Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Tại sao RPG-7 hạ được trực thăng NATO?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Tại sao RPG-7 hạ được trực thăng NATO?



Cho đến tháng 6 năm nay, khẩu súng phóng lựu chống tăng RPG-7 đã phục vụ trong quân đội Liên Xô và rất nhiều nước được tròn 50 năm.


http://nghiadx.blogspot.com

Cấu tạo đạn PG-7V, loại đạn đầu tiên sử dụng cho súng phóng lựu chống tăng RPG-7.


Trong suốt 50 năm, RPG-7 đã tham chiến trên rất nhiều chiến trường như Việt Nam, Trung Đông, Afghanistan... và đã chứng minh tính hiệu quả rất cao.

Ra đời năm 1961 với đầu đạn cỡ 85 mm PG-7V với khả năng xuyên giáp 260 mm đánh bại tất cả các xe tăng đương thời của phương Tây như M-48 Patton ( giáp 120 mm), M-60 (giáp 155 mm) hay Leopard 1 ( giáp 70 mm).

Về các thông số khác, súng RPG-7 có chiều dài 96 cm (riêng thân súng chưa có đạn), 133,5 cm (đã lắp đạn) và có khối lượng 6,6 kg (chưa kèm đạn). Tầm bắn hiệu quả được ghi trên kính ngắm của súng đạt 500 mét, tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bắn cao nhất trên chiến trường, RPG-7 thường được các xạ thủ bắn mục tiêu từ khoảng cách 300 mét trở xuống.

Đạn PG-7 được trang bị 2 động cơ tên lửa. Động cơ nhỏ thứ nhất giúp đẩy đầu đạn ra khỏi ống phóng với vận tốc 117 m/giây. Sau khi đầu đạn đi được 11m, động cơ chính sẽ khởi động và tăng tốc đầu đạn tới vận tốc tối đa 294 m/giây.

Cơ chế này giúp bảo vệ người lính khỏi luồng phản lực của đầu đạn. Một số loại súng phóng lựu chống tăng khác như Panzerschreck không có cơ chế này nên súng phải trang bị thêm một tấm khiên lớn, khiến thân súng trở nên rất cồng kềnh và nặng nề.

Ngoài đạn chống tăng thông thường PG-7V, hiện nay, RPG-7 cũng được trang bị một số loại đạn khác như đạn chống tăng PG-7VL với khả năng xuyên giáp 500 mm; đạn tandem chống tăng PG-7VR với hai đầu nổ để chống lại giáp phản ứng nổ với khả năng xuyên giáp 600 mm sau giáp phản ứng, đạn OG-7V chống bộ binh với bán kính sát thương 7 mét từ điểm nổ và đạn nhiệt áp TBG-7.


http://nghiadx.blogspot.com

Các loại đạn được sử dụng cho RPG-7 (Thứ 1 đến thứ 4 từ trái sang: PG-7VR, PG-7VL, TBG-7V và OG-7V)

Thước ngắm trên kính ngắm RPG-7 có thể cho phép xạ thủ đón bắn các phương tiện có vận tốc 32 km/h hay bắn trong điều kiện gió ngang tốc độ 18 km/h.

Ngoài kính ngắm PGO-7, súng phóng lựu cá nhân RPG-7 có thể được bắn bằng thước ngắm cơ khí thông thường, kính nhìn đêm hồng ngoại NSP-2 với tầm hiệu quả 150 - 200m hay kính ngắm đêm khuếch đại ánh sáng yếu PGN-1 với tầm hiệu quả 400m.


http://nghiadx.blogspot.com

Súng phóng lựu RPG-7 với thiết bị ngắm hiện đại.


Đầu đạn PG-7V sẽ tự phát nổ nhờ cơ chế tự hủy sau 4,5 giây bay hay khi đạt đến khoảng cách 900m. Đây là cơ chế giúp RPG-7 chống lại các loại lưới thép chống đạn phóng lựu vốn có thể vô hiệu hóa đạn của súng phóng lựu RPG-2.

Trong các cuộc chiến tranh bất đối xứng, thậm chí RPG-7 được sử dụng chống lại các loại máy bay trực thăng. Do chỉ là loại rocket không điều khiển (có thể gọi nôm na là rocket "ngu") với tầm bắn hạn chế, RPG-7 có xác suất bắn máy bay không cao nhưng với một số chiến thuật và cải tiến, RPG-7 có thể khiến những phi công lái máy bay trực thăng không thể coi thường. Thông thường, các xạ thủ bắn RPG-7 sẽ phục kích ở các bãi đổ quân để tấn công lúc máy bay trực thăng đối phương hạ cánh để đổ quân hay chuẩn bị cất cánh.

Trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh tại Afghanistan của Liên Xô, các chiến binh Mujahideen khi đó chưa được trang bị các loại tên lửa vác vai Stinger đã sử dụng RPG-7 để chống lại trực thăng Liên Xô.

Thông thường, khi bắn súng RPG-7, cần một khoảng trống ít nhất 2m phía sau súng để luồng phản lực không làm tổn thương xạ thủ, nên lực lượng này không thể dùng RPG-7 để bắn các mục tiêu trên cao, nhất là ở tư thế nằm hoặc đứng bắn từ hố cá nhân.

Khắc phục điểm yếu này, các chiến binh Mujahideen đã thêm một ống dẫn luồng vào phía sau súng, giúp lái luồng phản lực đi hướng khác giúp họ có thể bắn các trực thăng Liên Xô ở tư thế nằm và từ các hố cá nhân,


http://nghiadx.blogspot.com

Chiến thuật bắn máy bay trực thăng bằng súng phóng lựu chống tăng RPG-7.


Ngoài ra, cơ chế tự hủy ở khoảng cách 900m của đầu đạn PG-7V cũng được sử dụng hữu hiệu để chống lại các trực thăng.

Khi trực thăng đối phương bay vào tầm khoảng 900m, các tay súng sẽ bắn đạn RPG-7 từ mọi phía về trực thăng khiến tạo ra một màn mảnh đạn hạ gục nó. Chiến thuật này đã được sử dụng rất hữu hiệu tại các cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan hay của Nga tại Chesnia sau này.

Trực thăng của quân đội Mỹ cũng được “nềm mùi” RPG-7 tại Mogadishu, Somalia hay trong cuộc chiến sau này tại Afghanistan. Taliban vừa công bố đã hạ một máy bay chở quân hiện đại MH-47E của Mỹ bằng loại RPG-7 cải tiến.

Dù hiện nay, đã có rất nhiều loại súng phóng lựu và tên lửa chống tăng hiện đại ra đời, RPG-7 vẫn là “khẩu pháo cá nhân” rất hiệu quả trong tay binh sĩ các nước, đặc biệt tại những nước có ngân sách không được rộng rãi cho lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang