Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Lý Quang Diệu bàn về 'sự thách thức từ TQ'

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

>> Lý Quang Diệu bàn về 'sự thách thức từ TQ'



Bài phân tích "Thách thức ở Thái Bình Dương: Sự trỗi dậy của Trung Quốc" của nguyên thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được đăng tải trên tạp chí Forbes.

Trong suốt hơn nửa thập kỷ qua – kể từ khi cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc vào năm 1953 và chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1975 kết thúc – sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương được nhiều người đánh giá là đã mang lại sự ổn định và an ninh cho khu vực. Đây cũng là động lực kích thích phát triển kinh tế với nhiều nguồn đầu tư và thương mại. Singapore là một ví dụ điển hình. Từ những năm 1960, Đảo quốc Sư tử này đã có những sự phát triển nhanh chóng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 974 triệu USD vào năm 1965 lên 223 tỷ USD vào năm 2010. Trong cùng giai đoạn, thu nhập đầu người tăng từ 516 USD lên gần 44.000 USD.

http://nghiadx.blogspot.com

Ông Lý Quang Diệu.


Tuy nhiên, vị trí thống trị của Mỹ trong khu vực đang gặp phải thách thức lớn từ phía Trung Quốc, một đất nước mà sự tăng trưởng về kinh tế thời gian qua được đánh giá là sự kiện ấn tượng nhất của thế kỷ 21. Với sự kết thúc của cuộc Cách mạng văn hóa (1966-76), thời kỳ khó khăn triền miên của Mao Trạch Đông nhằm tạo ra một sự nhiệt tình cách mạng mang tính bất diệt đã dần đi vào quên lãng. Chính Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa thực dụng vốn được ví như kiến trúc sư của những cải cách kinh tế ở Trung Quốc, mới được coi là người phục lại sự ổn định và phát triển của đất nước này. Khi còn là Phó thủ tướng, ông này đã từng có chuyến thăm Singapore vào năm 1978. Đây là chuyến thăm bổ ích vì ở đây, ông đã khám phá ra lý do tại sao một hòn đảo không có tài nguyên thiên nhiên như Singapore lại có thể phát triển nhanh chóng nhờ vào việc bắt tay hợp tác với các nước phát triển, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và thiết lập các trung tâm hậu cần và ngành dịch vụ, trong đó bao gồm những dịch vụ tài chính tối quan trọng.

Khi Đặng Tiểu Bình trở về Trung Quốc vào tháng 12, Chính phủ Trung Quốc đã cho thông qua chính sách “mở cửa”. Đây là tiền đề cho việc hình thành bốn đặc khu kinh tế ven biển vào năm 1980, trong đó đầu tư nước ngoài và tự do thương mại được khuyến khích. Các đặc khu kinh tế này đã mang lại những thành công to lớn cho nền kinh tế TQ và là động lực để thủ tướng Chu Dung Cơ đưa ra chính sách mở cửa đất nước nhằm thu hút đầu tư và thương mại vào năm 2001, thời điểm Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Mỹ hiện nay đang phải đối mặt với một Trung Quốc mà theo dự đoán GDP của nước này có thể sẽ vượt qua Mỹ trong vòng 20 năm tới. Nhiều người cho rằng, Mỹ nên chào đón Trung Quốc để nước này tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của thế giới, đặc biệt là việc giải quyết vấn nạn nghèo đói của các nước đang phát triển.

Mỹ và Trung Quốc cũng đã thiết lập Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung nhằm đưa ra các biện pháp chống lại sự cạnh tranh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mỗi nước cũng chủ động tìm kiếm đồng minh ở khu vực, trong khi vẫn tái khẳng định cam kết về một mối quan hệ bền chặt và hợp tác. Mỹ đã và đang tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Trong khi đó, mặc dù Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tỏ ra quan ngại trước những tham vọng và sự cương quyết của Trung Quốc, nhưng các nước này cũng muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc.

Các chuyên gia còn cho rằng, để đi đến sự ổn định ở Thái Bình Dương sẽ cần phải có một sự cân bằng về quyền lực, khi mà Mỹ và Nhật ở cùng một phe trong khi Trung Quốc lại ở một phe khác. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là một trong những nước mới nổi đáng chú ý nhất tại khu vực. Dân số Ấn Độ hiện nay vào khoảng 1,2 tỷ người và sẽ dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong khoảng 20 năm nữa. Tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ thời gian vừa qua khá ấn tượng, và cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, trung tâm kinh tế sẽ dần chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Thương mại và đầu từ giữa Mỹ và các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Ấn Độ) sẽ vượt qua thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Châu Âu.

Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cần phải tiếp cận thị trường, thương mại, đầu tư, công nghệ cũng như xã hội mở và các trung tâm giáo dục đại học của Mỹ. Trung Quốc đưa hàng nghìn nhân tài tới Mỹ để nghiên cứu, sống và làm việc tại các viện nghiên cứu của Mỹ. Nước này muốn thiết lập những viện tương tự, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng sẽ phải mất hàng thập kỷ mới có thể theo kịp Mỹ.

Năm 1949, sau 250 năm hỗn loạn, Mao Trạch Đông đã thống nhất Trung Quốc và tuyên bố “Người Trung Quốc đã đứng lên”. Nếu Trung Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 10% mỗi năm thì nước này sẽ sớm vươn lên ngang hàng cán cân quyền lực với các nước lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang