>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5) Kỳ 6: Công thủ toàn diện Với khả năng tấn công tầm xa chính xác, chống cả mục tiêu mặt nước và mặt đất, tên lửa bờ biển hiện đại đang vượt qua khuôn khổ một hệ thống phòng thủ thuần túy để trở thành vũ khí công thủ toàn diện. RBS 15 khai hỏa (staff.edu.pl) Một số xu hướng phát triển chung dễ thấy của các hệ thống tên lửa bờ biển (tên lửa đối hạm) là vạn năng hóa, tăng tầm bắn, tăng tốc độ và tính tự hoạt của tên lửa. Theo xu hướng chung đó, các hệ thống tên lửa bờ biển đang trở thành hệ thống vũ khí đa năng, từ một phương tiện tác chiến trên biển trở thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ, bờ biển và thậm chí cả trên đất liền. Hệ thống tên lửa bờ biển không còn chỉ là vũ khí phòng thủ, bảo vệ bờ biển, chống tấn công, đổ bộ từ hướng biển nữa mà còn là phương tiện tiến công mặt đất chính xác tầm xa. Các hệ thống này được trang bị các loại tên lửa có thể tấn công nhiều loại mục tiêu: không chỉ là các hạm tàu trên biển mà cả các hạm tàu đang nằm tại cảng, cũng như nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu trong đất liền cách xa bờ biển và bị che khuất bởi nếp gấp địa hình. Các tên lửa đó thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. MM40 Block 3 (postfiles15.naver.net) Điển hình là các hệ thống cải tiến như Exocet MM40 Block 3, RBS 15 Mk3 hay hệ thống mới như Club-M, Club-K, BrahMos và NSM đều có tính đa năng như vậy. Hệ thống tên lửa BrahMos mặt đất được Ấn Độ triển khai sử dụng như không chỉ làm vũ khí tác chiến ở ven biển mà cả trên chiến trường đất liền thuần túy. Một hướng vạn năng hóa thể hiện ở một số hệ thống tên lửa bờ biển Nga là khả năng sử dụng nhiều loại tên lửa có chức năng khác nhau. Các hệ thống Club-M và Club-K được trang bị cả tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất. Hệ thống tên lửa bờ biển tương lai cơ bản của Hải quân Nga là hệ thống vạn năng Bal-U đang được phát triển dự kiến sử dụng chung các dòng tên lửa Oniks/Yakhont và Kalibr/Club. Hiện tại, Nga đã chế tạo được hệ thống phóng vạn năng cho tàu chiến UKSK bắn được cả các tên lửa của hệ Club-N và tên lửa BrahMos. Liên quan chặt chẽ đến xu hướng trên là xu hướng tăng tầm bắn mạnh mẽ của tên lửa đối hạm. Hầu hết các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại đều thuộc loại tầm xa với tầm bắn tới 180-200 km (MM40 Block 3, NSM), 260-300 km (Club-K, Club-M, Bastion, BrahMos), thậm chí trên 1.000 km (DF-21D, RBS 15 Mk4). Các tên lửa đối hạm đang có tốc độ ngày một cao, đang từ dưới âm và siêu âm tiến lên vượt âm. Hiện tại, các tên lửa đối hạm cả dưới âm và siêu âm vẫn song song tồn tại, trong đó tên lửa dưới âm vẫn chiếm ưu thế về chủng loại. Tuy nhiên, xu hướng siêu âm đang mạnh lên với dự án tên lửa siêu âm LRASM của Mỹ và hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm của Nga (Club-M, Bastion, Moskit-E). Điểm đến cuối cùng của cuộc đua tốc độ là các tên lửa siêu vượt âm (trên 5.000 km/h trở lên). Mỹ, châu Âu và Nga đều đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu vượt âm, riêng Nga và Ấn Độ đã có dự án chung phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, có tốc độ kinh hoàng hơn 6.000 km/h. Công nghệ siêu âm và siêu vượt âm cũng tạo điều kiện tăng tầm bắn cho tên lửa. MM40 Exocet của Hy Lạp (media.photobucket.com) Để tăng cường khả năng đột phá phòng không, các tên lửa đối hạm hiện đại áp dụng nhiều biện pháp. Trước hết, chúng được thiết kế theo công nghệ tàng hình, sử dụng các sensor thụ động và phần mềm, thuật toán đặc biệt khiến giúp cho tên lửa khó bị phát hiện hơn. Một biện pháp truyền thống để giảm khả năng phát hiện sớm và đánh chặn tên lửa là áp dụng các chế độ bay tiếp cận mục tiêu khác nhau: tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu (bay bám mặt biển); tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu; bay biên dạng cao-thấp hỗn hợp cả ở tốc độ dưới âm và siêu âm. Ngoài ra, tốc độ siêu âm cao và siêu vượt âm đang được coi là một biện pháp chủ chốt để các tên lửa đối hạm đánh bại hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hạm tàu. Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E của Club-M (okb-novator) Tên lửa đối hạm đang được trí năng hóa ngày càng cao và trở thành các vũ khí bắn-quên, nhờ áp dụng các hệ thống điều khiển, phần mềm thông minh, sử dụng hệ dẫn hỗn hợp quán tính, vệ tinh, so sánh ảnh địa hình, tự dẫn radar, hồng ngoại nhằm nâng cao khả năng phát hiện, phân loại, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu, có thể thực hiện các thao tác cơ động tránh đạn, bay theo quỹ đạo dích dắc vòng tránh địa vật hoặc khu vực hỏa lực phòng không hoặc bay bám tùy biến theo mặt biển và bề mặt địa hình, có thể lặp lại tấn công mục tiêu khi bắn trượt. Hệ thống tên lửa bờ biển Club-M (concern-agat) Nhằm nâng cao khả năng sống còn, các hệ thống tên lửa bờ biển dạng cơ động vẫn chiếm ưu thế, bảo đảm khả năng cơ động linh hoạt, bí mật. Hệ thống có thể triển khai chiến đấu, tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, rồi thu hồi, rút khỏi trận địa về nơi trú ẩn hoặc đến trận địa mới sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo rất nhanh chóng. Việc ngụy trang chống trinh sát cho hệ thống vũ khí cũng được chú trọng mà điển hình là hệ thống tên lửa đất đối hạm bố trí trong container Club-K. Tóm lại, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hiện đại là loại vũ khí có uy lực rất mạnh, “công thủ toàn diện”, có khả năng giải quyết không chỉ các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển mà còn tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly cách bờ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kilômet, đồng thời còn có thể là vũ khí tên lửa tấn công mặt đất chính xác cao. Với những quốc gia nhỏ, có đường biên giới trên bộ và đường biển dài thì những hệ thống tên lửa vạn năng như vậy là giải pháp phòng thủ, nhất cử lưỡng tiện, rất hiệu quả. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới đang rất được quan tâm, chú ý trên thị trường thế giới. >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa MM40 Exocet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa MM40 Exocet. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)