Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên. Trung Quốc nâng cao khả năng tên lửa và chế tạo tàu sân bay, tăng cường để mắt tới Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng tìm cách đối phó. Gần đây, báo chí Ấn Độ nói nhiều đến “mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”, và coi đó là lý do để tăng cường quân bị. Báo chí Ấn Độ cho rằng, để ứng phó với tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa, dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trước năm 2014. Tàu ngầm hạt nhân tấn công do hải quân Ấn Độ thuê của Nga vừa chạy thử trên biển, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2011. Ấn Độ có ý đồ không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, ứng phó với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai. Mối đe dọa từ tên lửa và tàu sân bay Trung Quốc Tờ “Commercial banner” Ấn Độ mới đây dẫn lời báo cáo mới của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ cho biết, đến nay quân đội Trung Quốc đã dùng tên lửa hạt nhân tốt nhất, mới nhất nhằm vào Ấn Độ. Đó là tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21, sử dụng nhiên liệu rắn, có đầu đạn hạt nhân 250.000 tấn, có thể san bằng phần lớn các khu vực của Thủ đô New Delhi. Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc Trước đó, Trung Quốc luôn dùng tên lửa cũ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng là Đông Phong-3 để đối phó Ấn Độ. Đồng thời, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Chander cho biết, mức độ chính xác phức tạp của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quyết định ở tầm phóng của tên lửa đối phương. Tầm phòng càng xa, tốc độ bay càng nhanh, độ khó để dò tìm và bắn rơi nó càng lớn. Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm phóng tới hàng nghìn km, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn. Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các hành động quân sự trên cơ sở tàu sân bay, đe dọa khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ Ngoài ra, mạng New Delhi TV cho biết, hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu gián điệp Trung Quốc giả danh tàu cá kéo lưới ở gần quần đảo Andaman, trên tàu có đến 22 phòng thí nghiệm. Khi phát hiện ra con tàu, nó đã hoạt động ở vùng biển này khoảng 22 ngày. Một bản báo cáo của Đài Truyền hình New Delhi gửi lên chính phủ Ấn Độ cho rằng, chiếc tàu Trung Quốc đang vẽ bản đồ Ấn Độ Dương và thu thập các dữ liệu biển sâu quan trọng. Cơ quan an ninh Ấn Độ dự đoán, tàu cá kéo lưới rất có khả năng đang theo dõi vụ thử tên lửa của Ấn Độ và thu thập dữ liệu về tên lửa. Hải quân Ấn Độ còn dự đoán, đến năm 2017 Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến dịch quân sự dựa trên cơ sở tàu sân bay, thu thập dữ liệu ở Ấn Độ Dương chính là đi theo hướng này. Một khi hạm đội chiến đấu tàu sân bay làm tốt công tác chuẩn bị cho việc triển khai các hành động quân sự, thì khu vực Ấn Độ Dương có khả năng trở thành một trong những khu vực chủ yếu được Trung Quốc quan tâm. Hải quân Ấn Độ cho rằng, hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn gây bất lợi cho Ấn Độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Ấn Độ tăng cường phòng thủ tên lửa và lực lượng tàu ngầm Trong 3 năm tới, Ấn Độ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ các thành phố như New Delhi tránh được sự tấn công của tên lửa hạt nhân. Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ. Tên lửa PAD có tầm với đánh chặn tới 50 - 80 km Hệ thống phức tạp này được mệnh danh là hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo, nó luôn được xây dựng từ năm 1999 đến nay, được hợp thành bởi tên lửa PAD, tên lửa AAD và thiết bị dẫn đường. Trong đó, độ cao đánh chặn của tên lửa PAD được xác định là 50-80 km, độ cao đánh chặn của tên lửa AAD là 30 km trở xuống. Để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công, 2 loại tên lửa này có thể “tiếp sức đánh chặn” cùng một mục tiêu. Để đánh chặn tên lửa có tầm phóng xa hơn, Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn siêu tốc, chức năng của nó gần tương tự như “hệ thống phòng thủ trên cao khu vực tác chiến” của Lục quân Mỹ, chủ yếu đối phó với tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm phóng khoảng 5.000 km, điều này đòi hỏi tên lửa đánh chặn phải có khả năng bay hơn 5 lần tốc độ siêu âm, và phạm vi do thám của radar cảnh báo sớm cũng cần mở rộng ra ngoài 1.500 km. Tên lửa đánh chặn AAD của Ấn Độ, độ cao đánh chặn tối đa 30 km Ngoài ra, tờ “Business Standard” dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển tương lai với Trung Quốc hoặc Pakistan, Ấn Độ muốn giành được “quyền kiểm soát trên biển” thì phải phong tỏa tàu chiến của đối phương trong cảng biển của họ, chặn đứng vận tải trên biển của quân đội đối phương và ngăn chặn tàu thương mại tiếp tế cho những nước này. Hiện nay, mặc dù hải quân Ấn Độ có đến 140 tàu chiến trên mặt nước (tàu nổi), nhưng thiếu lực lượng trên không và trong không gian. Vì vậy, trọng điểm của hải quân Ấn Độ là xây dựng khả năng ngăn chặn trên biển, tức là thông qua triển khai tàu ngầm và thủy lôi để ngăn chặn đối thủ giành lấy “quyền kiểm soát biển”. Đ Hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga Nhưng sức chiến đấu của lực lượng tàu ngầm rất kém, chỉ có 14 tàu ngầm diesel và chỉ có 7 – 8 chiếc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển bất cứ lúc nào. Còn Trung Quốc có ít nhất 53 tàu ngầm thông thường và 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, Pakistan cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 11 chiếc, trong đó 9 chiếc không phụ thuộc vào hệ thống đẩy khí. Shukla cho biết, với khát vọng “khả năng vươn ra đại dương”, hải quân Ấn Độ chắc chắn phải giành lấy “quyền kiểm soát trên biển” và khả năng ngăn chặn tiếp theo ở những vùng biển nào đó như cứ điểm quan trọng chiến lược từ biển Đông tới Ấn Độ Dương. Điều này Ấn Độ ít nhất cần triển khai 24 tàu ngầm thông thường ở vùng biển ven bờ, và ít nhất có 5 hoặc 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển tầm xa lâu dài. Năm 2010, tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên lớp INS Arihant của Ấn Độ hạ thủy, năm 2012 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã bắt đầu chế tạo chiếc INS Arihant thứ hai. Trong thời gian tới, hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp INS Arihant và 6 tàu ngầm động cơ thông thường theo kế hoạch 75I. |
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
>> Ấn Độ tăng cường tên lửa và tàu ngầm để đối phó Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét