Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: quốc phòng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay Mỹ sẽ thành 'mồi ngon' cho Trung Quốc?



Một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ đề cập đến tên lửa chống vệ tinh tối mật của Trung Quốc.

“Tiến bộ chiến lược lớn”Trung Quốc từng sử dụng tên lửa chống vệ tinh tối mật SC-19 (ASAT) trong một cuộc thử nghiệm năm ngoái nhằm chống lại một mục tiêu tên lửa. Kế hoạch này là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa hiện vẫn trong vòng bí mật.




Tên lửa ASAT ngắm bắn một tên lửa tầm trung loại mới và chi tiết vụ việc được báo cáo trong một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ. Bức điện tín phác thảo phản đối ngoại giao với Bắc Kinh về các chương trình vũ khí Trung Quốc.

Bức điện tín lần đầu tiên cung cấp chi tiết những đánh giá của Mỹ về thứ mà các quan chức quốc phòng nói là một tiến bộ chiến lược lớn trong chương trình xây dựng quân sự của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng, hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc được triển khai không chỉ nhằm chống lại các vệ tinh mà còn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lớn hơn.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M.Gates đề xuất hội đàm chiến lược với Trung Quốc về phòng thủ tên lửa, không gian, hạt nhân và chiến tranh ảo. Lời đề xuất này bị người đồng nhiệm Trung Quốc từ chối khi nhấn mạnh còn đang nghiên cứu vấn đề.

Các quan chức quốc phòng và chuyên gia phân tích cho biết, bức điện tín ngoại giao nhấn mạnh “sự hài lòng” của Trung Quốc khi vừa phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và thúc đẩy một thỏa thuận quốc tế để hạn chế các loại vũ khí trong không gian nhưng đồng thời lại bí mật theo đuổi các vũ khí không gian riêng cũng như những chương trình tên lửa phòng thủ.

Chi tiết vụ thử nghiệm SC-19 của Trung Quốc có thể không xuất hiện trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đệ trình lên quốc hội Mỹ về quân sự Trung Quốc.

Khả năng hiện đại của Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ thử nghiệm tháng 1/2010 cũng không đề cập tới việc sử dụng SC-19. Cuộc thử nghiệm thành công SC-19 đầu tiên khi phá hủy một vệ tinh thời tiết tháng 1/2007 khiến cộng đồng quốc tế rúng động.

Các tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ gần đây không có khả năng trực tiếp bắn hạ vệ tinh. Tuy nhiên, tên lửa đánh chặn SM-3 được dùng để bắn hạ một vệ tinh Mỹ năm 2008.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nhắn lại bình luận của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao, khẳng định vụ thử nghiệm năm 2010 là “chỉ hoàn toàn để phòng thủ và không nhằm vào nước nào”.

Bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng, vào ngày 11/1/2010, Trung Quốc phóng một tên lửa SC-19 từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng gần như đồng thời từ Trung tâm tên lửa và không gian Shuangchengzi”.

Không có nhiều thông tin về CSS-X-11, chỉ biết nó có thể là biến thể của tên lửa tầm ngắn CSS-7. Hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa của Mỹ phát hiện ra các vụ phóng và đánh chặn nhưng không nhận thấy các mảnh vụn, bức điện tín cho biết. “Một SC-19 được sử dụng trước đó trong ngày 11/1/2007, trực tiếp chống vệ tinh thời tiết FY-1C của Trung Quốc”, bức điện nhấn mạnh. “Các cuộc thử nghiệm SC-19 DA-ASAT được thực hiện vào năm 2005 và 2006. Động thái này nhằm đánh giá công nghệ của cả ASAT và tên lửa đạn đạo”.

Bức điện tín cho hay, Chính phủ Mỹ trong sự phản đối với Bắc Kinh không tiết lộ rằng, họ biết ASAT và chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc liên quan tới nhau. Phác thảo phản đối bao gồm yêu cầu biết rõ mục đích thử nghiệm, liệu đó có phải là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa; liệu Trung Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống này cho các lực lượng quân sự hay trên lãnh thổ của mình; “lực lượng nước ngoài” nào mà Trung Quốc định ngắm tới với hệ thống phòng thủ tên lửa và liệu Trung Quốc có nỗ lực hạn chế những mảnh vụn để lại trong không gian.

Mark Stokes, một chuyên gia nghiên cứu vũ khí Trung Quốc đánh giá, hệ thống phòng thủ tên lửa rất đáng chú ý: “Cuộc thử nghiệm đánh chặn được thực hiện năm ngoái chứng minh hơn nữa khả năng hiện đại của Trung Quốc trong quá trình theo dõi và tham gia các mục tiêu trong không gian, cho dù đó là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo”, Stokes nói.

John Tkacik, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ rất ngạc nhiên là Lầu Năm Góc không tiết lộ về mối liên hệ giữa thử nghiệm tên lửa phòng thủ và hệ thống chặn vệ tinh của Trung Quốc. “Năm ngoái, tất cả những gì chúng ta có là tuyên bố của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Chip Gregson rằng, Mỹ đang tìm kiếm một lời giải thích”, Tkacik nhấn mạnh. “Dường như Washington đang cố hạ thấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc”.

Theo Tkacik, chính quyền Obama quá tập trung vào các cuộc hội đàm vũ khí với Nga để giảm bớt kho dự trữ hạt nhân mà lãng quên sự tiến bộ của Trung Quốc trong các loại vũ khí hiện đại. “Chúng ta phải bắt đầu nói tới các khả năng không gian của Trung Quốc một cách nghiêm túc”, ông khuyến cáo. “Người Trung Quốc có hàng chục học viện với các nhà khoa học tên lửa và không gian đẳng cấp thế giới, họ biết họ đang làm gì và không giới hạn ngân quỹ để làm việc đó”.

(vnn news)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Điểm lại thành tựu CNQP Indonesia



Indonesia không chỉ có quân đội mạnh ở Đông Nam Á mà còn là nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo vũ khí nội địa.

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, nằm ở 2 bờ Bắc – Nam của một đoạn xích đạo, với 17.508 đảo. Trong đó 6.000 đảo không có người ở, diện tích 1.904.569 km2, dân số hơn 250 triệu người, đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.

Để bảo vệ đất nước và người dân, Indonesia phải có một quân đội tương xứng.

Hiện tại, lực lượng quân thường trực của Indonesia có hơn 580.000 người, gồm chủ lực 300.000 người (lục quân đông nhất, hơn 230.000 người, kế tiếp là hải quân 45.000 người, không quân 24.000 người) và 280.000 quân địa phương. Trang bị lực lượng vũ trang nước này gồm hơn 900 xe tăng, thiết giáp, hơn 200 pháo, 835 dàn rocket, 900 cối, hơn 400 tên lửa chống tăng, gần 500 máy bay các loại với nòng cốt là 72 máy bay chiến đấu; gần 200 tàu, trong đó có tới 80 tàu chiến đấu.

Để có một đội quân với trang bị như vậy, nhiệm vụ lại rất nặng nề trong bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển, an ninh nội địa lẫn ứng phó kịp thời với những thảm họa thiên nhiên khôn lường (ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, cơn sóng thần năm 2004 tàn phá kinh khủng và cuốn đi hàng vạn nhân mạng, cháy rừng là nỗi lo thường xuyên trên một đất nước đa dạng sinh học thứ 2 trên thế giới), chức năng của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia rất đa dạng.


Xe thiết giáp chở quân APS-3 do tập đoàn PT Pindad thiết kế chế tạo.

Cuối năm 1945, Quân đội An ninh nhân dân (tên gọi quân đội Indonesia lúc đó) có 27.300 súng trường, 600 súng máy, 700 cối, 56 pháo, 30 súng phun lửa, 43 triệu viên đạn nhưng không đủ trang bị, phải thêm các “vũ khí lạnh”: giáo, mác, thậm chí cả gậy gộc.

Cùng với đà phát triển kinh tế, lãnh đạo Indonesia chủ trương trang bị cho quân đội từ 2 nguồn: mua sắm có chọn lọc trang bị tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài và tự chế tạo trong nước dựa trên nguồn nhân tài, vật lực của mình. Trong sự chỉ đạo chung, chiến lược phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia được hoạch định khá sớm, chú ý đến khả năng “lưỡng dụng” (cho thời chiến và thời bình, cho quân sự và dân sự, kết hợp kinh tế - quốc phòng…).

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Kết quả, Indonesia đã chế tạo được tàu chiến loại nhỏ có tốc độ nhanh trang bị tương đối hiện đại, tuần tra ven biển bảo vệ nhiều đảo và các tuyến giao thông gần; Lắp ráp được các loại máy bay theo thiết kế nhập khẩu; Từng bước chế tạo nhiều chi tiết, phụ tùng máy bay, chọn ngành hàng không làm mũi nhọn.

Nước này còn có các cơ sở chuyên sản xuất máy bay vận tải quân sự và máy bay lên thẳng đa năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài; Chế tạo được máy bay lên thẳng đỗ trên tàu phục vụ hải quân đánh bộ. Hàng chục nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu đang hoạt động ngày đêm phụ vụ quân đội và đất nước.


Súng tiểu liên SS2-V1 do PT Pindad phát triển.

Indonesia là đất nước giàu tài nguyên, khoáng sản, ngay từ những bước đi ban đầu, đã thể chế hóa trong các luật, pháp lệnh, nghị định liên quan đến công nghiệp quốc phòng. Từ đó, có cơ cấu tổ chức và những con người đủ khả năng, quyền hạn để triển khai các kế hoạch. Hội đồng Công nghiệp quốc phòng cấp Nhà nước do đích thân tổng thống Indonesia đứng đầu và gồm đủ thành phần: công nghiệp, giao thông, thông tin, ngoại giao, kế hoạch, tài chính, quốc phòng…

Các kế hoạch của ngành công nghiệp quốc phòng luôn có sự tham gia của nhiều tập đoàn, tổng công ty của các ngành như: hàng không, khai khoáng, luyện kim, cơ khí, thuốc nổ, điện tử, viễn thông, đóng tàu… Trong đó, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các trường viện và các cơ sở khoa học của các tập đoàn, tổng công ty.

Không chỉ phát huy nguồn nhân lực và tài nguyên trong nước, quốc phòng Indonesia còn kết hợp với chất xám, kinh nghiệm quản lý của các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ Mỹ sang Âu, Á qua nhiều hình thức đa dạng: mua toàn bộ, chuyển giao công nghệ, liên doanh sản xuất…

Vì vậy, công nghiệp quốc phòng Indonesia đã đáp ứng phần lớn nhu cầu trang bị vũ khí của các binh chủng trong lục quân, một phần của hải quân và không quân.

Chiến hạm KRI AJAK 635.01 do Indonesia tự chế tạo.

Có thể kể ra sự tham gia của một số tập đoàn chủ yếu: Tập đoàn PT Boma Bisma, chuyên về luyện kim và cơ khí, sản xuất máy chính xác và các vũ khí bộ binh hạng nặng;

Tập đoàn PT Dahana chuyên sản xuất thuốc nổ cho các loại vũ khí, đạn dược dùng cho cả 3 quân chủng và dân sự, đã hoạt động hơn 40 năm;

Tập đoàn Pindad (ra đời từ 1808) sản xuất vũ khí cho bộ binh và trang bị trên các xe bọc thép chở quân. Cũng phải nhớ rằng, nhờ công nghệ luyện kim, Indonesia phát triển trong những năm gần đây, tập đoàn này đưa vào biên chế của quân đội một số xe bọc thép chở quân tương đối hiện đại;

Tập đoàn PAL Indonesia (đến nay đã có lịch sử 111 năm) chuyên sản xuất tàu và thiết bị hải quân, xưởng đóng tàu lớn nhất nằm ở thành phố càng Surabaya xây dựng, đóng tàu tuần tiễu tốc độ nhanh và tàu chở dầu;

Tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN ra đời khoảng hơn 30 năm nay, lắp ráp máy bay huấn luyện, máy bay chiến đấu, nâng cấp máy bay vận tải cỡ lớn, sản xuất các chi tiết, phụ tùng máy bay;

Tập đoàn PT Centronix chuyên về điện tử, viễn thông. Cùng chức năng có các tập đoàn PTINTI, LEN LIPI…;

Tập đoàn Barahat Indonesia sản xuất các thiết bị kỹ thuật hạng nặng, máy lớn, các máy phục vụ xây dựng công trình cảng, sân bay.

Máy bay tuần thám biển CN-235 do tập đoàn hàng không IPTN và CASA Tây Ban Nha hợp tác nghiên cứu thiết kế.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng nhiều tập đoàn trên tuy phát triển mạnh mẽ chỉ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Lấy ví dụ điển hình là tập đoàn hàng không vũ trụ IPTN (Industri Pesawat Terbang Nurtanio) chính thức thành lập từ năm 1976, 34 năm trước bởi tiến sĩ BJ Hbibie (sau này thành Bộ trưởng công nghệ, rồi tổng thống) có một quá trình thai nghén từ rất nhiều năm trước mà có thể tổng kết thành các yếu tố: có mơ ước, có kiến thức, có đội ngũ, có nguồn vật chất và tình thế cho phép.

Ý định sơ khai xuất hiện từ 1936, nhưng phải trải qua vài thế hệ mới thực hiện được ước mơ (từ 1936 đến 1976 là 40 năm). Qua 34 năm, kể từ 1976 đến nay, IPTN đã có khả năng trong chuyển giao công nghệ mới và có ý nghĩa nhất, đương nhiên từ các nước tiên tiến. IPTN, đặc biệt, đã làm chủ được việc thiết kế máy bay, phát triển và chế tạo máy bay cỡ vừa và cỡ nhỏ cho cộng đồng khu vực.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

>> Quốc phòng Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nước ngoài



Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố chiến lược phát triển quốc phòng, trong đó công bố tài liệu quy định mới về mua sắm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang.

Những quy định mới này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Theo đó, mục đích chính của các tài liệu này nhằm phát triển quân đội Ấn Độ từ và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang từ nước ngoài.

Tài liệu hướng dẫn được ban hành nhằm ưu tiên các đơn đặt hàng cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Điều này có nghĩa, nếu ngành công nghiệp Ấn Độ có thể tự sản xuất trang bị kỹ thuật cho Bộ Quốc phòng, thì mua việc các đơn đặt hàng và chế tạo sẽ được tiến hành với các đối tác trong nước.

Việc mua sắm vũ khí ở nước ngoài sẽ được thực hiện chỉ khi ngành công nghiệp Ấn Độ là không thể sản xuất được hoặc không thể hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng. Việc đánh giá quá trình sản xuất sẽ được thực hiện bởi một ủy ban đặc biệt của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.


Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành.

Chiến lược sản xuất các sản phẩm quốc phòng này cho phép nhập khẩu thêm các thành phần kỹ thuật khác từ nước ngoài nếu cần thiết, bởi lẽ việc sản xuất những linh kiện đắt tiền ở Ấn Độ không phải là vấn đề khả thi. Trong trường hợp đó, các quy tắc trong tài liệu cũng quy định, tất cả các linh kiện nhập khẩu phải được kiểm tra lắp đặt bởi các công ty Ấn Độ.

Để giải quyết các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực chế tạo thiết bị quân sự của Ấn Độ, Bộ quốc phòng nước này dự định cho phép các công ty tư nhân tham gia dự thầu cùng với các doanh nghiệp nhà nước. Với quy định mới ban hành của Bộ quốc phòng Ấn Độ, ngay từ bây giờ Bộ quốc phòng sẽ cắt giảm tỷ trọng các mặt hàng quân sự nhập khẩu từ 75% xuống còn 25%.

Công nghiệp hàng hải quân sự đi tiên phong

Ấn Độ đang xây dựng một trung tâm thiết kế, chế tạo tàu cho Hải quân của Ấn Độ. Tổng chi phí dự án ước tính khoảng 6 tỷ rupy (khoảng 133 triệu USD). Ngoài chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tham gia dự án còn có các hãng đóng tàu Mazagon Docks và Goa Shipyard, cũng như Bộ Công nghiệp tại thành phố Challiyar, bang Kerala.

Dự kiến, các chuyên gia của trung tâm sẽ thiết kế các loại tàu mới theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, phụ trách sản xuất các mẫu tàu đầu tiên để thử nghiệm để sau đó chuyển giao cho các hãng đóng tàu khác của Ấn Độ sản xuất hàng loạt.

Tại trung tâm mới cũng sẽ thành lập một cơ sở đào tạo để đào tạo lại cán bộ làm nhiệm vụ thiết kế tàu.

Vào giữa tháng 11/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố rằng, trong kế hoạch mua sắm vũ khí tương lai, Hải quân Ấn Độ sẽ không nhập khẩu tàu do nước ngoài đóng, mà chỉ mua tàu đóng tại Ấn Độ. Văn bản áp dụng quy định mua sắm mới đầu tiên sẽ là Hải quân Ấn Độ, còn sau đó, hiệu lực của văn bản sẽ được mở rộng sang việc mua sắm quân sự của tất cả các quân-binh chủng.

Theo nguồn tin của hãng DNA cho hay, Ấn Độ đã thực hiện gần xong giai đoạn hai của việc tàu sân bay Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn. Tàu Vikrant được khởi đóng vào tháng 2/2009 sau khi chính phủ Ấn Độ chuẩn chi kinh phí đóng tàu.

Việc đóng tàu chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 lắp ráp thân tàu, giai đoạn 2 đóng hoàn thiện. Theo thiết kế, tàu sân bay Vikrant có chiều dài 260 m, chiều rộng 60 m. Tàu sử dụng các động cơ LM 2500 của General Electric (Mỹ). Tàu có thể đạt tốc độ đến 28 hải lý/h.

Một cụm tàu sân bay Vikrant sẽ gồm 29 máy bay tiêm kích và 10 trực thăng Ка-31 (Nga) hay Dhruv của hãng HAL (Ấn Độ). Ấn Độ dự kiến đóng tổng cộng 2 tàu sân bay lớp Vikrant. Tàu đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2013.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang