[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) >> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) Phần III: Không quân Trung quốc Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này. Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông. Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược. Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm. Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm. Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu. Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga. Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại. Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định. Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân. Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000. Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế. Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp. Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không. Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Alexander Khramchikhin A. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Alexander Khramchikhin A. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)
Nhãn:
Alexander Khramchikhin A,
Anh-Pháp,
Hải quân Trung Quốc,
không quân,
Không quân Trung Quốc,
máy bay,
Mỹ,
Nga,
Phi đội "Aggressor",
Quân khu Bắc Kinh,
tên lửa,
trung quốc
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1)
[ Vitinfo news] Alexander Khramchikhin A, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và quân sự Nga, là tác giả của hàng trăm bài báo về chính sách đối ngoại và về các vấn đề quốc phòng. Bài báo dưới đây của Alexander Khramchikhin nói về lực lượng vũ trang Trung Quốc từ các nguồn tin của phương Tây.
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) Phần I: Tổng quan Việc nghiên cứu và tìm hiểu về Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc (QĐGPNDTQ - tên gọi chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc) rất khó khăn vì mọi thông tin về tổ chức này bị “đóng kín” hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế và xã hội của một đất nước khá khép kín. Chỉ có các thông tin công khai về các cơ quan lãnh đạo cao nhất và cấu trúc chung của QĐGPNDTQ (các quân, binh chủng và các quân khu theo lãnh thổ). Vì thế, nguồn các thông tin chi tiết về QĐGPNDTQ chủ yếu có được từ các nguồn tin tình báo của phương Tây. Ủy ban Quân sự Trung ương UBQSTƯ (có quyền hạn xây dựng các bộ luật trong lĩnh vực quân sự) thực hiện việc lãnh đạo QĐGPNDTQ. Về hình thức UBQSTƯ độc lập với Đảng và trực thuộc Hội nghị đại biểu nhân dân Trung quốc (Quốc hội). Tuy nhiên, UBQSTƯ và Quân ủy trung ương của Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) theo thông lệ thường do cùng một người lãnh đạo. Thành phần của các cơ quan này theo Hiến pháp năm 1982 cũng hoàn toàn giống nhau. Chức vụ Chủ tịch UBQSTƯ trên thực tế được coi là chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Chỉ sau khi nắm giữ được chức vụ này mới có thể được coi là nhà lãnh đạo thật sự của đất nước. Trong thành phần Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ lực lượng cán bộ trung cao cấp quân đội chiếm trên 20%. QĐGPNDTQ, đặt dưới lãnh đạo của ĐCSTQ, không chỉ để bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù bên ngoài, mà còn để giải quyết các vấn đề nội bộ của Trung quốc. UBQSTƯ lãnh đạo bốn quân chủng (lực lượng hạt nhân chiến lược, lục quân, không quân, hải quân) và bảy quân khu (Bộ chỉ huy các quân khu đặt ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh , Lan Châu, Quảng Châu và Thành Đô), thông qua Bộ Tổng tham mưu và ba Tổng cục (chính trị, hậu cần, trang bị). Riêng lực lượng hạt nhân chiến lược do UBQSTƯ trực tiếp lãnh đạo. Việc di chuyển lực lượng giữa các quân khu và di chuyển lực lượng trên một tiểu đoàn phải được UBQSTƯ cho phép. Bộ quốc phòng nằm trong thành phần của Hội đồng Nhà nước (chính phủ), thực hiện việc lãnh đạo hàng ngày lực lượng vũ trang. Tổng cục chính trị lãnh đạo công tác đảng và tuyên truyền giáo dục trong quân đội. Tổ chức đảng có ở tất cả các đơn vị QĐGPNDTQ. Không có chữ ký của chính trị viên thì không một mệnh lệnh nào, kể cả mệnh lệnh chiến đấu, là có hiệu lực. Quân đội Trung Quốc được tổ chức theo luật nghĩa vụ quân sự. Tuổi nhập ngũ là 18 tuổi. Thời hạn nghĩa vụ quân sự là 2 năm. Do quá dư thừa nguồn gọi nhập ngũ nên việc tuyển quân mang tính chọn lọc. Quân đội có điều kiện tuyển chọn những thanh niên tốt nhất vào quân đội. Trong quân đội Trung quốc cũng có một bộ phận quân nhân làm việc theo hợp đồng, thời gian từ 3 đến 30 năm. Về số lượng, lực lượng vũ trang Trung quốc đã giảm dần từ 4.238.000 người vào năm 1985 xuống còn 2.300.000 người vào năm 2006. Đàn ông từ 18 đến 35 tuổi, không được gọi nhập ngũ, sẽ tham gia lực lượng dự bị trong hệ thống dân quân tự vệ. Lực lượng dự bị hiện nay có số lượng là 36,5 triệu người. Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung quốc, được thành lập tháng 6 năm 1982, là lực lượng thực hiện các nhiệm vụ nội bộ của Trung quốc (bảo vệ biên giới, bảo vệ các cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh tế, nhà tù, đảm bảo ổn định nội bộ..v..v..). Cảnh sát vũ trang nhân dân có 1,5 triệu người. Một số đơn vị quân đội được chuyển sang lực lượng này, bao gồm cả một số sư đoàn bộ binh. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ giữa quân đội, cảnh sát vũ trang nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ hình thành trên cơ sở quan điểm xây dựng “hệ thống tam đồng lực lượng vũ trang” từ năm 1983, một phần của học thuyết quân sự Trung Quốc. Trung Quốc đang nhanh chóng tăng chi phí quân sự nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Tốc độ tăng chi phí quân sự là 1,5-2 lần cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP 14-18% hàng năm của Trung quốc. Nếu năm 2001 chi phí quân sự là 17,4 tỷ đô la, thì năm 2009 chi phí quân sự của Trung quốc đã đạt tới con số 70,2 tỷ đô la. Không những thế, tất cả các nhà nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng con số chính thức về chi phí quân sự của Trung quốc đã bị hạ thấp so với thực tế từ 1,5 đến 3 lần, bởi vì trong số liệu chính thức không hề tính đến các chi phí nhập khẩu vũ khí, doanh thu xuất khẩu vũ khí, chi phí cho vũ khí hạt nhân và lực lượng hạt nhân chiến lược, chi phí cho Cảnh sát vũ trang nhân dân, đầu tư cho nghiên cứu và công nghiệp quốc phòng. Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách lực lượng vũ trang, Quân đội Trung quốc đã được quyền hoạt động kinh doanh thương mại, một việc chưa từng có trong thế giới hiện đại. Kinh doanh thương mại của Quân đội Trung quốc bao gồm 72 ngành nghề, trong số đó có cả các câu lạc bộ ban đêm, kinh doanh bất động sản, các xí nghiệp khai thác mỏ. Theo đánh giá của phương Tây, Quân đội Trung Quốc sở hữu 15.000 doanh nghiệp với thu nhập hàng năm là 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh thương mại của Quân đội trên thực tế đã không được các cơ quan của nhà nước kiểm soát, vì vậy ở đây có thể dễ dàng thực hiện kinh doanh bất hợp pháp, như buôn lậu chẳng hạn. Tham nhũng ngày càng lan rộng, vì vậy năm 1998 các hoạt động kinh doanh thương mại trong quân đội Trung Quốc đã bị cấm. Các mặt mạnh của Quân đội Trung quốc: có nguồn bổ sung không giới hạn về con người, có lực lượng hạt nhân chiến lược và vũ khí hủy diệt hàng loạt, có tên lửa đạn đạo, có lãnh thổ rộng lớn tạo nên lợi thế chiều sâu chiến lược, sẵn sàng chịu tổn thất cao. Quân đội Trung quốc đứng đầu thế giới về quân số (2,3 triệu người, nguồn lực có thể huy động - 208,1 triệu người), thứ ba thế giới (sau Nga và Mỹ) về số lượng xe tăng (7,6 nghìn), thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số lượng máy bay chiến đấu (khoảng 4000), và đứng đầu thế giới về tổng số tàu ngầm hạt nhân đa chức năng và tàu ngầm diesel. Mặt yếu của Quân đội Trung Quốc là sự lạc hậu về trang bị: phần lớn vũ khí (trên 70% xe tăng, trên 80% máy bay chiến đấu) là vũ khí của Liên Xô cũ, không đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Có thể thấy thêm các mặt yếu khác của Quân đội Trung Quốc là đảm bảo hậu cần kém; các hệ thống thông tin, chỉ huy, trinh sát, tác chiến điện tử chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang của mình bằng cách mua các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga. Trung quốc cũng tiến hành tự sản xuất các loại vũ khí, kết hợp công nghệ của Nga và phương Tây (như xe tăng Type-96, máy bay chiến đấu J-10). Ngoài ra, Trung Quốc còn mua các công nghệ quân sự mới nhất (của Nga và phương Tây) thông qua mọi con đường công khai lẫn không công khai. Một số nhà bình luận cho rằng ngay từ năm 2002 Trung Quốc đã có bước đột phá về công nghệ, trong nhiều lĩnh vực đã vượt cả Nga. Các quân, binh chủng của Quân đội Trung Quốc, quan điểm của lãnh đạo Trung quốc và quân đội Trung quốc về tình hình thế giới, các kế hoạch chiến lược và chính sách bành trướng… sẽ được trình bày cụ thể trong các bài tiếp theo. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)