Các quả tên lửa đã hết hạn sẽ đóng vai các máy bay và tên lửa hiện đại nhất của NATO, điều đó cho thấy Nga vẫn coi NATO là đối tượng tác chiến. Hệ thống mục tiêu (bia) mới Favourite M sẽ được tạo ra trên cơ sở một trong những biến thể đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không S–300PS. Đạn tên lửa 5V55 (của hệ thống S-300) đã bị loại khỏi trang bị sẽ được dùng làm mục tiêu tập bắn. Giới quân sự đã "bắn một phát trúng hai mục tiêu": vừa huỷ các tên lửa cũ và vừa huấn luyện cho các chiến sĩ phòng không bắn hạ các máy bay và tên lửa Mỹ hiện đại. Tên lửa của tổ hợp S–300 có tốc độ đến 2km/giây – không có máy bay hoặc tên lửa có cánh nào có tốc độ nhanh như vậy. Và nếu các chiến sĩ phòng không có thể bắn hạ tên lửa này, thì họ đảm bảo sẽ bắn hạ những tên lửa và máy bay bay “chậm hơn” của đối phương. Nguyên Tham mưu trưởng binh chủng tên lửa chiến lược Viktor Esin cho rằng việc chuyển đổi các tên lửa S– 300 cũ thành mục tiêu tập bắn là bước đi hợp lý của quân đội. Esin nhận định: “Làm như vậy có ích hơn thanh lý bình thường. Tính năng của tên lửa cho phép tạo ra mục tiêu (bia) hạng nhất, cho dù tên lửa đã được sản xuất từ lâu và đã hết hạn đảm bảo”. Theo ông này, việc dùng S–300 làm mục tiêu chỉ có thể thực hiện sau khi đã đưa S–400 vào sản xuất hàng loạt. Esin nói rõ hơn: “Nên giữ lại trong trang bị các hệ thống S–300PM hiện đại hơn và sản xuất S–400, còn các tổ hợp cũ thì chuyển làm mục tiêu”. Việc đem đạn tên lửa S-300 làm mục tiêu tập bắn giúp Nga bớt khoản kinh phí không nhỏ để hủy đạn hết hạn. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với Izvestia, quá trình chuyển đổi chính bao gồm: Loại bỏ đầu đạn và thay vào đó máy phát nhiễu. Ngoài ra chương trình mô phỏng cuộc tấn công của tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống điều khiển của tổ hợp tên lửa. Đáng lưu ý là tên lửa của các tổ hợp S–300 cũ vẫn điều khiển được, điều này hết sức quan trọng đối với mục tiêu, vì nó phải mô phỏng hoạt động của các loại tên lửa khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn lo ngại không rõ S–300 có khả năng mô phỏng loại vũ khí ghê gớm nhất hiện nay như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay không. Một cựu sĩ quan tên lửa, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin giải thích với Izvestia là S–300 không đủ khả năng mô phỏng hoạt động của tên lửa đạn đạo chiến thuật Mỹ ATACMS – tương tự như Iskander. “Mô phỏng quỹ đạo của tên lửa đạn đạo là hết sức phức tạp, tôi không hình dung nổi S–300 sẽ đáp ứng yêu cầu này như thế nào”, ông Dvorkin nói. Trong khi đó biên tập viên trang mạng Tin tức phòng không Said Aminov khẳng định tốc độ và độ cao của tên lửa 5V55 hoàn toàn đủ để mô phỏng tên lửa đạn đạo. Aminov nói: “Tên lửa ATACMS có tốc độ 1,5km/giây, còn 5V55–2 km/giây. Vì vậy tên lửa Nga hoàn toàn có thể mô phỏng được tên lửa Mỹ”. Hiện Quân chủng Không quân (trong đó có bộ đội phòng không) Nga có hơn 100 tổ hợp S–300 trực chiến, trong đó 70% là biến thể S–300PS, số còn lại 30% thuộc biến thể S–300PM có tầm bắn đến 200Km do đã được cải tiến. S–300PM được sản xuất trong thời gian 1982–1993 thực tế đã hết niên hạn (thời hạn đảm bảo của loại tên lửa này là 25 năm) và trong 10–12 năm tới sẽ được thay bằng S–400. |
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
>> Đạn S-300 hết hạn được dùng làm bia tập bắn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét