Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: máy bay

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc


Ngày 5 tháng 1 năm 2007 tại Bắc Kinh đã diễn ra một sự kiện, sự kiện này đã được toàn bộ ngành hàng không mong đợi nhiều năm – chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về một loại máy bay tiêm kích phản lực mới nhất của Trung Quốc (Chengdu J-10) (Phương tây đặt cho tiêm kích này cái tên là Vigorous Dragon).


Trên thực tế, khi gỡ bỏ mọi bức mành bí mật, có thể nhận thấy rằng, J-10 hoàn toàn không phải là kiệt tác của trí tuệ các kỹ sư Trung Quốc như các nguồn tin chính thức của Trung Quốc thông báo, mà hoàn toàn là một sản phẩm được hình thành từ các hoạt động thương mại. Theo thông báo của những sỹ quan đại diện cho lực lượng Không quân Trung Quốc, máy bay tiêm kích mới này có thể thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu, thống trị bầu trời không thua kém các máy bay chiến đấu F-16C của Mỹ hoặc Mirage 2000 của Pháp.




http://nghiadx.blogspot.com


Trong đoạn băng video ngày 5 tháng 1 2007 quay lại cảnh những chiếc bay bay Chengdu J-10 bay trong chương trình quảng cáo với những pha nhào lộn ngoại mục, quá trình phóng tên lửa và bay trong đội hình diễu hành. Nhận thấy rõ ràng, nhờ có cấu trúc thiết kế khí động học ở đẳng cấp cao, có trọng tải hợp lý, đồng thời được trang bị động cơ đẩy mạnh, chiếc máy bay tiêm kích đời mới này của Trung Quốc có được khả năng cơ động rất cao, đồng thời có tốc độ cất cánh tối ưu nhất. Với mục tiêu làm giảm trọng lượng, trên máy bay tiêm kích đã ững dụng những công nghệ vật liệu mới nhất, như vật liệu composit tổng hợp, đồng thời lắp đặt nhưng bộ phận và trang thiết bị có cấu trúc nhỏ gọn hợp lý và khối lượng nhẹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Dự án Lavi - B2 của Israel


Lịch sử phát triển của Chengdu J-10 được bắt đầu vào khoảng giữa những năm 1980-х , khi nền công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc đối mặt với vấn đề phải có phương án đáp trả tương xứng với việc xuất hiện trong biên chế của lực lượng không quân Liên bang Xô viết loại máy bay MIG – 29 và SU-27.

Thiết kế thế hệ máy bay mới vào năm 1986 được giao cho Viện nghiên cứu hàng không №611 thành phố Thành Đô, đồng thời việc chế tạo máy bay cũng được giao cho công ty chế tạo máy bay Chengdu Aircraft Industrial Company ( CA-IC) cũng nằm tại thành phố này. Trong giai đoạn này dự an được mang mã số " Dự án 8610”. Hiện nay công bố chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng rằng nền công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Nga và Pháp), có khả năng tự chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại. Nhưng, những tuyên bố hùng hồn về sự phát triển độc lập của chương trình Chengdu J-10, cũng có nhiều thời điểm tạo ra những chỉ trích gay gắt đối với nguồn thông tin chính thống này. 

Một trong những hòn đá to nhất ném vào khu vườn hàng không của Trung Quốc, đó là sự giống nhau giữa Chengdu J-10 với máy bay tiêm kích của Israel Lavi, nhưng trên phương tiện thông tin đại chúng, thông báo chính thức của Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ điều nay, nhưng sự giống nhau từ phía bên ngoài cả về hinh dáng lẫn kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một cách gián tiếp, việc bán một số các công nghệ phát triển máy bay tiêm kích Lavi đã được thừa nhận khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Larry David, trong một cuộc phỏng vấn "Press Assosheyted" thông báo rằng một số công nghệ vẫn đã được chuyển giao cho người Trung Quốc.

Theo tuyên bố của một chuyên gia độc lập thuộc Trung tâm phân tích Hồng Công KANWA Andrew Chan, vào năm 1986, một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự Israel đã có một thời gian rất dài có mặt ở Thành Đô. Trong giai đoạn đó, chương trình phát triển máy bay chiến đấu Lavi của Israel bị kìm hãm do vấn đề tài chính. Xin nhắc lại là vào nửa đầu những năm 1980-x, hàng không quân sự Israel bắt đầu các nghiên cứu của mình với mục tiêu, sử dụng những công nghệ hàng không tiên tiến áp dụng cho máy bay F16A?B, chế tạo cho lực lượng không quân nước mình máy bay tiêm kích, có những tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn F16 của Mỹ. Giai đoạn đầu tiên của dự án được sự hỗ trợ đáng kể về công nghệ và tài chính từ phía Mỹ, nhưng khi chương trình Lavi đạt đến giai đoạn thử nghiệm, người Mỹ mới hiểu ra rằng, họ đang tự sinh cho mình một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. 

Với lý do lo ngại về khả năng có thể tái xuất loại máy bay này cho các chế độ không thân thiện với các nhà nước châu Âu, nguồn hỗ trợ từ phía Mỹ bị đóng cửa. Mục tiêu của Mỹ là hủy bỏ hoàn toàn dự án của Israel nhằm bảo vệ nền công nghiệp hàng không nước mình. Không có sự ủng hộ tài chính, Israel không tiếp tục phát triển chương trình Lavi và chương trình máy bay tiêm kích này chính thức bị đóng lại vào năm 1987. Chính sự cố này, có thể đã mở ra một lối ngầm, mà qua đó, các giải pháp công nghệ riêng biệt được bán cho Trung Quốc. Khi thiết kế cấu hình khí động học vỏ ngoài của máy bay Chengdu J-10, các kỹ sư hàng không của Israel đã giúp đỡ các chuyên gia Trung Quốc thiết kế hệ thống một loạt các trang thiết bị trên thân máy bay, và đặc biết, giúp đỡ thiết kế hệ thống điện tử điều khiển từ xa máy bay.

Để trả lời, Trung Quốc đã nhận trách nhiệm theo 3 điểm:

1- Không bán máy bay tiêm kích thế hệ mới cho kẻ thù hoặc kẻ thù tiềm năng của Israel.

2- Cho phép Israel toàn quyền sử dụng những giải pháp công nghệ do Trung Quốc phát triển (có sự có mặt của các nhà khoa học Israel).

3- (điều quan trọng nhất) Trung Quốc và Israel là hai đối tác có quyền tương đương nhau trong các hoạt động thương mại bán sản phẩm máy bay tiêm kích đánh chặn cho các nước thuộc thế giới thứ 3.

Đương nhiên, điều khoản cuối cùng của thỏa thuận, theo ý kiến của các chuyên gia, đã mang trong nội dung 1 hiểm họa cho các kế hoạch xuất khẩu máy bay của Mỹ. Và áp lực từ phía Mỹ lập tức tăng lên, từ những năm đầu của thập kỷ 1990-x, sự hợp tác công nghệ quân sự của Israel và Trung Quốc càng ngày càng thu ngắn lại. Trong điều kiện quá khó khăn như vậy, Trung Quốc bắt buộc phải tìm kiếm đối tác mới. Vào năm 1994, kết nối vào chương trình phát triển máy bay tiêm kích J-10 Chengdu một kẻ thù tiềm năng cũ của Trung Quốc, nhưng lại là đối tác chiến lược ngày nay về khoa học công nghệ quân sự - nước Nga. Vì vậy, có thể nói, Chengdu J-10 thật sự là một sản phẩm của sự hợp tác công nghê quốc tế đa phương hóa.

Theo thông báo của tạp chí Nga " Vũ khí xuất khẩu” thời gian chế tạo nguyên mẫu đầu tiên Chengdu J-10 kết thúc vào cuối năm 1993, cất cánh lần đầu tiên vào không trung khoảng giữa năm 1994 và 1996, đồng thời máy bay được lắp động cơ phản lực của Nga. Vào năm 1996 xuất hiện nguyên mấu thứ hai Chengdu J-10 02, nhưng nguyên mẫu này đã bị rơi trong một tai nạn hàng không khi bay thử nghiệm. Cũng vào thời gian này, người Trung quốc đã chế tạo bộ khung máy bay để thử nghiệm độ vững chắc và tin cậy của máy bay. Mẫu thứ 3 được chế tạo và cất cánh vào năm 1998, là chiếc máy bay đầu tiên được trang bị đầy đủ vũ khí. Cũng vào năm đó, các mẫu máy bay thử nghiệm J-10 -04, J-10 05, J-10 06 cũng được lần lượt đưa vào bay thử nghiệm.

Đến cuối năm 2000, các máy bay J-10 bay thử nghiệm được hơn 140 giờ bay, vào năm 2002 Trung Quốc tiếp tục chế tạo thêm J-10 07 đến J-10 09, sau đó là J-10 10 đến J-10 16. Chiếc đầu tiên cất cách vào ngày 28 tháng 7 năm 2002. Vào đầu năm 2003, mười chiếc máy bay này được đưa đến Quân khu Nam Kinh để thử nghiệm thực tế tại đơn vị chiến đấu. vào năm 2005, máy bay J-10 chính thức được biên chế vào lực lượng không quân Trung Quốc. Cũng vào năm đó, đơn vị không quân tác chiến đầu tiên được biên chế máy bay Chengdu J-10 đã sẵn sàng – sư đoàn không quân số 44 đóng quân tại tỉnh Tứ Xuyên. Đên thời điểm hiện tại, lực lượng không quân Trung Quốc có khoảng 70 chiếc máy bay Chengdu J-10. Để cung cấp đầy đủ theo yêu cầu, không quân Trung Quốc, đã có kế hoạch sản xuất khoảng 300 chiếc máy bay J-10A.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Chengdu J-10A


Khoảng năm 2000, hàng không quân sự Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay hai người lái huấn luyện Chengdu J-10B, vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, máy bay hai người lái huấn luyện lần đầu tiên cất cánh. Hiện nay, Trung Quốc dự kiến trên cơ sở máy bay huấn luyện, sẽ chế tạo máy bay tiêm kích ném bom.Viện nghiên cứu không quân №611 kết thức phác thảo dự kiến 2 mấu máy bay J-10 mới, khác các mẫu trước đây khả năng giảm độ phản xạ hiệu dụng nhằm thu nhỏ khả năng phát hiện mục tiêu (mẫu thứ 1 - phần mũi của thân máy bay được thiết kế theo mô hình công nghệ tàng hình steath, đồng thời tăng thêm động cơ, đó là phác thảo mẫu thứ 2 với hai động cơ phản lực). Như vậy rõ ràng rằng Trung Quốc đang lần lượt phát triển mẫu máy bay mới từ mục tiêu ban đầu là chế tạo máy bay có khả năng chiếm lĩnh ưu thế trên không, tiến đến có khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí lớp " không trung – mặt đất (nước)”, và trong tương lai gần sẽ phát triển thành máy bay tiêm kích đa nhiệm có sử dụng công nghệ steath để giảm độ phản xạ hiệu dụng, giảm khả năng phát hiện của radar ( khả năng phát hiện ở mức độ thấp).

Chengdu J-10A là máy bay siêu âm một chỗ ngổi một động cơ phản lực tiêm kích, được thiết kế theo mô hình khí động học " Con vịt” với cánh mũi nhỏ có trục quay trọng tâm gắn ở phía trước (canard), hai cánh tam giác với các cánh cản có trục quay phía trước, điểm đặc biệt cho phép máy bay có khả năng cơ động cao hơn. Một cánh đuôi thẳng đứng với cánh cản điều hướng và ống hút không khí có thể điều chỉnh được nằm ở phía dưới bụng máy bay.

Một phần tổ hợp của cánh máy bay hình tam giác, phía gần thân có độ dày tương đối so với độ dày mặt cắt ngang của cánh, giảm dần về phía sau. Độ khoảng 45% sải cánh được gắn kết với phần cánh cản có thể tháo rời, phần cánh cản tháo rời có mặt cắt mỏng hơn và đường uốn cong gấp về phía sau. Bộ phận cánh cản bao gồm có các cánh cản và các ống lót trục xoay cánh cản trên cánh tam giác của máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ kỹ thuật của máy bay Chengdu J-10A


Để đảm bảo ổn định hướng trong những lúc bẻ góc tấn công lớn, phía dưới ông phụt phản lực có hai cánh kiểu vây cá. Thân máy bay được chia làm 3 khoang chính. Khoang phía trước bao gồm cabin cách ly độc lập của phi công, radar mạng pha, buồng thiết bị điện tử, họng hút không khí, phận bụng máy bay trước bánh xe đỡ máy bay, đồng thời được lắp đặt cánh nhỏ phía trước dưới buồng lái. Khoang giữa máy bay được bố trí thùng dầu, các bánh chịu nặng của máy bay và đường hành lang ống dẫn không khí cho động cơ. 

Phía đuôi máy bay lắp đuôi máy bay với cánh điều hướng, 4 nắp đựng dù hãm máy bay, 2 lườn ngang với vây cánh đuôi. Phía trong lắp đặt động cơ phản lực. Bộ ba càng và bánh máy bay được thu vào thân máy bay, càng và bánh phía trước có 2 bánh, 2 càng và bánh phía sau có một bánh đối xứng nhau. Trên các máy bay mẫu và máy bay sản xuất trước khi đưa vào sản xuất dây chuyền càng chịu lực và bánh phía trước được đóng bằng 2 cánh cửa. Trên các máy bay sản xuất dây chuyền có 3 cánh cửa khoang thu càng máy bay, một cánh cửa phía trước và 2 cánh cửa hai bên. Cấu hình của buồng lái phi công chưa từng có trong ngành hàng không Trung Quốc, kiểu giọt nước lồi lên phái trên và được bọc kính trong suốt, đảm bảo cho phi công có góc nhìn 360o khi bay.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ chi tiết máy bay tiêm kích Chengdu J-10A


Máy bay tiêm kích Chengdu J-10A được thiết kế phi cân bằng động, do đó có thể đảm bảo khả năng cơ động rất cao. Điều đó đòi hơi hệ thống điều khiển tự động từ xa điện tử với 4 cấp tăng cường dự phòng và máy tính điện tử hiện đại. Hệ thống điện tử thân máy bay, cấu trúc hiện đại của cabin máy bay và hệ thống điều khiển hỏa lực có tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn bất cứ máy bay nào được phát triển bởi công nghiệp hàng không Trung Quốc. Đặc biệt, thông tin về các thông số của chuyến bay và tình hình chiến thuật được hiển thị trên 3 màn hình hiển thị đa chức năng và được chiếu lên bảng chỉ thị nền trên kính chắn gió của mũ phi công. 

Máy bay được trang bị hệ thống dẫn đường GPS/INS, máy tính kỹ thuật số tính toán thông số đường bay và hệ thống cảnh báo thông báo máy bay bị chiếu radar ARW9101. Theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, tổ hợp "Fazotron-NIIR" đã chế tạo cho máy bay này radar an ten mạng pha đa nhiệm RP -35 "Pearls". Nhà sản xuất khẳng định, radar có khả năng theo dõi một lúc 24 mục tiêu, đồng thời có thể xác định mục tiêu trên mặt đất. Đồng thời ở Trung Quốc cũng hoàn thành phát triển radar của mình JL-10A (theo một số nguồn tin — «mã số 1473») khả năng phát hiện mục tiêu loại tiêm kích lên đến 100 km, có khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng một lúc và khai hỏa tấn công 4 mục tiêu cùng một lúc. Để phát triển khả năng xuất khẩu sau nay, người Trung Quốc có thể sử dụng radar loại N010 « Beetle 10PD », radar Israel IAI Elta EL/M-2023 và radar của Ý Galileo Avionica Grifo 2000, nhưng hai loại radar nay khó có thể mua được do vấn đề chính trị.

Động cơ đẩy — động cơ phản lực AL-31FN. Theo hợp đồng thứ nhất giữa "Rosoboronexport" và các nhà sản xuất Trung Quốc, vào năm 2002 – 2004 đã chuyển đến 54 động cơ. Sau đó đã ký kết một hợp đồng xuất khẩu thêm 100 động cơ nữa. Tổng số động cơ người Trung Quốc cần khoảng 250 – 300 động cơ. Người Trung Quốc hy vọng rằng, trong thời gian họ nhập khẩu động cơ từ Nga, họ có thể phát triển và thay thế bằng động cơ sản xuất tại Trung Quốc loại WS-10ATai Hang. Vào năm 2006, xuất hiện thông tin về phiên bản Chengdu J-10, có tên là Super 10. Máy bay này được lắp động cơ thế hệ mới AL-31FN –M1 tăng cường lực đẩy tối đa từ 12550 đến 13500 kgf. Theo các nguồn thông tin khác, , Super 10 — là máy bay tiêm kích được lắp động AL-31 với lực đẩy vecto định hướng góc phụt.

Lượng dầu dự trữ trong thân máy bay Chengdu J-10 là 4950 lít. Ngoài ra, dưới cánh và dưới thân máy bay có thể treo thêm các thùng dầu phụ. Để tăng cường bán kính hoạt động và thời gian hoạt động trên không, trên máy bay có lắp thêm thiết bị tiếp dầu trên không. Một trong những mẫu máy bay Chengdu J-10 (J-10 06) được thiết kế theo mẫu này và có thiết bị định vị ống dẫn tiếp dầu trên không. Máy bay đã được thử nghiệm tiếp dầu từ thùng dầu trên máy bay ném bom H-6U (Тu-16) vào năm ngoái tại bãi thử trên sa mạc Gobi.

Vũ khí trang bị lắp đặt trên máy bay Chengdu J-10A bao gồm pháo tự động 2 nòng 23 mm, lắp phía dưới thân trên bộ giá treo súng nhẹ. Theo kết cấu trên thân dễ dàng nhận thấy là loại pháo tự động nổi tiếng đã lắp trên MiG 21 và MiG 23. Máy bay có thể mang tới 4500 kg trên 9 móc treo: sáu cái trên cánh, 2 giá dọc theo ống hút không khí và 1 ở chính giữa thân máy bay. Để chiến đấu trên không với các máy bay tiêm kích đối phương, J-10 có thể mang từ 2 đến 4 tên lửa có điều khiển tầm trung, sử dụng radar dẫn đạn PL-11 (mua lisence từ Ý Aspide Mk.1) hoặc PL-12 (SD-10 hay ShanDian-10) do chính Trung Quốc phát triển. 

Đối với các cuộc cận chiến, sử dụng tên lửa tầm gần PL-8 với đầu tự dẫn hồng ngoại lisence của Israel Python 3, bố trí ở móc treo phía ngoài cùng của cánh máy bay tam giác, Máy bay có thể sử dụng tên lửa của Nga R-73 và R-77, hoặc sử dụng tên lửa của Mỹ "Saydvinder" và "Sparrow". Tấn công các mục tiêu trên mặt đất, máy bay Chengdu J-10A có thể sử dụng bom rơi tự do hoặc bom có điều khiển (có đầu tự dẫn laser) LT-2 và LS-6, hoặc НАР. Trên biển, máy bay Chengdu được trang bị các loại tên lửa chống tầu sử dụng động cơ nhiên liệu rắn YJ-8K và С-801К, hoặc sử dụng tên lửa hành trình chống tầu С-802 động cơ turbin phản lực. Để tiêu diệt các mục tiêu radar tên lửa phòng không, máy bay Chengdu được trang bị tên lửa tự dẫn YJ-9. Trong mọi trường hợp sử dụng các loại vũ khí điều khiển chính xác lớp không đối đất hoặc không đối hải, máy bay Chengdu theo cấu hình hiện nay cần có thêm thiết bị chỉ thị mục tiêu treo trên thân máy bay hoặc được chỉ thị mục tiêu từ máy bay trinh sát, máy bay không người lái hoặc từ mặt đất (mặt biển).

Chương trình Chengdu J-10 tiếp tục phát triển, có cơ sở căn bản từ các mẫu Chengdu J-10 thành công, hàng không quân sự Trung Quốc tiếp tục phát triển mẫu biến thể Chengdu J-10 lắp 2 động cơ đẩy sử dụng trên tầu sân bay. Trong triển lãm hàng không Aero India 2007 có nhắc đến một sự phát triển khác của biến thể Chengdu J-10, thiết kế máy bay tiêm kích, ném bom (Qian Shi-10).

Căn cứ vào những kết quả đạt được theo thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong tương lại rất gần, máy bay tiêm kích Chengdu J-10 sẽ là máy bay chủ lực của lực lượng Không quân Trung Quốc, với số lượng máy bay rất lớn theo dự kiến (động cơ nhập khẩu từ Nga và tự chế tạo). Với cơ số vũ khí biên chế rất đầy đủ và rất đa dạng, có thể tác chiến trong nhiều không gian chiến trường, Chengdu J-10 sẽ tham gia tác chiến trong các lực lượng không quân tiêm kích, không quân hải quân và không quân yểm trợ lục quân.

Thông số kỹ chiến thuật của máy bay tiêm kích Chengdu J-10 :

Kíp lái: 1
Chiều dài: 16,43 m
Sải cánh: 9,75 m
Chiều cao: 5,43 m
Diện tích cánh: 33,05 m
Trọng tải rỗng: 9 800 kg
Trọng tải mang đầy đủ vũ khí: 18 000 kg
Tải trọng cất cánh cực đại: 19 277 kg
khối lượng thùng dầu phụ: 2x 624 lit (4 x165 lit)
Động cơ: 1 động cơ tuốc bin phản lức Saturn-Cradle AL-31FH hoặc Woshan WS-10A «Taihang»
Lực đẩy cực đại: 89,43 kN (7600 kgf)
Lực đẩy khi cất cánh: 122,5 kN (12500 kgf)
Tốc độ cực đại: 2,0 М
Tốc độ hành trình: 1110 km/h
Tốc độ hạ cánh: 235 km/h
Bán kính hoạt động tác chiến: 800 km
Tầm bay xa thực tế: 2 000 km (không tiếp dầu)
Trần bay: 18 000 m
Lực đẩy – tải trong T/W : 0,69 (khi cất cánh với khối lượng là 18000kg)
Vũ khí trang bị
Pháo tự động: 1 x 2 23mm
Giá móc treo: 11 ( 3 giá treo dưới cánh và 5 giá treo dưới thân)
Tải trọng vũ khí trang bị: 7 260 kg các loại vũ khí trang bị: 

Tên lửa: 

Không đối không : PL-8, PL-9, PL-11, PL-12, P-27 và Р-73
Không đối đất – hải: PJ-9, YJ-8K, YJ-9K, 90 mm rốc két НАР
Bom điều khiển (LT-2, LS-6) và bom thả rơi tự do
Tải trọng tác chiến:
Chiếm lĩnh ưu thế bầu trời và đánh chặn:
Tên lửa: 4x PL-11 hoặc PL-12 MRAAM + 2x PL-8 SRAAM + 1x 800 lit thùng dầu phụ.
Tên lửa: 2x PL-11 hoặc PL-12 MRAAM + 2x PL-8 SRAAM + 2x 1 600 lít và 1x 800 lit thùng dầu phụ.
Tấn công các mục tiêu trên mặt đất:
Tên lửa tầm gần 2x PL-8 SRAAM + 6x 250 kg bom + 2x 1 600 л và 1x 800 lit thùng dầu phụ.
Tên lửa tầm gần: 2x PL-8 SRAAM + 2x 500 kg bom điều khiển (LT-2) + 2x 1 600 lít và 1x 800 lit thùng dầu phụ + thiết bị laser chỉ thị mục tiêu.

Nước sử dụng: Trung Quốc và Pakistan

Máy bay tương đương, theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc Eurofighter Typhoon, Saab JAS 39 Gripen và General Dynamics F-16 Fighting Falcon.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc phát triển máy bay báo động sớm trên tàu sân bay



Trung Quốc đã bắt đầu phát triển máy bay chỉ huy-báo động sớm (AEW&C) để triển khai trên tàu sân bay tương lai, Jane's Defence Weekly cho hay.

Trên mạng đã xuất hiện hàng loạt ảnh của loại máy bay tương lai được chế tạo dựa trên máy bay vận tải quân sự Y-7, vốn là bản sao chép có sửa đổi của máy bay An-24.


Mô hình máy bay AEW&C trên hạm của Trung Quốc trong ống thổi khí động (scramble.nl)

Rõ ràng là máy bay AWACS trên hạm này sẽ không được sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag cũ, mua từ Ukraine năm 1998).

Tàu này sẽ bắt đầu được thử nghiệm vào cuối năm 2011, song không được trang bị máy phóng máy bay để bảo đảm cất cánh cho các máy bay hạng nặng.

Máy phóng máy bay dự kiến sẽ trang bị cho các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc mà theo dự đoán sẽ được thiết kế dựa trên tàu Varyag.

Năm 2010, trên mạng đã xuất hiện những bức ảnh biến thể trên hạm của máy bay vận tải Y-7, được trang bị trạm radar với anten mạng pha bên trên thân máy bay.


KJ-200

KJ-200 Bề ngoài, radar này giống với loại đang sử dụng trên các máy bay AWACS KJ-200, được chế tạo dựa trên máy bay vận tải Y-8 (sao chép An-12). KJ-200 sử dụng radar anten mạng pha chủ động.

Theo phỏng đoán, dự án chế tạo máy bay AWACS trên hạm được Trung Quốc tiến hành từ năm 2005 khi trên internet xuất hiện những bức ảnh đầu tiên chụp mô hình máy bay này.

Máy bay này dự đoán sẽ có ký hiệu KL-200. Trung Quốc không chính thức xác nhận việc tiến hành dự án này.

Theo Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới, TsAMTO (Nga) trong giai đoạn 2011-2014, Trung Quốc sẽ đứng thứ tư trong số các nước dẫn đầu thị trường thế giới về máy bay AEW&C, sau Mỹ, Thụy Điển và Israel.

Cụ thể, trong giai đoạn kể trên, số lượng máy bay AEW&C bán ra sẽ là 23 chiếc trị giá 6,292 tỷ USD, trong đó Mỹ đứng đầu với 13 chiếc trị giá 4,247 tỷ USD, thứ hai là Thụy Điển với hệ thống AEW&C Eryeye lắp trên các máy bay do khách hàng chọn, 4 máy bay trị giá 1,2 tỷ USD, thứ ba là Israel với 2 máy bay trị giá 566,7 triệu USD và thứ tư là Trung Quốc với 4 chiếc KJ-200 trị giá 278 triệu USD bán cho Pakistan.
[VietnamDefence news]


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.3)



[VITINFO news] Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.1) 
>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc (P.2) 


Phần III: Không quân Trung quốc






Về số lượng máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Không quân Mỹ. Mặc dù còn tụt hậu về chất lượng máy bay và trình độ đào tạo phi công so với Mỹ và một số nước khác, Trung Quốc đang trên đà nhanh chóng đuổi bắt kịp các nước trong hai lĩnh vực này.

Lực lượng Không quân Trung quốc gồm có 30 sư đoàn (3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn máy bay cường kích, 22 sư đoàn máy bay tiêm kích, 2 sư đoàn máy bay vận tải), tập trung chủ yếu ở vùng đông-bắc và ở phía đông.

Không có con số thật chính xác về số lượng máy bay của Không quân Trung quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự nước ngoài, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Trung quốc nằm trong khoảng từ 2 đến 4 nghìn chiếc. Trung quốc có 400 sân bay với sức chứa tới 9.000 máy bay, lớn hơn khoảng ba lần so với tổng số máy bay hiện có của Không quân Trung quốc, đảm bảo khả năng cơ động lực lượng không quân ở tất cả các hướng chiến lược.

Lực lượng máy bay ném bom có khoảng 140 máy bay H-6 (là bản sao loại máy bay Tu-16 của Liên xô trước đây), có cự ly hoạt động 2,5 nghìn km, trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Đây là loại máy bay cũ đã bị loại bỏ khỏi lực lượng vũ trang Nga. Từ năm 2006 Trung quốc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom H-6M có cự ly hoạt động lớn hơn. Máy bay H-6M được trang bị tên lửa hành trình DH-10. Sử dụng công nghệ của Mỹ Trung quốc đã chế tạo và sản xuất tên lửa DH-10 theo mẫu tên lửa X-55 của Nga (Trung Quốc đã mua sáu tên lửa loại này của Ukraina). Trên cơ sở loại máy bay H-6, Trung quốc còn sản xuất loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 (hiện có 8 chiếc). Ngoài ra, theo các nguồn thông tin khác nhau, lực lượng máy bay ném bom còn có khoảng từ 40 đến 350 máy bay ném bom chiến thuật loại H-5 (là bản sao loại máy bay cũ IL-28 của Liên xô trước đây). Số máy bay này sẽ được thay thế bằng loại máy bay mới JH-7, về cấu tạo giống như loại máy bay SU-24 của Nga và “Jaguar” của Anh-Pháp. Hiện nay không quân Trung quốc mới có (15-20) chiếc loại này. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay ném bom là 80 giờ/năm.

Lực lượng máy bay cường kích có khoảng từ 300 đến 550 máy bay Q-5 (được sản xuất theo mẫu máy bay MiG-19). Đây là loại máy bay cũ, nhưng khá hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ cho lục quân trên chiến trường nếu đối phương không có lực lượng phòng không mạnh hoặc lực lượng phòng không của đối phương đã bị tiêu diệt. Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay cường kích là 150 giờ/năm.

Lực lượng mạnh nhất của Không quân Trung quốc là lực lượng máy bay tiêm kích, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã được trang bị lại bằng các loại máy bay mới nhất: SU-27 (Trung Quốc gọi là J-11) và SU-30 (Trung Quốc gọi là J-12). Không quân Trung Quốc hiện có 176 máy bay SU-27 và 73 máy bay SU-30. Dự kiến 200 máy bay SU-27 sẽ được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga (không được quyền bán lại cho các nước thứ ba), nhưng sau khi sản xuất được 105 chiếc phía Trung Quốc hủy bỏ hợp đồng này. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất loại máy bay tiêm kích J-11B (phiên bản rút gọn của máy bay J-11) để xuất khẩu.

Trung quốc còn sản xuất một loại máy bay tiêm kích hiện đại nữa là J-10 theo mẫu máy bay tiêm kích “Lavi” của Israel kết hợp với các trang thiết bị của Nga (radar “Juk”, động cơ AL-31F, vũ khí). Trung quốc hiện có 70 máy bay J-10 , và dự kiến sẽ sản xuất đến 300 chiếc.

Thời gian bay trung bình của phi công lái máy bay tiêm kích là 200 giờ/năm, tương đương với phi công Mỹ, và lớn hơn (4-5) lần so với phi công Nga.

Không quân Trung quốc còn có một số lượng đáng kể máy bay tiêm kích cũ. Loại phổ biến nhất là máy bay J-6 (bản sao của máy bay MiG-19). Trước đây Không quân Trung quốc có đến 3 nghìn máy bay J-6, hiện còn khoảng từ 300 đến 800 chiếc. Không quân Trung quốc còn có khoảng 700 máy bay J-7 (bản sao của máy bay MiG-21) và khoảng (180-250) máy bay J-8 do Trung quốc tự chế tạo. Tất cả các loại máy bay kể trên không đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, tuy nhiên chúng có khả năng tạo ra hiệu ứng số đông, đảm bảo phối hợp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của các loại máy bay hiện đại.

Không quân Trung quốc (giống như Không quân Mỹ) cũng có một phi đội mang tên "Aggressor" gồm các phi công giỏi nhất và được trang bị máy bay hiện đại SU-27. Phi đội này tạo giả hoạt động của Không quân đối phương giả định (như Đài Loan…). Phi công các đơn vị khác của Không quân Trung Quốc diễn tập với phi đội "Aggressor" để nâng cao trình độ và nghiên cứu chiến thuật của đối phương giả định.

Máy bay tiêm kích của Không quân Trung quốc được trang bị một số lượng lớn tên lửa "không đối không” hiện đại gồm khoảng 3 nghìn tên lửa P-27 và 3200 tên lửa P-73 của Nga. Trung Quốc tự, sản xuất tên lửa PL-9 (theo mẫu tên lửa "Pyton-3" của Israel) và tên lửa PL-11 (theo mẫu tên lửa "Aspid-1A" của Ý). Tên lửa PL-9 còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của lục quân.

Số lượng máy bay trinh sát của Không quân Trung quốc gồm có 100 máy bay JZ-6, 40 máy bay HZ-5, 15 máy bay YZ-7 và YZ-8, 5 máy bay "Learjet-35 ", 8 máy bay AN-30, 3 máy bay TU-154P. Gần đây lực lượng không quân Trung quốc đã được trang bị thêm 6 hoặc 7 máy bay trinh sát điện tử từ xa KJ-200 và KJ-2000.

Số lượng máy bay vận tải của Không quân Trung quốc gồm có 300 máy bay Y-5 (bản sao của máy bay AN-2), 100 máy bay Y-7 (AN-24), 70 máy bay Y-8 (AN-12), 15 máy bay Y-11 và 8 máy bay Y-12 (là 02 loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Trung quốc tự chế tạo), 19 máy bay TU-154, 20 máy bay IL-76, 6 máy bay Boeing 737. Khả năng đổ bộ lính dù và vận chuyển quân của Không quân Trung quốc hiện còn bị hạn chế.

Phần lớn số lượng máy bay trực thăng của quân đội Trung quốc trực thuộc quân chủng lục quân. Không quân Trung quốc chỉ có 100 máy bay trực thăng Z-5 (bản sao của máy bay Mi-4), 100 máy bay trực thăng Z-9 (bản sao của máy bay Pháp AS-365), 40 máy bay trực thăng Mi-8, 6 máy bay trực thăng AS-332 của Pháp.

Trong những năm gần đây khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc đã được nâng lên đáng kể bằng cách mua các hệ thống tên lửa phòng không C-300 của Nga. Hiện nay Trung Quốc có 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU, 2 trung đoàn (4 tiểu đoàn) tên lửa phòng không C-300PMU-1, và 16 tiểu đoàn tên lửa phòng không C-300PMU-2. Trung Quốc đã sao chép hệ thống tên lửa phòng không C-300 và bắt đầu sản xuất hệ thống này (với tên gọi là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9). Ngoài ra, lực lượng phòng không của Trung quốc còn có khoảng 600 bệ phóng tên lửa HQ-2 (bản sao hệ thống tên lửa phòng không C-75 của Liên Xô trước đây) và khoảng 16.000 pháo phòng không.

Ở Trung Quốc, binh chủng lính dù trực thuộc quân chủng Không quân. Lực lượng này gồm 3 sư đoàn và đóng tại quân khu Bắc Kinh. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (3 trung đoàn lính dù và 1 trung đoàn pháo binh). Tổng số quân của binh chủng khoảng (24-30) nghìn người. Tất cả mọi quân nhân của binh chủng lính dù, kể cả tư lệnh binh chủng, đều phải biết nhảy dù từ một số loại máy bay xuống các địa hình khác nhau. Mặt yếu của lực lượng lính dù là số lượng máy bay vận tải và trực thăng đổ bộ còn thiếu, nên khả năng cơ động còn bị hạn chế.




Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

>> Máy bay chiến đấu Panavia Tornado





Panavia Tornado là loại máy bay tấn công đa năng, kết quả của sự hợp tác nghiên cứu phát triển giữa ba nước Đức, Italy và Anh.

Đức và Italy đang cần thay thế F-104 Starfighter bằng máy bay Panavia Tornado ,còn Anh lại muốn sở hữu Panavia Tornado như một loại máy bay tấn công hiệu quả và hiện đại.





Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không…


Máy bay được thiết kế cho các cuộc tấn công ở cự ly cực ngắn so với mục tiêu nhờ vào tích hợp dạng 'cánh cụp cánh xoè’ cho phép máy bay vẫn giữ được tốc độ cao ở trần bay thấp.

Panavia Tornado GR4 được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như tấn công các mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Turbo-Union RB199-34R Mk 103 Panavia Tornado GR4 được phát triển dựa trên các phiên bản Tornado trước đó như Tornado F.2 và Tornado F.3. Dưới đây là một số hình ảnh về máy bay Panavia Tornado GR4.


Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 và các phiên bản F-2, F-3.


Panavia Tornado GR4 có trang bị giá treo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa Taurus, tên lửa phòng vệ AIM-132 ASRAAM.


Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối đất gồm Wasp ASM, tên lửa chống tàu Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, tên lửa chống bức xạ BAe ALARM, rocket LAU-51A và LR-25.


Ngoài ra còn có thể mang bom hạt nhân B61 và WE.177.


Các loại bom được trang bị gồm, bom napal, bom nổ chậm, bom chùm BL755, các loại bom dẫn đường laser Paveway, và các loại bom dẫn đường HOPE/HOSBO.


Tính năng kỹ thuật của Panavia Tornado GR4:

Phi đội: 2 người; Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg Tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27 Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại.
(defence news)

>> Máy bay vận tải quân sự A400M





Chương trình phát triển A400M có sự tham gia của 7 nước châu Âu bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.




A400M lần đầu tiên ra mắt công chúng tại Triển lãm hàng không Berlin, Đức. Đây được cho là máy bay vận tải quân sự tiên tiến nhất thế giới.

A400M là máy bay cánh cao đầu tiên có đuôi hình chữ T từng được Airbus sản xuất.


A400M có 4 động cơ P400-D6 11.000 mã lực.


Trong trường hợp khẩn cấp, A400M có thể chứa được 125 chiếc cáng cộng với một phòng chăm sóc đặc biệt.


A400M được đội bay thử nghiệm đã đặt cho biệt danh là ‘gấu xám’.


A400M được chạy bằng động cơ tuabin phản lực cánh quạt, với trọng tải 37 tấn.
 

A400M được 7 nước châu Âu của NATO nghiên cứu chế tạo.

Tuổi thọ của A400M là không dưới 30 năm.

A400M cũng có sức chứa tới 116 binh sỹ hoặc lính nhảy dù được trang bị đầy đủ vũ khí, thiết bị.

A400M đảm bảo việc vận chuyển quân và hàng hoá, đổ bộ quân hoặc hạ cánh trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, cả ban ngày lẫn ban đêm với chi phí bảo dưỡng thấp.
Theo đánh giá, A400M có đủ sức ‘loại’ máy bay vận tải C-130 của Mỹ.

Trọng lượng hạ cánh tối đa 114 tấn.
(tổng hợp)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Radar Triều Tiên 'bắt bài' máy bay tàng hình Mỹ



>> Triều Tiên triển khai tàu ngầm quái dị

Sau khi xảy ra vụ việc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bố trí các loại máy bay tàng hình tại khu vực này nhằm đối phó với Triều Tiên.


Theo tình báo quân sự của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bố trí tại khu vực giới tuyến giữa Hàn Quốc và Triều Tiên các loại radar đặc chủng nhằm mục đích theo dõi máy bay tàng hình của Mỹ.

Dẫn lời của người phụ trách tình báo liên minh Mỹ - Hàn, Triều Tiên đã cải tạo một số radar được nhập khẩu từ Nga, và bố trí tại khu vực giới tuyến của Hàn Quốc và Triều Tiên. Theo đó, các radar này sẽ xác định vị trí và tốc độ của máy bay.

Sau khi xảy ra xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, tàu sân bay George Washington và quân đội Mỹ đã cùng quân đội Hàn Quốc diễn tập, máy bay tàng hình F-22 cũng bay từ Nhật Bản sang để tham gia cuộc diễn tập này.

Đài truyền hình MBC cho biết, máy bay tàng hình F-22 Khi bay qua Triều Tiên đã bị các radar chống tàng hình của Triều Tiên phát hiện. Lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-il đã có nhiều thông tin về F-22, dựa vào hệ thống radar trên.


Hệ thống radar đi kèm của S-125. Ảnh minh họa

Chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng, thông tin Triều Tiên phát triển loại hình radar mới là đáng tin cậy. Bởi hàng tháng Triều Tiên thường công bố số lần máy bay trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc vi phạm vào lãnh thổ của Triều Tiên, điều này cho thấy khả năng theo dõi của radar Triều Tiên là rất cao.

Một chuyên gia phân tích Hàn Quốc cho biết, để không bị các radar của Triều Tiên phát hiện, trong lúc làm nhiệm vụ, máy bay tàng hình của Mỹ phải chấm dứt mọi liên lạc, hoặc là phải tắt hoàn toàn các loại radar trên không của mình. Điều này sẽ làm cho sức mạnh tác chiến bị giảm đáng kể.

Ngoài việc nghiên cứu các loại radar chống tàng hình mới, Triều Tiên còn phát triển một kỹ thuật tàng hình của riêng để đối phó với các lực lượng của Mỹ và Hàn Quốc.

Năm 2010, Quân đội Hàn Quốc đã thu thập được rất nhiều thông tin cho rằng, Triều Tiên sẽ trang bị cho tàu chiến, máy bay chiến đấu, các loại xe bọc thép khả năng hấp thụ sóng tàng hình của radar, tới 95%.

Tuy nhiên, cũng có nghi ngờ về khả năng phát hiện máy bay tàng hình của của Triều Tiên.

Nhật báo Trung ương Hàn Quốc cho biết, nếu như F-22 thâm nhập vào Triều Tiên thì các loại radar của Triều Tiên chỉ có thể phát hiện ra trong trường hợp cụ thể, tức là xảy ra xung đột, điều chưa hề diễn ra từ trước đến nay. F-22 phải ở trong cự li 20-30km thì các radar này mới có khả năng phát hiện, nguồn tin khẳng định.

(vtc news)

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ đặt phi đội máy bay trinh sát giáp Pakistan



Ngày 17/1, Hải quân Ấn Độ đã biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai tại căn cứ hải quân Porbander, nhằm thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Tiến sĩ Kamla, Thủ hiến bang Gujarat, đã chủ trì lễ biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai của Hải quân Ấn Độ tại căn cứ hải quân Porbander.
Nhiệm vụ chính của phi đội là tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và trinh sát trên biển. Phi đội được biên chế hai loại máy bay không người lái (UAV) do Israel sản xuất, gồm Searcher và Heron.

Biên chế một phi đội máy bay không người lái của hải quân ở Porbander trở nên rất quan trọng, vì thị trấn duyên hải này gần với Pakistan và là cơ sở của một căn cứ hải quân và không quân.

Vị trí căn cứ Hải quân ở Porbander, Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng hải quân tinh nhuệ trên thế giới. Việc triển khai các phi đội máy bay không người lái để thực hiện nhiệm trinh sát và giám sát trên biển.

Phát ngôn viên của Hải quân Ấn Độ phát biểu với báo giới: “Mỗi UAV sẽ được trang bị hệ thống radar, máy ảnh, các thiết bị thông tin liên lạc và tình báo, dựa vào đặc tính của các nhiệm vụ trinh sát trên không được tiến hành dọc bờ biển bang Gujarat”.

UAV Heron.

Khi UAV thực hiện nhiệm vụ, nó sẽ được điều khiển bằng bộ điều khiển lắp đặt trên bờ biển. Đồng thời, tất cả các dữ liệu thu thập được bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác sẽ được chuyển trực tiếp vào bờ, nơi đặt bộ điều khiển.

Dựa trên các dữ liệu nhận được từ UAV gửi về, Hải quân Ấn Độ sẽ đối sách thích ứng sau khi phân tích mức độ nhạy cảm của vấn đề, phát ngôn viên hải quân cho biết thêm.
(vtc news)

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

>> Bí ẩn máy bay ném bom siêu âm của Trung Quốc


Bên cạnh chiếc J-20 đang thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, Trung Quốc đang âm thầm phát triển một chiếc máy bay ném bom tàng hình mới, tạm gọi là H-8.
Trung Quốc trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý của giới quân sự thế giới như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc một sự cố ý rò rỉ thông tin với động cơ chính trị.

Trong những ngày đầu năm 2011, liên tục thông tin về các hệ khí mới, từ tên lửa chống tàu sân bay, máy bay tiêm kích thế hệ 5 được hé lộ. Bây giờ đến lượt máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-8. Dường như, Trung Quốc đang cho cả thế giới thấy, sức mạnh quân sự, khoa học công nghệ quốc phòng của họ không thua kém bất kỳ quốc gia nào.


Theo một báo cáo, H-8 có khối lượng rỗng khoảng 63 tấn, trọng lượng cất cánh trung bình 155 tấn, tối đa khoảng 163 tấn, H-8 sẽ có khả năng mang theo 18 tấn vũ khí trong khoang chứa. Hình ảnh chưa được xác minh.

Theo một số thông tin, Trung Quốc gọi H-8 là “Phượng hoàng lửa”. Đây là loại máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ ném bom chiến lược, có khả năng tàng hình, nhằm đối trọng với B-2 Spirit của Mỹ.

Chương trình phát triển H-8 rất bí mật, có rất ít thông tin được hé lộ. Tuy nhiên, có nhận định cho rằng, H-8 sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm 2011.

Hiện hình ảnh gần nhất về H-8 cho thấy, loại máy bay này mới chỉ tồn tại ở dạng mẫu nghiên cứu chế tạo, có hình dáng khí động học động học gần giống với B-2 Spirit của Mỹ.

Trước đây, có thông tin cho rằng, một nhà khoa học người Mỹ gốc Ấn đã bán các tài liệu bí mật về B-2 Spirit. Điều này đến nay lại càng được củng cố.


Một hình ảnh khác về H-8 phát tán trên internet. Tuy nhiên, dựa vào quan sát đường nét, bức ảnh bị nghi vấn là sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa ảnh.

H-8 được phát triển nhằm thay thế H-6 (nguyên mẫu là máy bay ném bom Tu-16 của Nga), được Xian Aircraft Industrial Corporation phát triển.

H-8 được kỳ vọng có tốc độ khoảng Mach-1,2, mang theo các tên lửa hành trình và bom, thậm chí, tên lửa hạt nhân chiến thuật. Sự phát triển của H-8 được cho là cùng lúc với sự phát triển của tiêm kích thế hệ 5 J-20, hai loại máy bay này sẽ là nòng cốt trong lực lượng không quân Trung Quốc PLAF tương lai gần.

Các báo cáo cho biết, H-8 được áp dụng nhiều công nghệ cao trong thiết kế, thân và cánh máy bay được làm bằng sợi cacbon với tỷ lệ cao, vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và khả năng bộc lộ radar thấp.

Máy bay cũng được áp dụng hệ thống Fly-by-wire hiện đại, máy bay có khả năng bay theo địa hình nhờ sự trợ giúp của một radar chức năng, kết hợp với hệ thống liên lạc vệ tinh để lập bản đồ kỹ thuật số cho hành trình. Tuy nhiên khả năng này có thể chưa hoàn thiện do hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu chưa sẳn sàng.

Vũ khí chính của H-8 là 1 tên lửa hành trình đối đất Hồng Nan HN-3 Red Bird (sao chép từ tên lửa Kh-55 của Nga), được bố trí trong hai ổ quay, mỗi ổ quay mang 6 tên lửa. Trong nhiều trường hợp, tên lửa này có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn khoảng 3.000km. Ngoài ra khoang chứa bom có khả năng mang theo các loại bom dẫn bằng lade, tên lửa hành trình chống tàu.

H-8 có phi hành đoàn 2 người. Theo nhận định H-8 có tầm bay rất lớn, các thùng nhiên liệu lớn trong thân cho phép máy bay bay liên tục khoảng 11.000km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Việc phát triển H-8 cũng là đề tài cho nhiều sự đồn đoán, cùng với J-20 cả hai loại máy bay này đều gặp phải khó khăn với động cơ sẽ trang bị cho nó.

Rất có thể, H-8 sử dụng 4 động cơ WS-10A, được sản xuất từ sự kế thừa công nghệ Nga, Mỹ. Động cơ loại này có phần được làm từ sợi cacbon, được phủ một lớp hóa chất đặc biệt bằng công nghệ nano nhằm giảm bức xạ hồng ngoại. Tuy nhiên, nếu sử dụng động cơ nội địa WS-10A tồn tại nhiều nhược điểm kỹ thuật, không có gì đảm bảo H-8 sẽ bay được với tốc độ Mach-1,2 với hành trình lên đến 11000km.

Kết luận, cũng tương tự như J-20, H-8 chưa sẵn sàng để cất cánh trong năm 2011, hai mẫu máy bay chỉ dừng lại ở cấp độ mẫu chế tạo thử nghiệm.

Với những nước có bề dày kinh nghiệm sản xuất máy bay như Mỹ, Nga, từ mẫu thử nghiệm đến khi được chấp nhận thiết kế cũng phải mất 5-7 năm, từ nguyên mẫu đến sản xuất loạt cũng cần bằng ấy thời gian nữa. Trung Quốc chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian để cho ra mắt nguyên mẫu chính thức.
Quốc Việt (theo Defence Aviation)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang