Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên hiện Trung Quốc cảm thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ báo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau khi phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn Agni-5, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, Quân đội Ấn Độ có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh trên nền tảng này, không chỉ có thể mở rộng khu vực sát thương tiềm tàng, mà còn có thể có “khả năng kỳ lạ”, gồm chế tạo vũ khí chống vệ tinh, từ đó mở ra thời đại mới của lĩnh vực hàng không vũ trụ tên lửa của Ấn Độ.

Theo báo Nga, ngày 19/4, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa Agni-5, bay ở độ cao 600 km, đã rơi xuống vùng biển dự kiến ở Ấn Độ Dương ngoài 5.000 km. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đã có thể sử dụng loại tên lửa này phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo.

Độ cao quỹ đạo của đa số vệ tinh quân sự trong đó có vệ tinh do thám vào khoảng 300-800 km, vì vậy nhiệm vụ của các kỹ sư Ấn Độ là nghiên cứu chế tạo ra tên lửa có độ bay cao có thể đạt 800 km.

Trưởng thiết kế Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Saraswat cho biết, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này trên nền tảng tên lửa Agni-5. Mặc dù không muốn quân sự hóa vũ trụ, nhưng Ấn Độ buộc phải có khả năng nhất định, ra sức phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ.

Báo Nga cho rằng, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc phóng thử tên lửa Agni-5 của Ấn Độ và những nỗ lực của Ấn Độ trên phương diện tăng tầm phóng và độ bay cao của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Báo chí Đức bình luận, hiện nay cánh tay của Ấn Độ đã vươn ra rất dài, Trung Quốc có thể tạm thời còn chưa cảm giác thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.

Nhưng mặt khác, sự “bình tĩnh rất cao” này cũng rất thực tế, bởi vì thành tựu trên lĩnh vực này của Trung Quốc ít nhất dẫn trước Ấn Độ 10 năm.

Tầm phóng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc gấp đôi tên lửa Agni-5 của Ấn Độ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc quan tâm đến việc đưa tin của báo giới về việc Ấn Độ phóng tên lửa, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, là đối tác chứ không phải đối thủ. Quan hệ Trung-Ấn hiện đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục xu thế này.

Cựu Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia-Viện Khoa học Nga Kekeshen (đọc âm Hán) nói với hãng Itar-Tass rằng, chế tạo và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 là một thành tựu quan trọng của Ấn Độ, cho thấy sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ được cải thiện rất lớn.

Hoàn toàn có thể suy đoán, trong mấy năm tới Ấn Độ sẽ có khả năng chế tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, có thể tấn công các mục tiêu từ từ 10.000-11.000 km thậm chí xa hơn.

Ấn Độ cần thông qua quyết sách chính trị đặc biệt, chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạn xuyên lục địa. Hành động này của Ấn Độ có thể là để bước vào câu lạc bộ các nước lớn có tên lửa hạt nhân siêu cấp, sánh ngang với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

>> Sức mạnh tên lửa Fadjr-5 của Iran

Rocket phóng loạt Fadjr-5 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như các bệ phóng tên lửa, vị trí triển khai pháo binh và các trạm radar.


http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr-5 là một trong những rocket phóng loạt hiện đại nhất của pháo binh Iran

Theo các số liệu thống kê không chính thức, Iran hiện có 500-700 pháo phản lực Type-63 cỡ 107mm (12 nòng) của Trung Quốc, 100 pháo BM-21 Grad cỡ 122mm (40 nòng) của Liên Xô và BM-11 cỡ 122mm (15 nòng) của Bắc Triều Tiên.

Iran cũng đã sản xuất một số hệ thống pháo phản lực cho riêng mình, như loại Hased và Fadjr 1 cỡ 107mm (12 nòng), Hadid cỡ 122mm (40 nòng).

Dự án hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Fadjr được các chuyên gia của công ty Shahid Bagheri Industries - một bộ phận của tổng công ty Iran Aerospace Industries Organization đưa ra trong những năm 80 của thế kỷ trước trên cơ sở MLRS của Liên Xô với sự giúp đỡ về mặt công nghệ của Bắc Triều Tiên.

Theo một số tài liệu, CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống MLRS Uragan của Liên xô để chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89.

Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí với giá rẻ. Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ Uragan cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fadjr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất.

Đồng thời, Iran cũng sản xuât hệ thống Аrash với 30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad.

Với tham vọng cho ra đời những đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh ngang ngửa với các hệ thống pháo phản lực của các nước như Mỹ, Nga..., Iran đã nghiên cứu phát triển các thế hệ tiếp theo của Fadjr với nhiều cải tiến.

Trong những năm 90, họ đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời hệ thống pháo phản lực hiện đại MRLS “siêu cỡ nòng” Fadjr 5.

http://nghiadx.blogspot.com
Rocket Fadjr-5

Các mẫu MLRS Fadjr-5 đầu tiên đã được xây dựng trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2624 6x6. Cabin xe tải là loại cabin kín, hệ thống động cơ được lắp đặt ở phía trước.

Những MLRS Fadjr-5 mới nhất được phát triển dựa trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2631 – loại khung gầm được sử dụng cho MLRS 12 nòng Fadjr-3, có khả năng cơ động cực cao.

Trên thực tế, những thông số chính xác về các tính năng cấu trúc pháo phản lực Fadjr không được quân đội Iran công bố, tuy nhiên qua các tài liệu, video và hình ảnh người ta có thể có một cái nhìn bao quát về khả năng cũng như sức mạnh của loại tên lửa này.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr-5 tại lễ duyệt binh Iran

MLRS Fadjr được trang bị một container với 4 ống phóng rocket 333 mm. Trước khi phóng, hệ thống kích sẽ kích ống phóng lên vị trí xác định theo hướng bắn. Bằng cách nâng và xoay container mang ống phóng, MLRS Fadjr có khả năng ngắm bắn các mục tiêu theo phương ngang (góc phương vị) từ -45 độ đến 45 độ, theo phương thẳng đứng (góc tà) từ 0 độ đến 57 độ.

MLRS Fadjr-5 sử dụng đạn tên lửa không điều khiển có khả năng mang các loại đầu đạn: Nổ phá, nổ phân mảnh, đạn cháy, đạn khói và đạn cát-xét.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr được xây dựng trên khung gầm xe tải Mersedes-Benz 2624 6x6

Khối lượng của mỗi quả đạn rocket từ 90 - 175 kg, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đạn MLRS được lưu trữ và vận chuyển trong các hộp.

Mỗi hộp đạn có thể chứa tối đa 1210 kg đạn các loại. Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng.

Thời gian trung bình giữa mỗi loạt bắn khoảng 8,4 giây. Việc nạp đạn được thực hiện bởi xe nạp đạn chuyên dụng.

Các chuyên gia Iran đã tiến hành nâng cấp Fadjr bằng cách trang bị cho loại đại bác phun lửa 4 nòng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực.

Nhờ hệ thống này người ta có thể diều khiển phóng tên lửa từ một vị trí cách xe phóng một khoảng cách khá xa - 1 km.

Đặc biệt, ở biến thể hiện đại nhất MLRS Fadjr-5 – hệ thống tự động điều khiển hỏa lực có khả năng thực thi nhiệm vụ khi nhận được lệnh từ sở chỉ huy ở khoảng cách lên đến 20 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr là rocket phóng loạt "siêu cỡ nòng" - 333 mm

Theo quân đội Iran, MLRS Fadjr-5 có thể hoạt động kết hợp với radar hàng hải để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu mặt nước.

Điều này cho phép Fadjr-5 được sử dụng như một loại vũ khí phòng thủ bờ biển biển hoặc tấn công các tàu đổ bộ của đối phương.

Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh, ngoài các tên lửa không điều khiển tiêu chuẩn, Fadjr-5 có thể sử dụng thêm một số loại tên lửa không điều khiển khác chẳng hạn như Raad hoặc Noor.

Thông số kỹ thuật cơ bản của Fadjr-5:

Dài: 10,4 m.

Rộng: 2,5 m.

Cao: 3,3 m.

Trọng lượng: 15 tấn.

Tốc độ: 60 km/h.

Số lượng ống phóng: 4

Góc bắn theo phương ngang/dọc: ± 45/0-57 độ.

Cỡ đạn: 333 mm.

Chiều dài của các phóng 6,5 m.

Trọng lượng đạn: 915 kg.

Tầm bắn: 75 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Với khả năng cơ động cao, tầm bắn khá (xa hơn cả Pinaka của Ấn Độ và WS-1B của Trung Quốc), quá trình vận hành đơn giản và đặc biệt là việc sử dụng đạn rocket “đại cỡ nòng” 333 mm, lớn hơn rất nhiều so với cõ nòng của các hệ thống pháo phản lực hiện đại khác (Tornado, 9K51 Grad của Nga cỡ nòng chỉ 122 mm, HIMARS của Mỹ cỡ nòng 227 mm),

Fadjr-5 thực sự là một đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh hỏa lực đáng ghờm. Đặc biệt là việc sử dụng kết hợp được với radar hải quân, Fadjr-5 sẽ là bức tường lửa vững chắc đối với các tàu đổ bộ của đối phương nếu như muốn tiếp cận bờ biển Iran.

>> Tàu chiến mạnh nhất Trung Quốc đến cảng Victoria của Hồng Kông

Tàu Hải Khẩu và tàu Vận Thành là các tàu chiến mạnh nhất Hải quân Trung Quốc đang neo đậu tại Hồng Kông và mở cửa cho người dân xem.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa 171 Hải Khẩu lớp 052C được mệnh danh là "Aegis Trung Hoa", thuộc Hạm đội Nam Hải.

Tờ “Minh báo” Hồng Kông cho biết, tàu khu trục tên lửa tiên tiến nhất của Trung Quốc, tàu Hải Khẩu hay “Aegis Trung Hoa” hôm qua (30/4) đã cùng với tàu hộ tống Vận Thành chầm chậm đi vào vùng nước của Hồng Kông, tiến vào neo đậu ở đảo Stonecutters, bắt đầu chuyến thăm Hồng Kông 5 ngày, trong đó sẽ lần đầu tiên mở cửa cho công chúng tham quan.

Có chuyên gia quân sự cho rằng, 2 tàu chiến đều có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc, từ khi hạ thủy đã thu hút sự chú ý rất cao của Mỹ, Nhật và nhiều nước, bây giờ lần đầu tiên chủ động công khai tàu chiến cho người dân xem là một đột phá lớn.

Hai tàu chiến này thuộc biên đội hộ tống 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, tháng 11/2011 đến vùng biển Aden giữa Yemen và Somalia, hợp tác với hải quân NATO, EU, hộ tống cho tàu thuyền thương mại đi qua vùng biển này, tránh bị cướp biển Somalia tấn công, trải qua hơn 5 tháng, hộ tống cho 240 tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài, trong đó có 34 tàu thương mại của Hồng Kông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa 171 Hải Khẩu (hình bên dưới).

Vũ khí trang bị

Tàu Hải Khẩu là tàu khu trục tên lửa mới nhất của Trung Quốc, tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử, do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, được gọi là “Aegis Trung Hoa”, phạm vi tìm kiếm đối không vượt 400 km, có thể tiến hành dò tìm chính xác máy bay cỡ lớn.

Nhà nghiên cứu quân sự cấp cao Ma Cao là Hoàng Đông cho rằng, các radar nhỏ tính được hàng ngàn phép tính “Aegis” có thể tiến hành dò tìm chính xác trên biển, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng được trang bị loại thiết bị tương tự.

Nhưng do khi vận hành “Aegis” sẽ sinh nhiệt rất lớn, vì vậy sẽ chỉ sử dụng khi chiến đấu, thời gian còn lại do radar 518 bố trí ở cuối tàu chiến phụ trách dò tìm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc.

Đường băng trước và sau của tàu đều được trang bị tên lửa tầm xa hạm đối không Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9) do Quân đội TQ tự thiết kế, có thể phóng 360 độ và thẳng đứng, tầm phóng đạt 150 km (phạm vi bao trùm tương đương với Hồng Kông đến Quảng Châu), có thể dùng để phòng không mang tính khu vực.

Hoàng Đông cho biết, chắc chắn tên lửa đối không tương tự cũng được bố trí ở khu vực lân cận nhà máy điện hạt nhân vịnh Daya, đề phòng các cuộc tấn công từ bờ bên kia.

Ngoài ra, tàu cũng được trang bị tên lửa chống hạm, pháo tầm ngắn, máy bay trực thăng chống tàu ngầm.

Phần cứng đẳng cấp thế giới, phần mềm kém tàu chiến Mỹ?

Hoàng Đông cho rằng, mặc dù lượng choán nước hơn 6000 tấn của tàu Hải Khẩu chỉ bằng 2/3 tàu khu trục lớp Burke kiểu Aegis của Mỹ, và không thể tiến hành đánh chặn phòng thủ tên lửa, tính năng tổng hợp và phần mềm có hơi thua kém tàu chiến cùng loại của Mỹ, nhưng phần cứng đã đạt đẳng cấp thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hải Khẩu.

 Ông còn cho rằng, tàu Hải Khẩu và Vận Thành đại diện cho tàu khu trục và tàu hộ tống có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc, lần lượt hạ thủy vào năm 2003 và 2006, từ đó liên tục thu hút sự chú ý của hải quân nhiều nước.

“Hai nước Mỹ, Nhật luôn dùng các phương thức khác nhau thu thập tin tức tình báo về tàu Hải Khẩu”, cho rằng, việc lần đầu tiên công khai cho công chúng là một đột phá lớn, “tàu khu trục cùng loại với tàu Hải Khẩu đã đưa vào sản xuất hàng loạt, lần này quân đội Trung Quốc lần đầu tiên công khai tàu chiến mạnh nhất, phản ánh họ đã có nghiên cứu phát triển hoàn thiện, tiên tiến hơn trên phương diện có liên quan”.

Hai tàu chiến này hiện neo đậu tại doanh trại ở đảo Stonecutters, sẽ mở cửa cho người dân có vé xem trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 30/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

>> Cận cảnh chế tạo tên lửa S-300 của Nga

Hiện nay nhu cầu của khách hàng quốc tế với tên lửa S-300 của Nga ngày càng tăng cao. Các nhà máy sản xuất ở Nga phải hoạt động hết công suất.

http://nghiadx.blogspot.com
Thợ ráp nguội Iury Ugrov điều chỉnh tên lửa vào ống chứa vận tải

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh hệ thống điều khiển tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng giám đốc nhà máy Avangard Gennady Kozhin.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh toàn bộ bằng máy

http://nghiadx.blogspot.com
Ống chứa tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Phân xưởng chọn lọc tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra kha năng chịu nước của ống chứa tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị nắp ống chứa tên lửa trước khi lắp ghép

http://nghiadx.blogspot.com
Trạng thái tên lửa: very good

http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng của nhà máy tên lửa Avangard

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra lần cuối

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đi vào ống chứa

>> Trung Quốc khoe 6 chiến hạm bí ẩn

Mới đây, tại triển lãm DSA 2012, bên cạnh các hệ thống tên lửa đạn đạo, Công ty công nghệ Poly (Trung Quốc) đã giới thiệu một loạt chiến hạm dành cho xuất khẩu.


Tại DSA 2012, Poly mới chỉ đưa ra những cuốn Catalog về một số hình ảnh của các chiến hạm, và hầu hết các thiết kế này chưa được đặt tên lớp hay kiểu loại (Type).

Về hệ thống vũ khí vẫn đang để trống, có thể phần này sẽ để cho khách hàng “tự định đoạt”.

Dù vậy, theo thông tin công khai, có thể đoán được loại vũ khí mà nhà sản xuất định trang bị gồm: pháo hạm 76mm (Trung Quốc sao chép từ mẫu Ak-176 của Nga), tổ hợp tên lửa đối hạm C-802 – loại tên lửa đối hải được nhiều bạn hàng nước này ưa chuộng, pháo phòng không Ak-630 sao chép hoặc Type 730, hệ thống phòng không HQ-16 (biến thể hải quân)...

Dưới đây là hình ảnh 6 chiến hạm mới của Trung Quốc dùng cho xuất khẩu:

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm được thiết kế với công nghệ mới, có khả năng tàng hình đối với radar, thiết bị hồng ngoại của đối phương.


Tàu có khả năng tấn công chiến hạm cỡ trung, tàu ngầm một cách độc lập hoặc đi cùng đội hình, phòng không tầm xa, hoạt động tuần tra bảo vệ biển.

Tàu dài 140m, lượng giãn nước 4.500 tấn, thủy thủ đoàn 150 người. Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 8.000km (nếu chạy với vận tốc trung bình 18 hải lý/h.

Về hệ thống vũ khí, tàu thiết kế với 2 cụm ống phóng (8 quả) tên lửa đối hạm, 4 cụm (16 quả) hệ thống tên lửa đối không phóng theo phương thẳng đứng, một pháo hạm 76mm, 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần 7 nòng cỡ 30mm, 2 cụm máy phóng ngư lôi. Và tất nhiên, nó có một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra ven biển (OPV) thiết kế cho nhiệm vụ giám sát, tuần tra biển, chống nhập cư bất hợp pháp, chống đánh cá trộm, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển và tìm kiếm cứu nạn.


Tàu dài 91m, lượng giãn nước 1.500 tấn, thủy thủ đoàn 48 người, tốc độ tối đa 24 hải lý/h, tầm hoạt động đạt khoảng 5.500km với tốc độ trung bình 16 hải lý/h.

Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần 6 nòng cỡ 30mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, đây là chiếc duy nhất trong catalog có “tên tuổi” và thông tin rõ ràng.


Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước 1.300 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h).

Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa chống hạm loại C-802/C-803 (đối với biến thể xuất khẩu có thể là C-802), hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng đuôi tàu. Tàu thiết kế với sân đáp trực thăng đuôi tàu (trong ảnh là loại Z-9).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ khác có chiều dài 78m, lượng giãn nước 870 tấn, thủy thủ đoàn 55 người.


Tàu lắp 2 động cơ diesel MTU16V cho phép đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 16 hải lý/h).

Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hải đặt ở đuôi tàu, một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp (8 quả), một pháo 76mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa cỡ nhỏ thiết kế để tấn công tàu mặt nước, phòng không. Tàu có chiều dài 46m, lượng giãn nước 260 tấn, thủy thủ đoàn 24 người, tàu đạt tốc độ 30 hải lý/h, tầm hoạt động 800km.

Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (8 tên lửa) tên lửa đối hạm, 1 pháo 2 nòng cỡ 37mm, 2 súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra cỡ nhỏ có chiều dài 63,5m, lượng giãn nước 470 tấn, thủy thủ đoàn 42 người. Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU16V4000M73L cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Hệ thống vũ khí: 1 pháo hai nòng cỡ 37mm và 2 cụm súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.

>> "Chiến tranh hạn chế" và những toan tính của Trung Quốc

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang tính toán tiến hành các cuộc chiến tranh cường độ thấp, hạn chế để giành quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc muốn thoát khỏi "cái thòng lọng Malacca"

Thậm chí, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận các hậu quả do những hành động quân sự của họ gây ra.

Những cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng của Trung Quốc với các nước láng giềng từ lâu đã trở thành các tít lớn của giới truyền thông. Hầu như tất cả các nước láng giềng, từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Điểm chung của những khu vực tranh chấp, những đảo và bãi đá ngầm là ở chỗ chúng ở gần bờ biển của các nước có tranh chấp hơn so với Trung Quốc.

Chỉ trong tháng 3/2012, Bắc Kinh đã có cuộc tranh cãi về một hòn đảo đá ngầm, một kế hoạch xây cầu cảng và động thái của một công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc nhằm phát triển các bãi dầu khí. Những cuộc tranh chấp này không chỉ diễn ra trên lời nói. Một số tàu cá và ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ. Thậm chí, giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng bị đẩy tới gần một cuộc xung đột quân sự.

Khi các nhà chiến lược nói về “Bế tắc Malacca”, họ có ý nói rằng các tuyến giao thông trên biển của Bắc Kinh rất dễ bị tổn thương. Vào thời điển xảy ra xung đột giữa Bắc Kinh và Washington, con đường cung cấp dầu thô và quặng sắt để giữ sự tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc dễ dàng bị cắt đứt tại các eo biển nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Phần tiếp theo của kịch bản như vậy, có thể là việc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải nhanh chóng ngồi vào bàn thương lượng theo các điều kiện do đối phương đưa ra. Cùng với đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có những nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác - nên Bắc Kinh sẽ coi việc kiểm soát đối với các khu vực này là một cách để thoát khỏi thế hiểm nghèo.

Theo tính toán của Trung Quốc, dự trữ dầu, khí ở phía Tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trên 60 năm.

Thoát khỏi bế tắc bằng "chiến tranh nhỏ"?

Với chi phí quốc phòng chính thức vượt quá 100 tỷ USD cho năm 2012, và con số thực dự tính có thể còn cao hơn nhiều, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) dường như đang trên đường thẳng tiến tới việc xây dựng sức mạnh đủ để bảo đảm cho mục tiêu chinh phục an ninh năng lượng của đất nước.

Các loại tên lửa đạn đạo chống hạm loại mới sẽ làm cho Washington phải cân nhắc thận trọng khi ra lệnh triển khai lực lượng đến khu vực để cứu nguy cho các đồng minh, đó là chưa kể đến việc phải đối phó với một hạm đội lớn được trang bị các loại tên lửa hành trình chống tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh tin chắc rằng Washington không muốn can thiệp, việc đối phó với các lực lượng trong khu vực có thể chỉ cần sử dụng đến các máy bay J-15 được triển khai trên boong tàu sân bay đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng đầu tháng 8/2012, cùng với số tàu tuần dương hạm đang gia tăng và những tàu đổ bộ thế hệ mới và các tàu chở máy bay trực thăng có thể nhanh chóng chuyển hàng nghìn lính thủy đánh bộ đến các đảo tranh chấp.

Hiện nay, ý chí chính trị cần thiết cho các cuộc hành quân như vậy đã được chứng tỏ hơn một lần. Trong những bình luận trên truyền thông nhà nước, nhất là trên tờ Thời báo Hoàn cầu, khái niệm về “chiến tranh mức độ nhỏ” được tuyên truyền từ năm 2011.

"Trung Quốc quyết đánh thắng các cuộc chiến cục bộ"

Đầu tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh, PLA cần được chuẩn bị tốt để đánh thắng các cuộc “chiến tranh cục bộ”.

Trả lời các câu hỏi của tờ Asia Times Online, các chuyên gia quốc tế thống nhất rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ đạt được các mục tiêu trong tương lai thông qua các cuộc tấn công quân sự hạn chế.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách về Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham (Anh), điều này phụ thuộc phần lớn vào khái niệm thế nào là "chiến tranh nhỏ"; cuộc chiến tranh đó sẽ được tiến hành ra sao và nhằm để chống nước nào.

Ông Tsang tin rằng, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu, bất chấp cuộc khẩu chiến mới xảy ra khi Cơ quan Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc (CSOA) cho rằng bãi đá ngầm Leodo (Bắc Kinh gọi đó là bãi Suyan), ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn là một phần “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc.

Ông Tsang nói: “Việc Trung Quốc tiến hành dù chỉ là một cuộc hành quân hạn chế chống lại Hàn Quốc sẽ làm tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng, không thể chấp nhận được đối với bất kỳ ai. Mỹ sẽ phải bày tỏ lập trường mạnh và kịp thời tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt ngay một cuộc ngừng bắn”.

Đối tượng ở phía Nam

Ông Tsang lập luận, tuy nhiên, một cuộc xung đột quân sự nhỏ với các quốc gia nhỏ hơn trên các đảo san hô trên biển Đông lại là vấn đề khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Steve Tsang.

“Dù không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ thắng một cách dề dàng, và những cuộc chiến tranh như vậy sẽ làm nghiêm trọng tình hình ở Đông Nam Á và toàn bộ Đông Á, nhưng họ có thể kiểm soát được. Nếu cuộc xung đột ngắn và có giới hạn thì tác động tức thì của chúng sẽ không có nhiều ý nghĩa.”

>> Việt Nam trên đường gia tăng sức mạnh biển

Ông Tsang cảnh báo, một cuộc tiến công của Trung Quốc sẽ củng cố ý chí của các nước Đông Nam Á hợp tác với Mỹ. “Nhưng về căn bản mà nói, các nước đó không làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc quyết đoán.”

Ông Tsang cũng bày tỏ nghi ngờ về tác động của hiệp định phòng thủ chung vừa được ký giữa Mỹ và Philippines có thể làm cho Phlippines được “miễn trừ” đối với một cuộc tiến công nhanh từ Trung Quốc.

“Cần phải kiển tra lại các điều khoản của bản hiệp định. Chính phủ Mỹ cần phải coi cuộc tấn công đó là một vấn đề quân sự nghiêm trọng mà cần phải đáp trả, và thời gian nào cần đáp trả thỏa đáng. Sẽ không có điều gì xảy ra nếu sự cố đó kết thúc trước khi nó được đưa ra Quốc hội Mỹ để bàn luận nghiêm túc”, ông Tsang lập luận.

Theo ông James Holmes, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, Bắc Kinh có thể làm được điều đó nếu PLA muốn.

“Bắc Kinh sẽ cố giữ cho bất kỳ cuộc chiến tranh nhỏ nào càng nhỏ và càng ít bị chú ý càng tốt. Sự vượt trội của hạm đội Trung Quốc so với các đội quân ở Đông Nam Á, và sự ra đời của các loại vũ khí mới đặt trên bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu, tạo cho Trung Quốc một “khoảng cách răn đe” mạnh khi xảy ra xung đột”, ông Holmes nhận xét.

Cũng theo chuyên gia này, trong tình huống xung đột đó, Trung Quốc vẫn giữ các lực lượng lớn làm dự trữ trong khi tung ra các tàu chiến hạng nhẹ " vô thưởng vô phạt", tương đương với lực lượng bảo vệ bờ biển của phương Tây. “Hải quân của các nước Đông Nam Á có thể thách thức những chiếc tàu đó của Trung Quốc, nhưng họ cần tính đến tiềm lực của Hải quân PLA”, ông Holmes nói.

Nhỏ với Trung Quốc, quá sức với đối thủ?

Các nhà kinh tế cũng không tiên liệu rằng, một cuộc chiến nhỏ giành giật năng lượng sẽ gây ra quá nhiều khó khăn đối với một nước láng giềng ở Đông Nam Á khi bị tấn công.

Ronald A Edwards, một chuyên gia về kinh tế chính trị của Trung Quốc tại ĐH Tamkang (Đài Loan) nói rằng: “Các thị trường chứng khoán sẽ phản ứng mãnh liệt trên toàn thế giới về ngắn hạn – trong vài ngày. Nhưng sẽ không có hoặc rất ít tác động đến các khía cạnh như lạm phát, công ăn việc làm cả năm tại các nước, trừ nước bị Trung Quốc tấn công.”

Edwards đưa ra một kết luận khá khó chịu khi lập luận rằng, kết cục cuộc chiến tranh 9 ngày giữa Nga và Gruzia trong năm 2008, trong đó Nga đã sử dụng một lực lượng áp đảo đánh bật Georgia ra khỏi Nam Ossetia, gây phản ứng lên án dữ dội ở phương Tây, có thể được coi là một chí số so sánh nền kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho các cuộc phiêu lưu của họ đến mức nào.

“Cuộc chiến tranh ngắn giữa Nga với Gruzia nổi lên như một ví dụ hay để so sánh. Trong khi việc đưa tin về cuộc chiến này là chủ đề tin tức ở tất cả các nước trong mấy tuần liền tuần, nhưng không có tác động lớn nào về kinh tế đối với các nước, ngoài Gruzia, trong tháng 8/2008 và các năm sau đó.”

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

>> Quân sự Trung - Ấn bất đối xứng

“Bắc Kinh bành trướng nhanh chóng về quân sự đã gây ra tình trạng bất đối xứng quân sự với Ấn Độ ngày càng trầm trọng hơn” - Theo Tư lệnh KQ Ấn Độ.
http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal của Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng (ảnh báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).

Ngày đầu tháng 4/2012, trang mạng “The Hindu” Ấn Độ có bài viết nhan đề “Ủy ban Quốc hội triệu tập Thủ trưởng Quân đội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc phòng của Quốc hội Ấn Độ đã quyết định triệu tập Thủ trưởng của 3 quân chủng Lục, Hải, Không quân đến làm chứng, đây là một động thái chưa từng có. Trước đó, các quan chức cấp cao của quân đội nói với các nghị sĩ rằng, Ấn Độ có lẽ không thể ứng phó được với cuộc chiến trên hai mặt trận.

Quyết định này được đưa ra sau khi tổ chức cuộc điều trần kín vào ngày hôm qua. Khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc phòng đã lắng nghe trình bày của Phó Tư lệnh Lục quân và Không quân, quan chức Bộ Quốc phòng, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng và một số cơ quan quốc phòng.

Thủ trưởng 3 quân chủng nhận lệnh làm chứng ngày 20/4, đây là lần đầu tiên họ trình bày tình hình sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Ấn Độ trước cơ quan giám sát quan trọng của Quốc hội.

Bối cảnh tổ chức phiên điều trần của Quốc hội là, bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân V.K. Singh gửi cho Thủ tướng Manmohan Singh, đã cảnh báo Quân đội Ấn Độ không có khả năng sẵn sàng chiến đấu, bị tiết lộ ra bên ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực Kashmir - tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony yêu cầu 3 quân chủng Lục, Hải, Không quân làm tốt công tác chuẩn bị cho tác chiến trên hai mặt trận với Pakistan và Trung Quốc, nhưng chỉ huy phía quân đội luôn nói rằng hoạt động mua sắm bị chậm trễ, có nghĩa là họ vẫn chưa sẵn sàng.

Nguồn tin từ Ủy ban Thường vụ Quốc phòng nói với phóng viên rằng, Trung tướng Không quân Kishan Nohar cho biết, chiến đấu trên hai mặt trận cần 45 phi đội máy bay chiến đấu, trong khi đó hiện nay Không quân Ấn Độ chỉ có 34 phi đội.

Ông nói, cùng với việc máy bay lỗi thời lần lượt nghỉ hưu, đến năm 2017 khả năng tác chiến của chúng sẽ tiếp tục giảm xuống còn 31 phi đội. Nohar nói với ủy ban này rằng, mặc dù sau đó sức mạnh của Không quân sẽ tiếp tục tăng lên, nhưng lúc đó Không quân Trung Quốc đã đạt được ưu thế dẫn trước mang tính quyết định.

Nguồn tin này cho biết, Nohar còn chủ trương, không thể tiếp tục cho rằng vị thế hơn hẳn của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ làm cho phần lớn Quân đội Trung Quốc bị mắc kẹt ở bờ biển phía đông Trung Quốc.

Phó Tư lệnh Lục quân S.K. Singh đã quan tâm đến tình trạng thiếu thốn vũ khí tác chiến. Ông nói, đạn xuyên thép hiện có của xe tăng Ấn Độ đã giảm, chỉ có thể duy trì chiến đấu trong 4 ngày, chứ không phải là 40 ngày theo yêu cầu phương án sẵn sàng chiến đấu.

Sở dĩ có tình trạng thiếu thốn này là do nhà sản xuất Israel, mà Lục quân Ấn Độ phụ thuộc, đang phải đối mặt với khả năng bị đưa vào danh sách đen do bị cáo buộc tham nhũng.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo.

Một thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc phòng cho biết, họ có ý định hỏi tại sao Lục quân chỉ phụ thuộc vào một nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu vũ khí quan trọng.

Trang mạng “Thời báo Ấn Độ” ngày 10/4 có bài viết nhan đề “Dự trữ đạn dược xe tăng giảm xuống còn 4 ngày”. Theo bài viết, các sĩ quan cấp cao của Không quân và Lục quân Ấn Độ đã nói với một ủy ban Quốc hội rằng, dự trữ một số đạn dược của xe tăng đã giảm, chỉ có thể duy trì được 4 ngày.

Khi trả lời câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc phòng - Quốc hội, Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ Kishan Nohar cho biết, cùng với việc Bắc Kinh tạo động lực cho sự bành trướng nhanh chóng của Quân đội Trung Quốc theo tư tưởng chiến tranh đầy tính xâm lược, sự bất đối xứng về sức mạnh quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang không ngừng trầm trọng hơn.

Vị Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ này nói, nếu Ấn Độ không muốn tiếp tục lạc hậu so với Trung Quốc về mặt sẵn sàng chiến đấu, Ấn Độ cần phải có cách tiếp cận tích cực và chủ động.

Đồng thời, Phó Tư lệnh Lục quân S.K. Singh nói với các nhà lập pháp rằng, do một công ty Israel bị liệt vào danh sách đen, một số đạn dược của xe tăng đã bị thiếu thốn, nhưng tình hình hoàn toàn không quá gây lo ngại, bởi vì hầu hết hệ thống vũ khí được dự trữ đầy đủ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp chế tạo, Ấn Độ đã đặt mua.

Trong vấn đề mua sắm máy bay huấn luyện cho Không quân, Ủy ban Thường vụ Quốc phòng được thông báo mặc dù đã bị chậm trễ, nhưng hoạt động đặt mua đang được đẩy mạnh, có thể sẽ đạt thỏa thuận vào tháng 5.

Cùng với việc 126 máy bay chiến đấu Rafale, mà Ấn Độ quyết định mua để tăng cường sức mạnh cho Không quân, đi vào hoạt động, nhu cầu đối với máy bay huấn luyện sẽ trở nên cấp bách hơn.

Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ nói, thiếu máy bay huấn luyện có nghĩa là những phi công được huấn luyện trong năm đầu tiên chỉ có thể hoàn thành huấn luyện bay 25 giờ, chứ không phải là 150 giờ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Eagle của Không quân Ấn Độ, do Anh chế tạo.


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

>> S-300V được trọng dụng trở lại ?

Quân đội Nga bất ngờ đặt mua số lượng lớn hệ thống S-300V.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V.

RIA Novosti trích dẫn lời phỏng vấn của Tổng giám đốc tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov cho biết.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Anatoli Seducov và Tổng giám đốc liên doanh Tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov trong tháng 3/2012 đã ký hợp đồng cung cấp cho Lục quân các hệ thống tên lửa phòng không S-300V4. Tương ứng với hợp đồng, ba tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300V4 đầu tiên sẽ được cung cấp và đưa vào khai thác sử dụng ở Quân khu phía Nam.

Trước đó, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Almaz – Antei là ông Igor Ashurbeili thông báo, việc sản xuất hệ thống S-300 cho quân đội Nga đã chấm dứt, trừ các hợp đồng xuất khẩu mới.

“Trong chương trình vũ khí quốc gia tới năm 2020 (GPV-2020), Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua đủ lớn các hệ thống tên lửa phòng không S-300V”, ông Mensicov nói.

Ông này nhấn mạnh thêm, các hệ thống tên lửa S-300P và S-300V là không hoàn toàn giống với nhau.

“Chúng được chế tạo để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên cơ sở phần tử khác nhau, với các giải pháp kỹ thuật khác nhau.

S-300V được sử dụng cho Phòng không Lục quân, chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch".

"Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của S-300P là bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (các tòa nhà dân sự, trung tâm kinh tế, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không của đối phương như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn, hoặc các loại đạn pháo phản lực có và không có điều khiển, thực hiện nhiệm vụ khác một cách không hoàn toàn tối ưu” – Tổng giám đốc tập đoàn Almaz - Antei nói với RIA Novosti.

“Trong khoảng thời gian dài, các tổ hợp tên lửa này đã không được quân đội đặt mua, dĩ nhiên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất. Nhưng chúng tôi có kinh nghiệm khôi phục việc sản xuất” – ông Mensicov nói thêm.

Ông Mensicov nhấn mạnh thêm, nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ sự quan tâm tới sản phẩm được thiết kế và chế tạo bởi các xí nghiệp của tập đoàn Almaz - Antei.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 là kết quả của việc hiện đại hóa sâu từ hệ thống S-300V và S-300VM. Hệ thống này có thể đảm bảo khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và mục tiêu bay với tầm xa hơn 300 km.

Theo một số thông tin, trong trang bị của quân đội Nga gồm có hơn 2.000 tổ hợp S-300 với các biến thể khác nhau. Những tổ hợp này tạo nên nền tảng của hệ thống phòng không Nga.

Theo tờ Kzgroup.ru, dựa trên các yếu tố chiến đấu mới, xe mang bệ phóng và xe theo dõi mục tiêu trên không của hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 sẽ sử dụng một khung gầm mới.

Trong điều khoản của hợp đồng đặt mua S-300V4 của Bộ Quốc phòng Nga, Almaz-Antei sẽ liên kết với nhà máy Kirov để cung cấp 40 khung gầm xe theo dõi thống nhất thực hiện trong thời gian 3 năm, năm 2012 sẽ cung cấp 12 xe, 2013 là 21 xe và năm 2014 cung cấp 7 xe còn lại.

Trong đó, chương trình chế tạo khung gầm mới vào năm 2014 có thể sẽ tăng lên đáng để để đáp ứng yêu cầu cho việc cung cấp các hợp đồng quốc phòng trong năm 2015 với ước tính cung cấp tới 72 khung gầm xe mới mỗi năm (sau năm 2015).

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã sử dụng các loại vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến nhất mà họ mới phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ đã thử nghiệm những cỗ máy UAV thô sơ của mình trong chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh một chiếc UAV QH-50 trên tàu khu trục USS Allen M. Sumner tham chiến từ tháng 4 đến tháng 6/1967.

Trong số đó có cả dự án nghiên cứu máy bay không người lái của Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến.

Việt Nam được Mỹ coi là chiến trường thực tế để Mỹ thử nghiệm các vũ khí mới, cũng như điều chỉnh các dự án nghiên cứu đầy tham vọng của Lầu Năm Góc.

Một phần của những sửa đổi này vẫn là bí ẩn lịch sử, trong khi một số thử nghiệm đã may mắn trở thành những người sáng lập của một xu hướng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Và ở đây không chỉ nói về những phương tiện vận tải với áo giáp và vũ khí. Một trong những phương tiện bay chiến đấu không người lái đầu tiên của thế giới cũng xuất hiện trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Những cỗ máy không người lái đầu tiên xuất hiện vào cuối thập niên 1940. Khi đó, các quốc gia hàng đầu thế giới đang bận rộn với việc phát triển loại máy bay trực thăng và xác định vị trí của nó trong chiến tranh hiện đại. Ví dụ, vào năm 1947 ở Liên Xô lần đầu tiên máy bay trực thăng Ka-8 đã có chuyến bay thành công.

Các dự án tương tự như vậy cũng xuất hiện ở phía bên kia bờ đại dương, nhưng trong sô vô vàn những con "chuồn chuồn" siêu nhẹ mà người Mỹ đã tạo ra, có một sản phẩm mà Liên Xô đặc biệt quan tâm đó là XRON-1 Rotorcycle do công ty Gyrodyne chế tạo.

Người Mỹ đã lên kế hoạch cỗ máy này sẽ được sử dụng cho Hải quân để tìm kiếm kẻ thù, ... Nhưng vào thời điểm đó Quân đội Mỹ đã có gần như đầy đủ các loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm, ngay cả khi chuyển đổi từ mô hình "cơ bản". Vì vậy, chỉ có 10 mẫu XRON-1 được chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
XRON-1 Rotorcycle trong giai đoạn thử nghiệm

Công ty Gyrodyne dường như đã rất thất vọng, bởi 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của XRON-1 Rotorcycle, vào năm 1959 một UAV khác đã được cất cánh, mà sau đó cỗ máy này được gọi là DSN-1.

Việc tạo ra một trực thăng điều khiển bằng radio được bắt đầu từ lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, và chương trình này được gọi là DASH.

Đầu tiên, Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ muốn có được một cỗ máy trinh sát không người lái, nhưng sau đó yêu cầu đã được thay đổi, và DSN đã nhận được những chi tiết mới, đó là khả năng truyền dữ liệu về trung tâm. Ngay sau đó tất cả những UAV nghiên cứu theo hướng này đều được đổi tên thành QH-50.

http://nghiadx.blogspot.com
DSN-1 thực nghiệm trên biển

Đề tài này cũng đã nhận được sự quan tâm của cả Hải quân. Nhưng họ không muốn chỉ dừng lại ở mục đích trinh sát, mà yêu cầu thiết bị này phải có khả năng tìm kiếm tàu ​​ngầm đối phương vượt quá giới hạn của các thiết bị hiện có trên tàu chiến.

Sau đó, Hải quân yêu cầu một biến thể UAV có thể mang theo một quả ngư lôi. Nhưng vì một số nguyên nhân, tất cả những cỗ máy này, dù đã được chế tạo hoàn chỉnh, phần lớn đã không thể bay được.

Lúc này đã xuất hiện các chỉ trích cho rằng, có phi công thì nhiệm vụ sẽ được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn, và đương nhiên cũng cho kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, thiết bị vô tuyến vẫn còn lỗi, dẫn đến nhiều chiếc trực thăng không người lái vào thời điểm đó đã bị rơi, vì vậy người ta đã từ chối sử dụng.

Hẳn nhiên chẳng có vị chỉ huy nào muốn vào thời điểm quan trọng một quả ngư lôi được thả xuống nước cùng với một cỗ máy. Do đó, thời điểm này người ta đã quyết định giới hạn nó chỉ ở mục đích tìm kiếm, trinh sát.

Có thể nói Gyrodyne và các nhà đặt hàng đã có một vài năm thú vị với những phần công việc khá lý thú.

Vào cuối tháng 9/1967, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cần đến một một loại công cụ cho phép giám sát tình hình trên phần lãnh thổ được ủy thác. Một lần họ không muốn theo đuổi phương án sử dụng máy bay hoặc trực thăng, mà dành sự quan tâm đối với máy bay không người lái với số lượng không nhỏ.

Đến tháng 9/1967, để phù hợp với nhiệm vụ hiện hành, QH-50 được trang bị thiết bị truyền hình. Nhưng điều này ở Thủy Quân Lục Chiến được coi là không đủ, và ngày 28/9/1967 của cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến ARPA (sau này là DARPA) đã phát động một thiết kế mang tính cách mạng vào thời điểm đó là Blow Low. Mục đích của dự án là tạo ra các máy bay không người lái cả các tính năng tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiếc UAV QH-50S nỗi khiếp đảm với chính người Mỹ

Đầu tiên, người ta thử treo trên súng M-60 trên UAV QH-50. Các màn trình diễn thật ấn tượng, nhưng tính chính xác, nói một cách nhẹ nhàng, là không có.

Sau đó họ đã cố gắng thay thế chất lượng bằng số lượng – bằng cách sử dụng súng máy M134 minigun. Kết quả không chỉ là gây ấn tượng, mà còn là nỗi khiếp đảm khó tưởng tượng, không chỉ các mục tiêu tiềm năng, mà còn cả người điều khiển UAV- cũng bị nguy hiểm. Và ngay cả bộ phận nạp đạn cũng có vấn đề: cơ số đạn mà QH-50 có thể mang chỉ đủ cho một vài lần bắn.

Ngoài ra, với phương án sử dụng "minigun" đã phải bỏ đi các thiết bị truyền hình, tất cả vấn đề nằm ở khả năng tải trọng có hạn của UAV, mà vào thời điểm đó không cho phép có nhiều lựa chọn tốt cùng lúc.

Thậm chí theo yêu cầu của hải quân, người ta đã tích hợp cho QH-50 cả ngư Mk43 và Mk44. Nhưng tất cả những gì vượt quá trọng tải cho phép đều là không thể và làm cho thiết bị trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể UAV QH-50 được trang bị hai quả ngư lôi

Sau khi thử một số phương án vũ khí, Gyrodyne và ARPA xác nhận sử dụng bộ đôi UAV QH-50, trong đó một chiếc làm nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu, chiếc khác trang bị vũ khí tiêu diệt mục tiêu, là phương án hiệu quả hơn cả.

Các vũ khí thuận tiện và phù hợp nhất cho UAV, lần lượt được xác nhận, gồm hai phương án: hai bộ rocket Hydra-70 và súng phóng lựu. Trong trường hợp thứ hai dưới bụng của QH-50 người ta đã thay gá súng type M5 bằng súng phóng lựu tự động XM129 40-mm.

Ngoài ra, chúng còn được bổ sung thêm hai bộ phóng bom chùm XM18. Một trong những cải tiến mới nhất đối với QH-50 là giá treo hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser, nhưng cải tiến này không được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
"Nguy hiểm" và cồng kềnh

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ đã đóng băng các dự án UAV của mình. Những cỗ máy này bị xếp vào kho, trong khi vũ khí và thiết bị truyền hình được tách ra và sử dụng vào mục đích khác.

Bấy giờ QH-50 đã được sử dụng làm bia mục tiêu cho việc đào tạo các phi công Mỹ. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ kéo dài một thời gian.

Đến giữa những năm 1980, do việc mua những loại bia mục tiêu chuyên biệt dành cho huấn luyện phi công có giá rẻ hơn nhiều so với trước, nên UAV QH-50 còn lại được thu hồi và cất vào kho.

http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ luôn đi trước thế giới về công nghệ UAV

Tuy nhiên, các thiết bị điều khiển vô tuyến trên tất cả các biến thể máy bay không người lái gần như không thay đổi, mà người ta chỉ tăng tầm hoạt động xa hơn, từ 35 đến 130 km ở các mẫu sau này.

Ngoài ra lực lượng hải quân tại thời điểm đó đã yêu cầu tiến hành thiết lập bảng điều khiển thứ hai đối với thiết bị này. Theo đề nghị của họ, một bảng điều khiển phải được đặt trên boong, và bảng thứ hai đặt tại Trung tâm chỉ huy (Command Post). Đây là giải pháp hợp lý, bởi vì các thông tin từ máy bay không người lái sẽ nhanh chóng được gửi tới nơi cần thiết nhất.

Ngoài ra, còn một điều thú vị nữa là tất cả các biến thể trực thăng cũng như UAV QH-50 ở thời điểm đó đã không có vỏ bọc thân và đều bay với động cơ lộ ra ngoài.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang