Có những chiếc tàu ngầm làm từ máng lợn, hay có hình dáng như một con trai. Đặc biệt, trong số các tàu ngầm này có một chiếc do người Việt Nam thiết kế.
Toàn thân được sơn vàng, Scubster giống như quả rocket. Trình làng trong Green Air Show tại Paris tháng 6/2010, một nhóm nghiên cứu người Pháp đã chế tạo thành công một chiếc tàu lặn độc đáo Scubster có hình thon dài như rocket. Điểm đặc biệt, người thiết kế ra nó là một người Việt Nam, có tên Trương Minh Lộc. Toàn thân được sơn vàng, Scubster có chiều dài 4,2 m, rộng 2,4 m và cao 1,5 m. Tàu ngầm hoạt động dựa trên hệ thống bàn đạp nối với chân vịt ở bên, kết nối nhờ bánh răng và dây curoa. Vận tốc tối đa của Scubster là 10 km/h. Để có thể di chuyển hướng lên, xuống, rẽ phải hay rẽ trái, nhà thiết kế Minh Lộc đã tạo ra một hệ thống điều khiển trong khoang lái khá đơn giản và dễ sử dụng. Con tàu được thiết kế để tham gia cuộc đua tàu ngầm quốc tế vào tháng 6/2011 tại bang Maryland (Mỹ), tại Trung tâm Nghiên cứu chiến tranh trên biển của hải quân Mỹ. Tàu ngầm máng lợn Chiếc tàu từ máng lợn cũ đã lặn thành công 15 phút trong lần thử đầu tiên. Cậu bé 14 tuổi, Aaron Kreier tại bang Thurgau, Thụy Sĩ đã làm kinh ngạc nhiều người khi chế tạo thành công một chiếc tàu ngầm có thể hoạt động thực, chỉ từ một cái máng lợn cũ. Vốn có niềm đam mê với hải quân từ nhỏ, năm 10 tuổi, cậu đã chế tạo được một chiếc tàu nạp điện bằng bàn đạp từ những vật liệu cũ trong kho của gia đình. Chiếc tàu ngầm máng lợn của cậu được sự cho phép của cảnh sát cảng, được thử nghiệm tại bến cảng Arbon. Cậu đã khiến mọi người thán phục khi cho tàu ngầm hoạt động trong 15 phút liên tục. Cậu dự định sẽ sử dụng chiếc tàu ngầm để thám hiểm vùng nước ngầm ở hồ Constance, một địa điểm “lý thú và kỳ bí” với cậu từ nhỏ. Tàu ngầm xa xỉ Với thiết kế tiện nghi, con tàu có giá "sốc' là 2,7 triệu USD. Xứng đáng với đánh giá xa xỉ, để sở hữu một chiếc tàu ngầm VAS Nautilus, bạn phải bỏ ra tới 2,7 triệu USD, một con số không hề nhỏ. Được thiết kế từ phiên bản tàu ngầm Nautilus quân sự, chiếc tàu ngầm đặc biệt ở khả năng trang bị Diver Lockout, cho phép bạn có thể thoát ra khỏi tàu ngầm khi đang ở dưới nước. Phiên bản Mk II của VAS có thể chở 5 hành khách với vận tốc 11,1 km/h. Điểm khác biệt của chiếc tàu ngầm xa xỉ là được trang bị nhà vệ sinh riêng, quầy bar mini, máy chơi nhạc và video, những tấm kính trong suốt để khách có thể quan sát khung cảnh bên ngoài tàu ngầm khi lặn dưới đáy biển. Tàu ngầm Trilobis 65 Những chiếc tàu ngầm Trilobis có thể gắn với nhau tạo thành quần đảo. Có hình dạng một con trai, tàu ngầm Trilobis với chiều dài 20 m do nhà thiết kế Giancarlo Zema sáng tạo, với mục đích tạo một nơi ở cho khoảng 6 người dưới biển, có dạng nửa chìm nửa nổi. Theo các đánh giá, loại tàu này rất lí tưởng cho việc sống ở các vịnh, đảo san hô hay công viên đại dương. Thiết kế của Trilobis 65 gồm 4 tầng riêng rẽ, nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc. Tầng trên cùng ở độ 1,4 m trên mực nước biển, cho phép hoạt động, ra vào thoải mái. Tầng kế tiếp nằm bên dưới mực nước biển 0,8 m, ở dạng bán chìm, sử dụng như là khu ban đêm. Còn hai tầng bên dưới, cách mặt nước 3 m, hoàn toàn chìm, sử dụng là phòng quan sát và khu vực riêng tư. Hình dạng của Trilobis cho phép việc kết nối nhiều tàu ngầm với nhau tạo thành một khu vực liên đảo hình khuyên. Tên của tàu ngầm bắt nguồn từ Trilobiti, tên loại sinh vật nhỏ bé sống dưới biển cách đây 500 triệu năm. Nguồn năng lượng để cấp cho hoạt động của Trilobis 65 là hydro, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và diesel. Khả năng di chuyển của Trilobis có thể đạt tới 12 km/h. Tàu ngầm Nautilus thu nhỏ Chiếc tàu ngầm giống như trong truyện đến từng chi tiết. Tác giả Jules Verne, cha đẻ của cuốn truyện phiêu lưu “2 vạn dặm dưới đáy biển” chắc chắn sẽ ngạc nhiên với chiếc tàu ngầm Nautilus này. Bob Martin, người thiết kế và chế tạo chiếc tàu ngầm dưới dạng bản sao của Nautilus, dựa trên mẫu tàu mà Disney đã làm cho bộ phim hoạt hình của họ, với tỉ lệ xích là 1:32. Chiếc tàu được điều khiển từ xa qua sóng radio. Martin đã phải rất cần mẫn và tỉ mĩ để dựng lại từng chi tiết nhỏ nhất về thiế kế cũng như chức năng của tàu, từ hệ thống xi lanh kín nước cho tới các bình đựng chất nén để tàu có thể lặn, hệ thống điều khiển theo cơ cấu tự động. Tàu được nạp điện nhờ pin lithium ion. |
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
>> 10 chiếc tàu ngầm 'dị hợm' (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét