hệ thống tên lửa đối không 2K12 Kub. Việc hiện đại hóa hệ thống, trang bị tên lửa 9M317E sẽ mang lại một sức mạnh vượt trội cho hệ thống này trong khi vẫn đảm bảo được vấn đề tiết kiệm ngân sách.

"Tuy không mua ào ạt số lượng lớn, song Việt Nam lại là một bạn hàng tin cậy và ổn định của Nga, tương lai Việt Nam có thể chuyển sang đóng mới các tàu chiến lớn hơn do Nga chế tạo, những tàu chiến này có thể được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung mang lại năng lực tác chiến hải đối không mới cho Hải quân Việt Nam", ông Pukhov nói.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> 'Việt Nam là đối tác kỹ thuật - quân sự chính của Nga'



Phó Trưởng ban về Hợp tác quốc phòng Nga Alexander Formin khẳng định việc Nga sẽ không điều chỉnh kế hoạch hợp tác kỹ thuật - quân sự trong năm 2011.


“Mặc dù có một số yếu tố tiêu cực song Nga sẽ không điều chỉnh số lượng trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật - quân sự của năm 2011”, theo báo cáo của Phó Trưởng ban về Hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga Alexander Fomin tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế Paris lần 49.

“Các kế hoạch là phải đạt được hiệu quả cao hơn chỉ số của năm 2010 nhưng chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các sự kiện ở một số nước Arab, tuy nhiên kế hoạch sẽ không thay đổi", ông nói.



Nga có ý định xâm nhập thị trường vũ khí Châu Phi, Mỹ Latinh.


Ông Fomin nêu tên các đối tác chính của Nga trong việc hợp tác kỹ thuật - quân sự đó là Ấn Độ, Việt Nam, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.

Đồng thời, ông cũng thừa nhận “những sự kiện trong một số các quốc gia Arab không phải không ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch hợp tác với họ”.

Ông Fomin cho ITAR-TASS biết thêm, trong trường hợp này “có những thị trường chúng ta đã bỏ quên như châu Phi, nơi đó cần thiết phải quay trở lại”.

Phát biểu về khu vực Mỹ la tinh, ông nói rằng “Chúng ta cũng cần phải khai thác một cách triệt để tiềm năng của thị trường Mỹ Latin nơi mà trong những năm gần đây đã được “phát hiện”, đặc biệt Uruguay và Argentina”.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang