Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Khí tài quang-điện tử 'được mùa'

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Khí tài quang-điện tử 'được mùa'



Giới quân sự sẽ chứng kiến sự phát triển của các công ty trong lĩnh vực quang-điện tử trang bị cho các phương tiện cơ giới.


Cụ thể, các chương trình này được khởi xướng bởi NATO nhằm đáp ứng yêu cầu từ các chiến dịch quân sự ở Afghanistan. Các khí quang - điện tử gắn trên phương tiện cơ giới sẽ được đặt mua với con số hàng nghìn.

Phân tích mới từ Frost & Sullivan dự đoán, tổng giá trị của thị trường này có thể lên tới 30,77 tỷ USD trong giai đoạn từ 2010-2016.

Con số này bao gồm các cơ sở vật chất quang-điện tử gắn trên phương tiện cơ giới và cá nhân người lính.

Giám đốc chương trình Frost & Sullivan, Balaji Srimoolanathan, cho biết: “Thị trường quang-điện tử trên bộ được cho là không chịu nhiều tác động khi cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Dù các thiết bị quang-điện tử cá nhân được đặt hàng với số lượng lớn nhưng phần lớn doanh thu lại đến từ các giải pháp quang - điện tử tích hợp trên các phương tiện cơ giới”.

Khả năng trinh sát, giám sát và săn đuổi mục tiêu (RSTA) đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong tác chiến công nghệ cao nhằm phát hiện, ngăn chặn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào từ nhiều hướng khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe trinh sát bộ binh Fennek của Đức được trang bị các thiết bị quang-điện tử. Ảnh: Defpro

Các giải pháp quang-điện tử trên bộ sẽ được thử nghiệm trước các giải pháp trên không và trên biển trong tương lai gần. “Tuy nhiên, nhu cầu cho các thiết bị trinh sát hàng hải cũng tăng mạnh để đáp ứng các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Nga, Hàn Quốc và những nước có quy trình hiện đại hóa hạm đội lớn”, ông Srimoolanathan nói.

Nhu cầu sở hữu khí tài quang-điện tử cá nhân được dự đoán sẽ tăng gấp 10 lần trong 5 năm tới.

“Có sự phân cách lớn giữa thị trường và các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Ấn Độ, các nước Trung Đông và một vài nước ở Đông Âu. Tìm hiểu và đoán trước nhu cầu của các quốc gia này là một thách thức lớn cho các nhà cung cấp khi họ bước chân vào những thị trường này. Liên doanh chiến lược giữa 2 quốc gia để bổ sung cho sản phẩm và dịch vụ là việc làm cần thiết”, ông Srimoolanathan nhận định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang