Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: missile

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn missile. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn missile. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)


>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Kỳ 6: Công thủ toàn diện
Với khả năng tấn công tầm xa chính xác, chống cả mục tiêu mặt nước và mặt đất, tên lửa bờ biển hiện đại đang vượt qua khuôn khổ một hệ thống phòng thủ thuần túy để trở thành vũ khí công thủ toàn diện. 







Trong bối cảnh các nước lớn có những thay đổi về chiến lược hải quân và nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ xung đột trên biển tại các khu vực điểm nóng như Vịnh Persique, Đông Nam Á, vai trò của các hệ thống tên lửa đất đối hạm và tên lửa chống hạm nói chung là rất quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc gia trên hướng biển.

http://nghiadx.blogspot.com
RBS 15 khai hỏa (staff.edu.pl)


Một số xu hướng phát triển chung dễ thấy của các hệ thống tên lửa bờ biển (tên lửa đối hạm) là vạn năng hóa, tăng tầm bắn, tăng tốc độ và tính tự hoạt của tên lửa.

Theo xu hướng chung đó, các hệ thống tên lửa bờ biển đang trở thành hệ thống vũ khí đa năng, từ một phương tiện tác chiến trên biển trở thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ, bờ biển và thậm chí cả trên đất liền. Hệ thống tên lửa bờ biển không còn chỉ là vũ khí phòng thủ, bảo vệ bờ biển, chống tấn công, đổ bộ từ hướng biển nữa mà còn là phương tiện tiến công mặt đất chính xác tầm xa.

Các hệ thống này được trang bị các loại tên lửa có thể tấn công nhiều loại mục tiêu: không chỉ là các hạm tàu trên biển mà cả các hạm tàu đang nằm tại cảng, cũng như nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu trong đất liền cách xa bờ biển và bị che khuất bởi nếp gấp địa hình. Các tên lửa đó thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Block 3 (postfiles15.naver.net)


Điển hình là các hệ thống cải tiến như Exocet MM40 Block 3, RBS 15 Mk3 hay hệ thống mới như Club-M, Club-K, BrahMos và NSM đều có tính đa năng như vậy.

Hệ thống tên lửa BrahMos mặt đất được Ấn Độ triển khai sử dụng như không chỉ làm vũ khí tác chiến ở ven biển mà cả trên chiến trường đất liền thuần túy.

Một hướng vạn năng hóa thể hiện ở một số hệ thống tên lửa bờ biển Nga là khả năng sử dụng nhiều loại tên lửa có chức năng khác nhau.

Các hệ thống Club-M và Club-K được trang bị cả tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất.

Hệ thống tên lửa bờ biển tương lai cơ bản của Hải quân Nga là hệ thống vạn năng Bal-U đang được phát triển dự kiến sử dụng chung các dòng tên lửa Oniks/Yakhont và Kalibr/Club. Hiện tại, Nga đã chế tạo được hệ thống phóng vạn năng cho tàu chiến UKSK bắn được cả các tên lửa của hệ Club-N và tên lửa BrahMos.

Liên quan chặt chẽ đến xu hướng trên là xu hướng tăng tầm bắn mạnh mẽ của tên lửa đối hạm. Hầu hết các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại đều thuộc loại tầm xa với tầm bắn tới 180-200 km (MM40 Block 3, NSM), 260-300 km (Club-K, Club-M, Bastion, BrahMos), thậm chí trên 1.000 km (DF-21D, RBS 15 Mk4).

Các tên lửa đối hạm đang có tốc độ ngày một cao, đang từ dưới âm và siêu âm tiến lên vượt âm. Hiện tại, các tên lửa đối hạm cả dưới âm và siêu âm vẫn song song tồn tại, trong đó tên lửa dưới âm vẫn chiếm ưu thế về chủng loại. Tuy nhiên, xu hướng siêu âm đang mạnh lên với dự án tên lửa siêu âm LRASM của Mỹ và hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm của Nga (Club-M, Bastion, Moskit-E). Điểm đến cuối cùng của cuộc đua tốc độ là các tên lửa siêu vượt âm (trên 5.000 km/h trở lên).

Mỹ, châu Âu và Nga đều đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu vượt âm, riêng Nga và Ấn Độ đã có dự án chung phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, có tốc độ kinh hoàng hơn 6.000 km/h. Công nghệ siêu âm và siêu vượt âm cũng tạo điều kiện tăng tầm bắn cho tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Exocet của Hy Lạp (media.photobucket.com)


Để tăng cường khả năng đột phá phòng không, các tên lửa đối hạm hiện đại áp dụng nhiều biện pháp. Trước hết, chúng được thiết kế theo công nghệ tàng hình, sử dụng các sensor thụ động và phần mềm, thuật toán đặc biệt khiến giúp cho tên lửa khó bị phát hiện hơn. Một biện pháp truyền thống để giảm khả năng phát hiện sớm và đánh chặn tên lửa là áp dụng các chế độ bay tiếp cận mục tiêu khác nhau: tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu (bay bám mặt biển); tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu; bay biên dạng cao-thấp hỗn hợp cả ở tốc độ dưới âm và siêu âm. Ngoài ra, tốc độ siêu âm cao và siêu vượt âm đang được coi là một biện pháp chủ chốt để các tên lửa đối hạm đánh bại hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hạm tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E của Club-M (okb-novator)


Tên lửa đối hạm đang được trí năng hóa ngày càng cao và trở thành các vũ khí bắn-quên, nhờ áp dụng các hệ thống điều khiển, phần mềm thông minh, sử dụng hệ dẫn hỗn hợp quán tính, vệ tinh, so sánh ảnh địa hình, tự dẫn radar, hồng ngoại nhằm nâng cao khả năng phát hiện, phân loại, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu, có thể thực hiện các thao tác cơ động tránh đạn, bay theo quỹ đạo dích dắc vòng tránh địa vật hoặc khu vực hỏa lực phòng không hoặc bay bám tùy biến theo mặt biển và bề mặt địa hình, có thể lặp lại tấn công mục tiêu khi bắn trượt.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Club-M (concern-agat)


Nhằm nâng cao khả năng sống còn, các hệ thống tên lửa bờ biển dạng cơ động vẫn chiếm ưu thế, bảo đảm khả năng cơ động linh hoạt, bí mật. Hệ thống có thể triển khai chiến đấu, tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, rồi thu hồi, rút khỏi trận địa về nơi trú ẩn hoặc đến trận địa mới sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo rất nhanh chóng.

Việc ngụy trang chống trinh sát cho hệ thống vũ khí cũng được chú trọng mà điển hình là hệ thống tên lửa đất đối hạm bố trí trong container Club-K.

Tóm lại, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hiện đại là loại vũ khí có uy lực rất mạnh, “công thủ toàn diện”, có khả năng giải quyết không chỉ các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển mà còn tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly cách bờ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kilômet, đồng thời còn có thể là vũ khí tên lửa tấn công mặt đất chính xác cao.

Với những quốc gia nhỏ, có đường biên giới trên bộ và đường biển dài thì những hệ thống tên lửa vạn năng như vậy là giải pháp phòng thủ, nhất cử lưỡng tiện, rất hiệu quả.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới đang rất được quan tâm, chú ý trên thị trường thế giới.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Nga hạ thủy tàu tuần tra của Hải quân Việt Nam



Ngày 22/4/2011, hãng đóng tàu Almaz ở St.Petersburg, Nga đã hạ thủy tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak đóng cho Hải quân Việt Nam.

Chiếc tàu vừa hạ thủy có số hiệu nhà máy 044. Ba ngày trước đó, công tác chuẩn bị cho việc hạ thủy đã được tiến hành.

Việc hạ thủy bắt đầu ngày từ đầu giờ sáng. Sau thủ tục kiểm tra, tàu kéo RBT-5 tiến lại từ phía đuôi tàu, chở theo một phụ nữ có tên Yulia đóng vai trò ‘mẹ đỡ đầu’ thực hiện thủ tục đập vỡ chai champagne vào thân tàu.

Sau đó, tàu được đưa khỏi đốc nổi và neo bên bến cảng nhà máy để tiếp tục đóng hoàn thiện. Chưa rõ khi nào tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam.





Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 4 tàu tuần tra Projekt 10412 (biến thể xuất khẩu của Projekt 10410 Svetlyak). Hai tàu đầu tiên cùng lớp đã được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam. Hai tàu cuối đang đóng theo hợp đồng ký vào tháng 7/2009.

Trước đó có tin, trị giá của hợp đồng ước khoảng 60 triệu USD.

Tàu chiến lớp Projekt 10412 có lượng giãn nước 375 tấn, có khả năng chạy với tốc độ 30 hải lý/h, cự ly hành trình 2.200 hải lý.

Tàu được trang bị 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm АК-306, 1 ụ pháo 76,2 mm АК-176М, 16 hệ thống tên lửa Igla-1М và 2 súng máy 14,5 mm.


[BDV news]


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 2)



[BDV news] Mặc dù, các hệ thống pháo bắn nhanh tạo ra “cơn mưa đạn” ngăn chặn mối nguy hiểm từ tên lửa hành trình và máy bay diệt hạm nhưng xét về hiệu quả, hệ thống này khó vượt hệ thống tên lửa tầm ngắn.
>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1) 


Các hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system-CIWS) như AK-630, Type-730, Phalanx… với tốc độ bắn lên tới vài nghìn viên/phút, tạo ra được những cơn mưa đạn bảo vệ tàu chiến nhưng việc đánh chặn ở tầm quá gần nhiều khi lại gây nguy hiểm cho chính những chiến hạm này.

Vì vậy, một số quốc gia trên thế giới đã tiến hành phát triển các hệ thống tên lửa hải đối không tầm ngắn (trên dưới 10km) để đánh chặn một cách có hiệu quả các mối đe dọa từ xa trước khi chúng có thể gây nguy hiểm tới chiến hạm.

Dưới đây là một vài hệ thống tên lửa tầm ngắn:

Hệ thống tên lửa đối không HQ-7 (Trung Quốc)
HQ-7 là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa hải đối không Sea Crotale của Pháp. Từ đầu những năm 1990, HQ-7 trở thành tiêu chuẩn hệ thống tên lửa phòng không trên các chiến hạm của Trung Quốc.

Trên các tàu chiến, HQ-7 được bố trí với hệ thống tám ống phóng đặt trên boong tàu phía trước, nằm sau tháp pháo chính. Các tên lửa trong ống phóng luôn trong tình trạng sẵn sàng rời bệ phóng. Hệ thống có tất cả 24 tên lửa dữ trữ và được nạp tự động.




HQ-7 được Trung Quốc sao chép công nghệ từ hệ thống Sea Crotale của Pháp.



Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 đặt phía sau tháp pháo chính. Tốc độ tên lửa là Mach 2.3 (750m/s). Xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 70-80%.



Hệ thống HQ-7 phóng tên lửa đối không. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng chế tạo tên lửa phòng không tầm trung đặt trong các ống phóng thẳng đứng để thay thế HQ-7.


HQ-7 sử dụng tên lửa Type-360S dẫn đường bằng radar tìm kiếm trên không/biển, hoạt động trên dải tần số E/F có tầm hoạt động 18,4km. Hệ thống tên lửa và radar kết nối với nhau qua hệ thống kiểm soát dữ liệu ZJK-4, cho phép xử lý 30 mục tiêu và kết hợp với radar Type-360S theo dõi đồng thời 12 mục tiêu khác.

Tên lửa HQ-7 có khả năng tiêu diệt máy bay ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban ngày và ban đêm với tầm bắn tối đa từ 8 đến 12km. Tuy nhiên, khi dùng để chống lại các tên lửa hành trình đối hạm thì HQ-7 chỉ đánh chặn được ở tầm 4-6km, đây cũng là một yếu điểm lớn nhất của HQ-7 so với các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ.

Hệ thống phòng không Palma (Nga)
Palma là hệ thống phòng không đặt trên tàu chiến được thiết kế để tiêu diệt các loại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm, các tàu có lượng giãn nước nhỏ và các mục tiêu ven biển. Hệ thống Palma là người "anh em" với hệ thống phòng không Kashtan.


Hệ thống phòng không Palma. GSh-30K có tầm bắn từ 200m tới 3.000m, tốc độ bắn 4500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 890m/s.



Palma bao gồm hai pháo 30mm sáu nòng và tám tên lửa đối không Sosna-R. Hệ thống Palma đồng thời tấn công sáu mục tiêu cùng lúc ở cự ly 2.000m tới 8.000m.


Hệ thống phòng không Palma bao gồm ba bộ phận: hai pháo GSh-30K, tám tên lửa đối không Sosna-R và radar điều khiển hỏa lực.

- GSh-30K là pháo phòng không sáu nòng cỡ 30mm thiết kế để chống lại máy bay và tên lửa đối hạm. Pháo bắn các loại đạn HE, đạn nổ mảnh.

- Sosna-R là tên lửa hải đối không bay nhanh gấp năm lần vận tốc âm thanh, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, bom có dẫn đường, tên lửa đối hạm. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m đến 8.000m, ở độ cao tối đa 3.500m.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Palma bao gồm: camera hồng ngoại, laser đo xa, radar bắt mục tiêu 3Ts-99...

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm cực gần (CIWS) và tên lửa tầm ngắn. Nhờ vậy, hệ thống Palma đã "vô tình" thiết lập hai phòng tuyến vững chắc cho các chiến hạm trang bị nó. Tầng thứ nhất, tên lửa siêu âm Sosna-R đánh chặn từ khoảng cách trên dưới 10km, một tầm đủ xa để không gây nguy hiểm cho tàu. Nếu vượt qua Sosna-R, tên lửa đối hạm sẽ vấp phải tầng thứ hai, 'lưới đạn" của hai pháo GSh-30K.

Hiện nay, Palma được trang bị tàu chiến lớp Gepard 3.9 (dự án 11661).

Hệ thống tên lửa đối không Barak (Israel)
Barak là hệ thống tên lửa đối không do Israel phát triển với mong đợi là sẽ tăng cường bảo vệ các tàu chiến chống lại máy bay, tên lửa hành trình đối hạm bay ở độ cao thấp, tốc độ nhanh.


Tên lửa Barak được đặt trong các ống phóng thẳng đứng.



Tên lửa Barak rời bệ phóng.


Tên lửa Barak được xếp trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System - VLS), đây là một ưu điểm của Barak so với các hệ thống khác khi nó có khả năng bao quát 360 độ, đánh chặn mục tiêu ở nhiều hướng khác nhau, hệ thống VLS cho phép rút gọn thời gian điều chỉnh hướng bắn. Nhờ đó, Barak phản ứng một cách nhanh nhất có thể trước các mối đe dọa đặc biệt là các loại tên lửa đối hạm có tốc độ cao, có đường bay phức tạp.

Ngoài ra, theo các đánh giá, hệ thống Barak có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao. Hệ thống Barak đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 500m tới 12km, tại độ cao tối đa 5.000m. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm Mach 2, nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh.

Hệ thống dẫn đường của Barak bao gồm: radar EL/M-2221 và radar EL/M-2228S. Trong đó:

- Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 là bộ phận của hệ thống tên lửa đối không Barak. Radar hoạt động trên dải tần số X và K. Thiết kế cho phép theo dõi các mối nguy hiểm trên không trong khi có thể dẫn đường cho tên lửa hoặc pháo đánh chặn mục tiêu. Radar bắt mục tiêu là máy bay ở cự ly 30km, nhưng đối với tên lửa chỉ là 15km.

- EL/M-2228S là radar cảnh báo sớm và tìm kiếm trên không, trên biển thiết kế cho các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung. Trong vai trò tự động cảnh báo các mối đe dọa, EL/M-2228S phát hiện một cách hiệu quả các mối nguy hiểm như tên lửa đối hạm, bom dẫn đường TV, tên lửa chống radar ở tầm xa.

Hoạt động trong chế độ tìm kiếm, radar đồng thời theo dõi 100 mục tiêu cả trên không và trên biển. EL/M-2228S phát hiện máy bay ở khoảng cách 70km, trong khi đối với tên lửa là 20km.

Hiện nay, ngoài Israel là nước sử dụng chính, Ấn Độ cũng đang trang bị rộng rãi hệ thống Barak trên các chiến hạm của họ thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 và tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko.

Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM (Mĩ)
SeaRAM là hệ thống tên lửa phòng không tầm cực gần do quân đội Mĩ phát triển để thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần Phalanx Mk 15. Nếu xét về tầm bắn và độ chính xác thì tên lửa RAM (tên lửa thân qoay) bắn xa tới 7.500m, hơn rất nhiều so với 2.000m của hệ thống Phalanx.

Ngày nay, các tên lửa đối hạm do Nga sản xuất thường có tốc độ bay rất nhanh (vượt âm), sức công phá mạnh. Mặc dù, Phalanx CIWS hoàn toàn có khả năng đánh chặn nhưng như đã nói trên, nhưng ở tầm bắn quá gần những mảnh vỡ của tên lửa có thể văng vào tàu mục tiêu gây thiệt hại không nhỏ. Vì thế, các tên lửa RAM sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này khi tiêu diệt tên lửa ở tầm xa tránh gây hư hại cho tàu.

Đồng thời, các tên lửa RAM luôn luôn nằm trong tư thế sẵn sàng bắn, với 11 tên lửa chúng có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Đây là điều mà Phalanx không bao giờ làm được.


Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM


Mặc dù phát triển để thay thế cho Phalanx, tuy nhiên SeaRAM vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Phalanx (sử dụng một số thiết bị điện tử của Phalanx). Chỉ có một sự thay đổi lớn nhất đó chính là hệ thống 11 ống phóng chứa tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Air Frame) thay cho pháo 20mm.

Tên lửa RIM-116 RAM là sự kết hợp "tinh tế" giữa động cơ, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 "Sidewinder" (rắn đuôi chuông) và hệ thống dẫn đường từ tên lửa vác vai Stinger.

Hiện tại, quân đội Mỹ mới chỉ trang bị SeaRAM trên các tàu chiến đấu cỡ nhỏ. Nhưng chắc chắn trong tương lai, chúng sẽ sớm thay thế hệ thống Phalanx đóng vai trò chủ yếu là "lá chắn phòng thủ" trên tàu chiến của hải quân nước này.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang