Đài Loan đã khoe biến thể của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III ngay sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tàu sân bay.
Tên lửa Hùng Phong-III được giới thiệu tại triển lãm TADTE, phía sau là pano quảng cáo tên lửa này đang đánh chìm một tàu sân bay (ảnh: CNA) Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang dõi theo từng bước tiến triển của tàu sân bay Thi Lang. Sự kiện tàu sân bay Thi Lang rẽ những bước sóng đầu tiên bằng tàu kéo đánh dấu một cột mốc quan trong trọng lộ trình sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hôm qua 10/8, Đài Loan cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu khá hoành tráng về một tên lửa chống tàu mới tại Triển lãm công nghệ quốc phòng Đài Loan TADTE được tổ chức tại Đài Bắc. Loại tên lửa mới được giới thiệu chính là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III. Gian hàng trưng bày tên lửa Hùng Phong-III được bố trí ngay tại vị trí nổi bật nhất trong triển lãm. Các phóng viên cũng như khách tham quan đã có được một cái nhìn đầy đủ nhất về tên lửa chống tàu mới này, ít nhất là hình dáng khí động học đầy đủ của tên lửa. Tập trung đánh thủng đáy tàu Hùng Phong-III là một tên lửa chống tàu siêu âm, có thể triển khai hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. Có thể phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ tàu khu trục. Tên lửa có tầm bắn tối đa là 300km. Tên lửa được phát triển tại Viện khoa học công nghệ Trung Sơn (Chung Shan) CSIST, được khởi xướng từ năm 1995, bắt đầu sản xuất vào năm 2007, dự định chính thức đưa vào trang bị trong năm 2012. Tên lửa này được giới thiệu là có công nghệ phát triển khá hiện đại, tên lửa sử dụng radar chủ động băng tần X cải tiến khả năng bắm bắt và xử lý mục tiêu. Thời gian phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu tốt hơn so với biến thể Hùng Phong-II. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 225kg, với ngòi nổ thông minh, đầu đạn được thiết kế với lực nổ có định hướng. Theo đó, ngòi nổ thông minh sẽ kích hoạt đầu đạn và hướng toàn bộ sức mạnh của vụ nổ xuống phía dưới sau khi tên lửa đã xuyên thủng qua vỏ tàu. Các nhà thiết kế của Đài Loan cho rằng, kiểu thiết kế này sẽ phát huy tối đa sức mạnh của đầu đạn, hướng vụ nổ để đánh thủng đáy tàu là cách nhanh nhất để nhấm chìm bất kỳ tàu chiến nào. Sản xuất ít nhất 900 tên lửa Hùng Phong-III Ban đầu tên lửa được thiết kế với tầm bắn tối đa là 300km, nhưng thực tế tên lửa chỉ đạt được tầm bắn tối đa là 130km, các nhà thiết kế đã phải giảm khối lượng của đầu đạn từ 225kg xuống còn 120kg để tăng tầm bắn. Khi các phóng viên tham dự triển lãm đặt câu hỏi, có bao nhiêu tên lửa sẽ được sản xuất và triển khai trong thời gian tới. Ông Chiang Wu-ing, Phó giám đốc chương trình Hùng Phong tại CSIST đã từ chối xác nhận điều này. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin không chính thức, Đài Loan sẽ sản xuất và đưa vào trang bị khoảng 900 tên lửa Hùng Phong-III. Buổi giới thiệu trước công chúng khá hoành tráng này cũng úp mở cho thấy mục tiêu của chương trình phát triển tên lửa này không nằm ngoài mục đích đối trọng lại với sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang được cải tạo lại từ tàu sân bay Varyag của Ukraine. Nhìn nhận về sự phát triển của tên lửa chống hạm Hùng Phong-III, một số ý kiến tại Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-III sẽ là một “sát thủ” đối với tàu sân bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các lần thử nghiệm thực tế, không ít lần tên lửa này bắn trượt mục tiêu. |
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
>> Trấn an tinh thần bằng tên lửa Hùng Phong
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét