Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Vì sao Mig-35 thất bại tại Ấn Độ?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

>> Vì sao Mig-35 thất bại tại Ấn Độ?



Động cơ thiếu lực đẩy, tầm phát hiện mục tiêu của radar bị hạn chế đó là 2 nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Mig-35 tại Ấn Độ.


Trong chương trình đấu thấu cùng cấp 126 chiến đấu cơ mới cho không quân Ấn Độ, chương trình MMCRA. MiG-35 được xem là ứng cử viên hàng đầu cho người thắng cuộc. Bởi lẽ không quân Ấn Độ đang sở hữu một phi đội Su-30MKI hùng hậu, cùng với đó là các tiêm kích MiG-29K sẽ được trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya, sự có mặt của MiG-35 xem như là một sự hoàn thiện cho năng lực của không quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com

Radar Zhuk-MAE đã không nhận được sự quan tâm của Không quân Ấn Độ đồng nghĩa với sự thất bại của MiG-35.



Bên cạnh đó, đường lối quân sự mà Ấn Độ đang xây dựng có phần ảnh hưởng không nhỏ từ đường lối quân sự của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Mua vũ khí từ Nga vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của New Delhi.

Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, MiG-35 lại là một trong những ứng viên đầu tiên phải chào từ biệt cuộc đua trong chương trình MMCRA.

Trong bản phản hồi của Không quân Ấn Độ đến Rosboronexport của Nga cho biết: Radar Zhuk –MAE tuy là một radar quét mảng pha điện tử, radar AESA, tuy nhiên tầm phát hiện mục tiêu thực tế của radar này không đạt được như trong hồ sơ dự thầu mà Rosboronexport cung cấp cho không quân Ấn Độ. Động cơ Klimov RD-33MK cũng không đạt được hiệu suất lực đẩy theo yêu cầu của không quân Ấn Độ.

Phát biểu với các phương tiện truyền thông hôm 3/8, Vladimir Barkovsky trưởng bộ phận kỷ thuật của hãng Mikoyan cho biết, trong bản phản hồi gửi cho phía Ấn Độ, hãng đã đề xuất thay thế động cơ Klimov RD-33MK bằng một động cơ khác có hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên không quân Ấn Độ đã từ chối đề nghị này.

Dù động cơ RD-33MK không đạt được yêu cầu của không quân Ấn Độ để sử dụng cho MiG-35. Tuy nhiên động cơ này lại đạt được tất cả các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ sử dụng trên Mig-29K. Điều đó cũng cho thấy một sự chênh lệch khá lớn trong yêu cầu kỷ thuật của các hệ thống vũ khí giữa Không quân và Hải quân Ấn Độ.

Trưởng bộ phận kỷ thuật Barkovsky cho rằng, bản thân radar Zhuk-MAE lắp đặt trong chiếc MiG-35 mang đến chào hàng tại Ấn Độ chỉ là một mẫu thử nghiệm, chưa bước vào giai đoạn sản xuất loạt. “Chúng tôi đã có thông báo cho Ủy ban đấu thầu và đơn vị thử nghiệm thực tế, rằng trong tương lai chúng tôi sẽ cung cấp radar có tầm phát hiện mục tiêu xa hơn so với hiện tại”, ông nói.

Ông cũng lên tiếng ám chỉ rằng tiêm kích đang đứng trước cơ hội thắng thầu là EF-2000 Typhoon không được trang bị radar AESA, “trong khi người Nga đang chứng minh radar sẽ trang bị cho máy bay của không quân Ấn Độ là một radar AESA, thì Eurofighter lại giới thiệu radar trên máy bay tiêm kích như radar của một chiếc trực thăng”.

Radar của MiG-35 và EF-2000 Typhoon

Theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ, các máy bay tham dự trong chương trình MMCRA phải được trang bị radar ASEA. Mig-35 được trang bị radar quét mảng pha điện tử linh hoạt Zhuk-MAE, đây là phiên bản xuất khẩu của radar Zhuk-AE.


http://nghiadx.blogspot.com

Captor-E tuy chưa chính thức được trang bị nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của không quân Ấn Độ. Cùng với đó là cơ hội thắng thầu rất lớn cho EF-2000 Typhoon.


Zhuk-MAE là một radar quét mảng pha điện tử chủ động, sử dụng 4 kênh modun thu phát tín hiệu, năng lượng được tạo ra cho mỗi kênh là 5 watt. Radar này được làm mát bằng chất lỏng, nếu một trong các bộ thu phát tín hiệu của nó quá nóng, nó sẽ được tắt bằng máy tính điều khiển của radar cho đến khi nguội hẳn.

Radar Zhuk-MAE có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở cự ly 130km với diện tích phản hồi radar là 5m2, 200km với các mục tiêu cỡ tàu khu trục, khả năng phát hiện các mục tiêu phía sau là 50km, theo dõi 30 mục tiêu cùng lúc.

Radar có khả năng theo dõi trong khi đang quét, Zhuk-MAE có thể cung cấp dẫn hướng cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

Zhuk-MAE cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc. Radar có khả năng lập bản đồ địa hình với độ phân giải là 3x3m. Biến thể nâng cấp của Zhuk-MAE là FGA-35 được giới thiệu là có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 200km, theo dõi 60 mục tiêu cùng lúc, lập bản đồ địa hình với độ phân giải hình ảnh là 1x1m.

EF-2000 Typhoon cũng sẽ được trang bị một radar ASEA là Captor-E, tuy nhiên, hiện tại radar này đang trong giai đoạn phát triển, thông số kỹ thuật của radar này vẫn chưa được thông báo.

Tầm phát hiện mục tiêu của radar Captor-E vẫn chưa được công bố, nhưng theo một số thông tin từ trang web của Euroradar. Điểm mạnh của radar Captor-E nằm ở bộ vi xử lý “back-end”.

Captor-E có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.

Kết luận

Với những thông tin đang có, thật khó để có thể để kết luận radar nào tốt hơn radar nào, nhưng sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về những đánh giá của Không quân Ấn Độ. Zhuk-MAE cùng với MiG-35 đã thất bại ngay lần "ra quân" đầu tiên, ít nhất là dưới con mắt đánh giá của các chuyên gia quân sự Ấn Độ.

Dù chính thức bị loại trong cuộc đua MMCRA, nhưng trưởng bộ phận kỷ thuật Barkovsky của Mikoyan vẫn tự tin tuyên bố rằng, hãng sẽ tiếp tục xúc tiến việc giới thiệu MiG-35 cho các khách hàng tiềm năng tiếp theo. Suy cho cùng không phải ai cũng có cách nhìn nhận giống nhau về một hệ thống vũ khí nào đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang