Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bí mật quân sự

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí mật quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí mật quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.(P1)

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác

Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Tổ chức hành quân cơ động

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác.

Nội dung chủ yếu của cơ động hành quân chiến đấu là các tầu ngầm bí mật, kịp thời, đúng thời gian tập kết tại khu vực được chỉ định hoặc vị trí được xác định với khả năng sẵn sàng cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cơ động hành quân của tầu ngầm trong khu vực chiến sự được thực hiện theo tuyến đường xác định ngắn nhất, bí mật và bất ngờ nhất dưa trên cơ sở đánh giá khu vực cơ động, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, khả năng cơ động của tầu, thời gian thực hiện hải trình và thời gian có mặt tại vị trí tập kết, trong điệu kiện chiến đấu cần tính toán đến khả năng chiến đấu của lực lượng chống ngầm đối phương cũng như trang thiết bị, phương tiện chiến đấu của địch.

Mọi hải trình cơ động của tầu ngầm hoặc hành trình cơ cộng huấn luyện chiến đấu hoặc sử dụng vào các mục đích khác, trước khi triển khai cơ động đều cần được tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ đến từng chi tiết. Mỗi tầu ngầm trong đội hình đều phải được bố trí công tác chuẩn bị, có nghĩa là khoảng thời gian nhất định làm công tác chuẩn bị, sau khoảng thời gian đó tầu có thể nhổ neo và cơ động vào biển để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Công tác chuẩn bị được chỉ định dựa trên cơ sở tình huống thực tế, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, đặc biệt chú ý là hệ thống năng lượng trạm nguồn của tầu. Có 3 tình huống thực hiện công tác chuẩn bị cho tầu ngầm. Ngay tức khắc chuẩn bị nhổ neo cơ động; chuẩn bị cơ động với một khoảng thời gian nhất định ( từ 1-12 giờ); chuẩn bị cơ động với thời gian chuẩn bị tính bằng ngày.

Chuẩn bị nhỏ neo cơ động ngay tức khắc là: tầu ngầm cần sẵn sàng nhận mệnh lệnh nhổ neo ra khơi ngay lập tức hoặc trong giới hạn thời gian rất hẹp (5 phút, 15 phút). Trong trường hợp này, động cơ trạm nguồn của tầu cần được khởi động trước thời gian chuẩn bị.

Khối lượng những công việc cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị cho tầu cơ động sẵn sàng chiến đấu, phụ thuộc vào tình huống sẵn sàng cơ động, cấp chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thời gian có được chuẩn bị cho chuyến hải trình. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị cho cơ động, cần luôn giữ cho tầu ngầm trong trạng thái kỹ chiến thuật tốt nhât, công tác bảo đảm kỹ thuật vỏ tầu (luôn chắc chắn và sạch sẽ) vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật trong trạng thái hoạt động tốt nhất với độ tin cậy cao, cơ sở vật chất đảm bảo (đạn, dầu, nước ngọt, các trang thiết bị lọc không khí, lương thực thực phẩm…) cần được bổ xung đầy đủ, đúng tiêu chuẩn theo cơ số biên chế quy định.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị đưa vũ khí trang bị lên tầu ngầm

http://nghiadx.blogspot.com
Đưa trang thiết bị lên tầu

Chuẩn bị cho hải trình của tầu ngầm bắt đầu sau khi nhận được nhiệm vụ chiến đấu hoặc chỉ lệnh chuẩn bị cơ động, bao gồm chuẩn bị vũ khí trang bị, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện mệnh lệnh cơ động hàng quân, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao hoàn toàn phụ thuộc và chất lượng công tác chuẩn bị của tầu ngầm cho chuyến hải trình. Công tác chuẩn bị tuân thủ theo nguyên tắc của điều lệnh tác chiến, các tiêu chuẩn kỹ chiến thuật, các thông số kỹ thuật ghi lại, các tài liệu hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng bảo quản và khai thác sử dụng vũ khí và trang bị trên tầu.

Sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, thuyền trưởng của tầu ngầm cần hiểu rõ nhiệm vụ được giao (những nội dung nhiệm vụ cần thực hiện, thực hiện ở từng địa điểm cụ thể, thời gian thực hiện và thực hiện nội dung yêu cầu nhiệm vụ như thế nào). Ngoài ra, chỉ hủy trưởng tầu ngầm cần đánh giá chính xác tình hình giữa ta và địch trên tuyến đường cơ động và tại khu vực tập kết hoặc trong khu vực tác chiến, có nghĩa là nghiên cứu tất cả các yếu tố và tính huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện chính xác những thông số chiến thuật và tình huống, trên hải đồ bằng những ký hiệu tác chiến quy ước, đánh dấu và ghi rõ mọi thông tin trinh sát địch tình, lực lượng của ta, những thông số ghi chú những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành nhiệm vụ và tóm tắt ngắn gọn nhất phương án giải quyết.

Xác định và đánh giá đúng tình huống ta và địch: Đánh giá tình huống bao gồm đánh giá tình hình lực lượng địch, khả năng cơ động thay đổi vị trí của lực lượng địch, lực lượng của ta, tuyến hải trình cần phải cơ động và khu vực tác chiến, xác định khối lượng thời gian. Khi dánh giá tình hình địch, cần làm rõ, cơ cấu biên chế, tổ chức lực lượng địch, khả năng tác chiến của địch, khả năng xảy ra chiến trận khi chạm địch và tính chất của trận đánh, những điểm mạnh và điểm yếu của địch. Trên tuyến đường cơ động và khu vực tập kết cần xác định rõ và đánh giá chính xác khả năng lực lượng chống ngầm của đối phương, cấp độ lực lượng chống ngầm địch có thể triển khai tác chiến. Trong khu vực tác chiến cần đánh giá chính xác lực lượng địch có mặt, bao gồm mục tiêu cần tìm kiếm, theo dõi hoặc mục tiêu cần tấn công tiêu diệt, tổ chức phòng ngự của địch.

Khi đánh giá lực lượng của ta trước hết cần nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm theo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi tham gia hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác của hạm đội cần nắm chắc, cơ cấu biên chế tổ chức, tính năng kỹ chiến thuật vũ khí trang bị, vị trí đứng và đường cơ động, khả năng tác chiến của lực lượng hiệp đồng, những điểm mạnh và yếu của lực lượng.

Đánh giá tuyến hải trình cơ động và khu vực tác chiến cần nghiên cứu và xác định các thông số về tính chất vùng nước và địa lý đáy biển, khả năng dẫn đường và khả năng hải hành của tầu ngầm, tình hình thủy văn môi trường và tình trạng thủy âm. Trong nội dung nghiên cứu hải trình cần chú ý đến độ sâu của đáy biển, khoảng cách từ căn cứ tầu ngầm đến khu vực tác chiến và đến tuyến phòng thủ bờ biển của đối phương, khả năng xác định vị trí của tầu bằng phương pháp thiên văn học, radar định vị, sự hiển diện và tốc độ, tính chất của các dòng hải lưu, độ dày của băng trên bề mặt, eo biển, eo biển hẹp, vùng nước cạn, khả năng có bão biển, sương mù và những hiện tượng phức tạp của thời tiết khác, đồng thời cần chú ý đến hiện tượng và tốc độ tán xạ của thủy âm theo độ sâu đáy biển, cùng với các yếu tố đặc thù khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xác định thời gian: là xác định khoảng thời gian hiện có cho công tác chuẩn bị tầu ngầm cho chuyến ra khơi, cơ động vào khu vực sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ những đánh giá về tình huống thực tế, rút ra kết luận: Tình huống trước mắt thuận lợi hay khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở phân tích và nắm chắc nhiệm vụ và những kết luận từ tình huống thực tế, chỉ huy trưởng ra quyết định hành động, có nghĩa là kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho tầu ngầm và thủy thủ đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quyết tâm của chỉ huy trưởng tầu ngầm được thể hiện trên hải đồ với những tính toán cần thiết và các chú giải ngắn gọn. Đồng thời, thuyền trưởng tầu ngầm giao nhiệm vụ cho các đội vũ khí trang bị, các đội kỹ thuật thân tầu về nội dung công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện những nội dung công tác theo kế hoạch chuẩn bị cho tầu ngầm cơ động, kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các đội thực hiện theo kế hoạch và chất lượng công việc đạt được.

Chuẩn bị cơ động cho tầu ngầm: được tiến hành theo kế hoạch đặc biệt của tầu, theo biểu đồ thực hiện nhiệm vụ, bao gồm có những nội dung chính như sau:

1-Chuẩn bị kiểm tra thân vỏ tầu, vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật trên boong:

-Kiểm tra tình trạng của thân và vỏ tầu, sử dụng thợ lặn chuyên nghiệp kiểm tra các bộ phận thân tầu phía bên ngoài và các bộ phận khác bên ngoài thân tầu (lớp vỏ, hệ thống bánh lái ngang và bánh lái theo phương thẳng đứng, cánh quạt chân vịt…);

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống lặn xuống và nổi lên của tầu ngấm, hệ thống khí nén, hệ thống thu không khí và xả khí thải ( khi tầu chạy ngầm dưới nước vẫn sử dụng động cơ diesen – “tầu ngầm diesen- điện”- mức độ nạp điện của các bình điện – acquy, chuẩn bị vỏ tầu cho lặn ngầm;

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống tời kéo tầu và các thiết bị thả hàng, chuyển hàng ở dưới đáy biển;

- Kiểm tra chi tiết theo kế hoạch hoặc kiểm tra trước giai đoạn nhằm phát hiện hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, chỉnh chuẩn kịp thời các thiết bị đo thông số và tính toán, xử lý thông tin và cung cấp kết quả, các thiết bị đo các trường vật lý thân tầu.

-Kiểm tra đồng bộ và chất lượng kỹ thuật, đảm bảo hoạt động tốt các trang thiết bị cứu hộ và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị thoát hiểm và các trang thiết bị dự phòng khác.

-Tiếp nhận cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm, cơ số đạn và dự trữ vật chất theo tiêu chuẩn, sắp xếp theo quy định trên tầu.

-Tính toán sự phân bổ trọng tải và bơm thêm vào các thùng để dằn tầu;

-Ra khơi kiểm tra kiểm hoát hoạt động của vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và an toàn trong hải hành.

2- Chuẩn bị thủy thủ đoàn của tầu ngầm:

-Chuẩn bị theo chuyên môn kỹ thuật và kỹ chiến thuật của biên chế lực lượng sĩ quan trên tầu theo nội dụng nhiệm vụ cơ động được giao, tiến hành các tính toán các thông số kỹ chiến thuật theo phương án sử dụng vũ khí trang bị chiến đấu và tranh thiết bị kỹ thuật khi cơ động; nghiên cứu vùng nước theo tuyến đường cơ động và trong khu vực hoạt động tác chiến.

-Huấn luyện và tập huấn các nội dung chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện nhiệm vụ cơ động được giao, sử dụng vũ khí khí tài thành thạo, chuẩn xác và không có sự cố, thục luyện sử dụng trang thiết bị kỹ thuật triệt để, thành thục và khai thác được hết tính năng kỹ thuật của trang thiết bị trước khi khởi hành.

3. Chuẩn bị cơ động cho biên chế tổ chức tầu ngầm về tổng thể bao gồm:

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng cơ động của thủy thủ đoàn, quân số đơn vị, đài chỉ huy trung tâm của tầu ngầm, các vị trí quan sát bằng kính quang học và các thiết bị quan sát để đảm bảo có độ tin cậy cao nhất khi điều khiển tầu ngầm trong trường hợp tầm nhìn thấp, khi cơ động ngầm và trong những điều kiện phức tạp khác.

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng của tầu ngầm khi nhận hàng, con người trên biển và khả năng cứu kéo khi gặp trường hợp bị mất lái hoặc hỏng hóc.

-Kiểm tra khả năng hỗ trợ và cung cấp thông tin của hệ thống định vị, dẫn đường và cung cấp thông tin thủy văn, môi trường khi tầu cơ động ra biển và khi tầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

-Kế hoạch thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi ra khơi, tổ chức thông báo, cập nhật thông tin nói chung và những thông tin về khu vực tập kết sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời cũng bố trí thời gian để thủy thủ đoàn chuẩn bị các nội dung liên quan khác.

Theo tình huống khi nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cùng với phác thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Chỉ huy trưởng của tầu ra chỉ lệnh cho các cán bộ cấp dưới, cấp phó chỉ huy chính trị, các chỉ huy trưởng các bộ phận theo những nội dung sau:

-Thời gian và nội dung công việc chuẩn bị cho thủy thủ đoàn, vũ khí trang bị và các phương tiện, trang bị kỹ thuật để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

-Những thông số kỹ chiến thuật cần được tính toán và nắm chắc về sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, số lượng và các cơ số dự trữ đạn, thiết bị, cơ sở vật chất dự phòng sẽ được tiếp nhận lên tầu.

-Tổ chức đảm bảo phòng thủ và bảo vệ tầu khi cơ động hành quân ra biển, trình tự sử dụng trang thiết bị khí tài thông tin liên lạc và nhận biết địch ta.

-Hướng tập trung công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi chuẩn bị hải hành, khi hành quân cơ động.

-Bổ xung những chỉ thị liên quan trực tiếp đến công việc ….

Khi các nội dung công tác chuẩn bị hải hành của tầu ngầm đã kết thúc, các chỉ huy các đầu mối công tác các bộ phận sẽ báo cáo cấp trực tiếp điều hành và kiểm soát các hoạt động của công tác chuẩn bị, các trợ lý, cấp phó chỉ đạo điều hành sẽ báo cáo chỉ huy trưởng tầu ngầm về tất cả các nội dung đã chuẩn bị: trạng thái kỹ chiến thuật của vũ khí, trạng thái kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị. Cấp độ sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ đoàn khi nhận nhiệm vụ được giao, loại, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, dự trữ vũ khí đạn và khí tài, thiết bị tiếp nhận lên tầu.

Tiếp nhận báo cáo của phó chỉ huy trưởng tầu và cấp phó chính trị. Chỉ huy trưởng tầu ngâm phụ thuộc vào tình huống thực tế và thời gian hiện có, cần đưa ra mệnh lệnh khởi động trạm nguồn năng lượng chính, đồng thời còn thời gian đến điểm bắt đầu khời hành, thông báo về chỉ lệnh sẵn sàng khởi hành.

Kết thúc các công tác chuẩn bị cho tầu ngầm rời căn cứ, bắt đầu cơ động bằng mệnh lệnh đến toàn bộ tầu, toàn bộ các thành viên tầu ngầm “Tầu ngầm vào trạng thái chiến đấu, cơ động hành quân - chuẩn bị” theo điều lệnh và quy định tác chiến trên tầu, các thành viên thủy thủ đoàn thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định và theo biểu đồ chuẩn bị khởi hành. Thực hiện các nội dung công tác như sau:

-Kiểm tra lại và xem xét sơ bộ vũ khí trang bị trên tầu.

-Chuẩn bị và đưa vào hoạt động các trang thiết bị cơ động.

-Chuẩn bị các trang thiết bị bảo đảm độ vững chắc và chịu lực thân tầu, chuẩn bị cho tầu lặn xuống biển.

-Chuẩn bị cho các thiết bị điều khiển lặn xuống và nổi lên mặt nước hoạt động.

-Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị cho tầu lặn xuống, đồng thời kiểm tra độ kín khít thân tầu. (Thông lệ cho tất cả các tầu ngầm)

-Khởi động máy bơm, bơm nước vào các thùng đựng dằn tầu, các thùng tăng tốc độ lặn ngầm và các công tác khác.

Sau khi thực hiện tất cả các nội dung công tác, các chỉ huy các bộ phận báo cáo chỉ huy trưởng – thuyền trưởng. Chỉ huy trưởng ra mệnh lệnh vào vị trí chiến đấu, tầu ngầm khởi hành và bắt đầu lặn xuống.

Trong những trường hợp đặc biệt: Đòn tấn công bất ngờ của đối phương, các trường hợp tai nạn, hỏng hóc bất ngờ và trong những trường hợp bất thường khác. Triển khai phương án cơ động khẩn cấp. Trong những trường hợp đó, khi nhận được mệnh lệnh hoặc chỉ huy trưởng tầu ngầm ra mệnh lệnh cơ động khẩn cấp ra biển hoặc đến khu vực tập kết, bằng thời gian ngắn nhất các thành viên các bộ phận khởi động trang thiết bị thân tầu, đưa tầu ra khơi, mọi nội dung công tác chuẩn bị tiếp theo được thực hiện với khối lượng tối giản và trên đường hành quân.

Vào thời điểm đã định, tầu ngầm theo mệnh lệnh của người chỉ huy tầu nhổ neo và thực hiện chuyến hải trình từ căn cứ để cơ động di chuyển đến khu vực thực hiện nhiệm vụ theo tuyến đường cơ động đã định sẵn. Khi cơ động ra khơi từ căn cứ, kíp tầu tuân thủ các quy trình bảo mật theo các kênh đã định trước, tránh khỏi bị phát hiện bởi các thiết bị tìm kiếm, định vị mục tiêu, đồng thời tránh khỏi những khu vực có bố trí thủy lôi, các hành lang hành quân đã được xác định bằng các thiết bị dẫn đường và giới hạn. Thông thường, cơ động được thực hiện độc lập, trong trường hợp có khả năng đối phương tấn công – cơ động sẽ tiến hành trong tổ chức đội hộ tống tầu ngầm, bao gồm có tầu chống ngầm, tầu với hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đồng thời có sự có mặt của máy bay và trực thăng tác chiến không hải. Nếu có khả năng có trận địa thủy lôi do đối phương bố trí, tầu ngầm thường theo sau tầu quét thủy lôi, tầu ra quét sẽ mở đường cho tầu ngầm ra khỏi căn cứ theo tuyến đường lựa chọn.

Cơ động ra khơi được thực hiện phương pháp một tầu đơn lẻ cơ động hoặc trong biên chế tổ chức của một đội tầu, liên đội tầu. Tầu có thể cơ động độc lập hoặc nằm trong biên chế của hạm đội và được sử yểm trợ, chi viện của các lực lượng khác trong hạm đội.

Khi nằm trong biên chế của đội tầu ngầm hoặc liên đội tầu ngầm, các tầu ngầm thực hiện theo đội hình cơ động được bố trí, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nhóm tầu và các tầu ngầm riêng biệt, nhằm đảm bảo tối ưu nhất khả năng phòng thủ, khả năng ngay lập tức sử dụng vũ khí trang bị và khả năng hiệp đồng phòng thủ giữa các tầu. Khi cơ động hành quân, các tầu ngầm sử dụng đội hình theo quy định, có thể là hàng ngang, hàng ngang có góc hướng, đội hình chữ V và đội hình chữ V ngược, trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng đội hình hàng dọc.

Sơ đồ đội hình được lựa chọn theo tính huống chiến thuật và điều kiện thực tế dẫn đường, định vị và điều khiển hành trình theo tuyến đường cơ động với yêu cầu sử dụng hiệu quả cao nhất các trang thiết bị quan sát, vũ khí trang bị và thuận lợi cho điều khiển cơ động hành trình. Hoạt động cơ động của tầu ngầm ra biển, được thể hiện bằng nhiệm vụ cơ động chiến đấu – kịp thời, đúng thời gian và địa điểm, bí mật tuyệt đối trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất – thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Tập kết đúng thời gian quy định phải được đảm bảo bằng công tác điều khiển tầu ngầm, giữ cho tầu chạy với tốc độ tốt nhất và bảo đảm cơ động đúng tiến trình theo biểu đồ kế hoạch đã vạch ra.

Bí mật cơ động phải đảm bảo duy trì trạng thái hành quân im lặng tuyệt đối, vòng tránh các khu vực có hoạt động của các lực lượng chống ngầm đối phương, khu vực địch bố trí các trạm quan sát, trinh sát sonar – thủy âm, tổ chức và duy trì các hoạt động làm giảm thiểu tối đa và ngụy trang các dấu hiệu của tầu ngầm. Cơ động với vận tốc giảm thiểu tiếng ồn, tính toán đúng điều kiện thủy âm trong khu vực cơ động, quan sát và nắm chắc tình hình hoạt động của các tầu nổi, tầu ngầm, không quân và hàng không của ta, địch và các hoạt động hàng hải các nước trên thế giới, đồng thời duy trì trao đổi thông tin giữa trung tâm chỉ huy và các tầu ngầm về tình hình địch ta và các bên liên quan trong khu vực cơ động, kịp thời vòng, né tránh lực lượng chống ngầm và trang thiết bị chống ngầm của đối phương.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao của tầu ngầm được đảm bảo bằng nội dung công tác thường xuyên liên tục kiểm tra kiểm soát vũ khí trang bị, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, tin cậy, khai thác sử dụng tuân thủ đúng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng, người chỉ huy đảm bảo tổ chức và quản lý tốt hệ thống phòng thủ và bảo vệ, đồng thời giữ vững tư tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu của thủy thủ đoàn.

Để duy trì tốt khả năng sẵn sàng chiến đấu, tầu ngầm, phân đội tầu ngầm tổ chức triển khai hệ thống phòng không, hệ thống chống ngầm và hệ thống chống tầu mặt nước, trong điều kiện địch có khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, cần tổ chức hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Giai đoạn ngày nay, sự phát triển của các phương tiện tấn công có khả năng tự dẫn cao – vũ khí robot, do đó, ban chỉ huy tầu ngầm và các thành viên cần tổ chức bảo vệ, chống các đòn tấn công của vũ khí tự dẫn – robot. Các nội dung phòng chống được thực hiện trên tầu ngầm, ngoài ra, những nội dung khác được cấp trên đảm bảo bằng lực lượng thuộc quyền.

Trong nội dung phòng thủ chống ngầm, nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, trên tuyến cơ động của lực lượng tầu ngầm, đặc biệt triển khai lực lượng chống ngầm, trong đó có những tầu ngầm đảm nhiệm nhiệm vụ chống ngầm, lực lượng cảnh giới chống ngầm cho các phân đội tầu ngầm đang triển khai chiến đấu, đồng thời, các phân đội tầu ngầm phải có động năng động, bí mật, khôn khéo tránh khỏi các tầu ngầm và vũ khí chống ngầm của đối phương. Thông thường, đường hành quân của tầu ngầm thường được lựa chọn các khu vực mà ở đó, các tầu ngầm địch ít hoạt động.

Thực hiện nội dung chống thủy lôi trên đường cơ động, tầu ngầm hoặc phân đội tầu ngầm tiến hành các hoạt động quan sát trinh sát bằng các trang thiết bị của tầu ngầm, hoặc các trang thiết bị của lực lượng ra quét thủy lôi, các lực lượng trinh sát, rà quét thủy lôi khi phát hiện được sẽ thông báo cho đội tầu ngầm khu vực có thủy lôi ( khu vực căn cứ tầu ngầm, trên tuyến đường cơ động và trong khu vực tập kết, tiến hành quét mìn và phá hủy mìn. Dẫn đường cho các tầu ngầm theo tuyến an toàn trong các trận địa mìn trên diện rộng.

Để bảo vệ các tầu ngầm khi có nguy cơ địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, các lực lượng trinh sát được tổ chức theo dõi, kịp thời thông báo và cấp chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm thông báo kịp thời cho lực lượng tầu ngầm về khả năng địch có thể sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, ban chỉ huy tầu ngầm tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình huống, tiến hành trinh sát phóng xạ và trinh sát hóa học, thực hiện các biện pháp làm giải các tính chất sát thương, phá hoại của vũ khí hạt nhân, đồng thời khắc phục những hậu quả của vũ khí hủy diệt lớn.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến của chiến tranh lan rộng, các tầu ngầm khi ra khơi cơ động chiến đấu sẽ phải vượt qua các tuyến chống ngầm và các trận địa thủy lôi trên biển.

Hoàn thành nhiệm vụ cơ động chiến đấu của tầu ngầm phụ thuộc không những là khả năng chuẩn bị sẵn sàng cơ động, cũng như là kết quả thục luyện và trình độ tác nghiệp điêu luyện của thủy thủ đoàn, mà còn là năng lực trình độ cao cấp của thuyền trường và sĩ quan chỉ huy trên tầu.

Sĩ quan trực chỉ huy trên tầu có nhiệm vụ giữ ổn định khả năng sẵn sàng chiến đấu của tầu ngầm, chế độ cơ động hải trình, được quy định bởi chỉ hủy trường, theo dõi quỹ đạo cơ động của tầu ngầm, độ sâu lặn ngầm của tầu ngầm, kiểm soát các hoạt động theo dõi, trinh sát tình hình và diễn biến các tình huống trên biển, kiểm soát các hoạt động được duy trì trong chế độ bảo mật nghiêm ngặt.

Trong chiến tranh khi bất ngờ xuất hiện tầu địch ( chạm địch) trên đường hành quân, sĩ quan trực chỉ huy chiểu theo những quy định tác chiến về việc sử dụng vũ khí và đồng thời ra quyết định điều khiển tầu ngầm né tránh sự phát hiện của địch hoặc đòn tấn công của vũ khí chống tầu ngầm của đối phương bằng các phương tiện chế áp thủy âm, sonar. Trong trường hợp được phép sử dụng vũ khí, sĩ quan trực chỉ huy tổ chức thực hiện đòn tấn công khi phát hiện đối phương trước.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> 'Món quà' Việt Nam tặng Liên Xô sau giải phóng

Đại tá Victor Kyznechov có những kỉ niệm khó quên tại Việt Nam, liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu các chiến đấu cơ F-5, A-37. Sau đây là những dòng cảm nhận được ông ghi lại trong những ngày tháng nhiều cảm xúc đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam


Một buổi tối tháng 11/1975, cố vấn kỹ sư trưởng của Không quân Nhân dân Việt Nam, Đại tá Mitin đến gặp chúng tôi. Ông chọn tôi, vì tôi có nhiều kiến thức trong lĩnh vực vô tuyến, cho một nhiệm vụ mà ông không nói trước.

>> Chiến thuật thống trị bầu trời của Mỹ từng bị đập tan ở Việt Nam
>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Sau đó, chúng tôi rời Hà Nội và bay vào Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Việt Nam.

Căn cứ quân sự này có 2 đường băng cất và hạ cánh hướng ra biển. Ở giữa căn cứ có một trung tâm quản lý. Ngoài ra, tại căn cứ này còn có 2 điểm điều phối bay, 1 trong 2 điểm đó được bảo vệ.

Trong căn cứ lúc đó có 150 trực thăng và máy bay do Mỹ sản xuất. Tất cả đều trong tình trạng tốt.

Tại đây chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo tình trạng kỹ thuật cho những phương tiện hàng không này, chuẩn bị di rời chúng bằng đường biển, đường bộ sang Liên Xô.

Đầu tiên chúng tôi có nhiệm vụ nghiên cứu một chiếc F-5. Bởi các máy bay đều ở tình trạng tốt nên chúng tôi có thể xem xét kỹ từng chi tiết tại nhà chứa máy bay.

Chiếc F-5 đầu tiên đã bị chảy dầu ở bộ tản nhiệt và hỏng hệ thống liên lạc với trạm vô tuyến. Chúng tôi buộc phải chọn chiếc thứ 2, trong tình trạng hoàn hảo, và niêm phong lại để tránh bị đánh tráo thiết bị.

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là F-5 có nhiều điểm nổi trội hơn so với MiG-21. Hầu hết các bộ phận đều có kích thước khá lý tưởng.

Chẳng hạn bộ phận máy phát có kích thước chỉ bằng 1/2, 1/3 so với máy bay của Liên Xô. Máy bay dễ dàng sử dụng đến nỗi hầu như chúng tôi không phải dùng đến tài liệu hướng dẫn. Để nạp thêm dầu thì dùng một chiếc xe đẩy chuyên dụng có chứa diesel.

Về cấu tạo, khoang lái của F-5 khá giống với MiG-21, tuy nhiên các bộ phận lại nhỏ gọn hơn, rất nhiều trong số đó có chỉ thị dạng băng chuyền. Khoang lái được sơn màu ngọc lam nhẹ (giống màu của MiG-23 sau này).

Cùng với máy bay, chúng tôi được nhận thêm rất nhiều bộ phận thay thế và tài liệu kỹ thuật.

Ngoài ra, các bạn Việt Nam còn chuyển cho chúng tôi rất nhiều trang thiết bị mặt đất: cả một hệ thống đầy đủ cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra, sửa chữa máy móc cho máy bay, cả một hệ thống bao gồm cả thiết bị kiểm tra và đo đạc, dùng cho 4 máy bay…

Chúng tôi cũng có cơ hội xem xét một chiếc máy bay cường kích A-37 cùng các thiết bị phụ tùng thiết yếu và các tài liệu kỹ thuật đi kèm.

Máy bay này còn đơn giản hơn cả F-5. Khoang lái có cấu tạo theo kiểu tổ hợp nhưng lại vô cùng thuận tiện, các thiết bị được lắp đặt giống như trên 1 chiếc trực thăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với F-5, máy bay cường kích A-37 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trên chiến trường Campuchia

Phía Việt Nam chuyển giao lại cho chúng tôi 2 động cơ dự phòng, được đóng trong 2 container đóng kín, có bơm khí trơ bên trong.

Đây là cách giúp thiết bị không chịu tác động xấu của môi trường và giúp bỏ qua khâu kiểm tra trước khi lắp đặt động cơ vào máy bay.

AC-119 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ được mệnh danh là “máy bay chống du kích”, có khả năng lắp đặt thêm vũ khí để tấn công mục tiêu trên mặt đất, cũng được các bạn Việt Nam gửi đến cho chúng tôi xem xét. Tuy nhiên, loại máy bay này không gây cảm hứng với chúng tôi ngoại trừ các trang thiết bị đặc biệt trên máy bay.

Trực thăng CH-47 Chinook và UH-1 biến thể chiến đấu là 2 loại trực thăng thu hút được sự chú ý của chúng tôi.

So với Mi-8, UH-1 có nhiều ưu thế hơn. Máy bay nhỏ gọn hơn, nhưng lại được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn: 2 súng máy 6 nòng, rocket và tên lửa có điều khiển. Khoang lái được thiết kế thấp, 2 bên sườn trực thăng được bọc thép.

Trong vòng 10 ngày chúng tôi đã xem xét kĩ lưỡng, tỉ mẩn từng loại máy bay trên và gửi chúng sang Liên Xô. Những chiếc máy bay này sau đó được Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Lực lượng Không quân Liên Xô nghiên cứu.

Những chiến lợi phẩm trên chắc chắn đã giúp ích ít nhiều cho các kỹ sư Nga trong việc nghiên cứu và chế tạo các mẫu máy bay mới, hiện đại và tiện dụng.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 2)

Như các định hướng chiến lược Hải dương đã được vạch ra rất rõ nét của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hải quân Liên bang và bản thân nước Nga, trong gian đoạn tương lai gần, không cần đến những tầu sân bay khổng lồ hạt nhân loại CATOBAR như nước Mỹ.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-33


NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN CỦA TẦU SÂN BAY HẢI QUÂN LIÊN BANG.

Trong sự phát triển của vũ khí tấn công, loại tầu sân bay này chi phí bảo vệ nó tốn kém gấp hàng nghìn lần so với việc chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó, nhưng tầu sân bay- không những tăng cường năng lực tác chiến của hạm đội, mà còn là uy danh của đất nước và là sức mạnh thật sự khi giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia. Cũng như, phải thành thực nhận xét – lực lượng hải quân không thể bị kéo vào một chương trình thiết kế tầu sân bay thế hệ mới, đóng tầu và huấn luyện khai thác sử dụng với những dự án và hội thảo bất tận. Đồng thời, lực lượng vũ trang cũng không thể thử nghiệm với một đầu tư kinh phí khổng lồ. (dự án tầu sân bay của Mỹ). Điều đó cũng đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng quá chặt. Trong trường hợp này, PKB Nhevki có thể lôi lại từ kho lưu trữ bản thiết kế tầu sân bay Ulianov, có những tiêu chuẩn thiết kế theo kiểu CATOBAR. Nhưng rõ ràng sẽ gặp phải sự phản đối của các chuyên gia, mô hình CATOBAR có những chuẩn kỹ thuật quá cũ trong công nghệ đóng tầu, và người Mỹ đang phải trả giá cho những tầu sân bay của mình. Điều quan trọng là, liệu nguồn tài chính có thể chịu được trong nhiều năm tới?

Tiếp cận từ một hướng khác, lực lượng Hải quân Liên bang Nga, trên thực tế, để vươn tới đại dương không cần một tầu sân bay đặc chủng – tác chiến trên biển hay chống ngầm- mà là một tầu sân bay đa nhiệm, đa môi trường tác chiến, trên boong tầu có thể cất cánh nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau (avia group) đồng thời, không quân hải quân trên boong tầu phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

– Tiêu diệt các tập hợp ( tập đoàn, nhóm) tầu nổi đối phương, tiêu diệt các đoàn tầu vận tại và các tầu thuộc lực lượng đổ bộ đối phương;

– Tìm kiếm, truy quét và tiêu diệt các loại tầu ngầm của đối phương;

– Tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương dọc bờ biển và trong đất liền.;

– Chiếm lĩnh và giữ vững vai trò làm chủ không phận trong không gian chiến trường và khu vực tác chiến;

– Triển khai các hoạt động yểm trợ đường không trong các hoạt động của hạm đội, các tập đoàn, liên đoàn tầu nổi và các phân đội tầu ngầm, yểm trợ không quân cho hoạt động của lực lượng lĩnh thủy đánh bộ, các tập đoàn quân của lục quân từ hướng biển;

– Triển khai phong tỏa các khu vực và các vùng nước, cũng như căn cứ, hải cảng..

Đối với lực lượng hải quân Liên bang Nga, tầu sân bay phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tuần tra, trinh sát và yểm trợ không quân cho các tầu ngầm mang tên lửa chiến lược tại khu vực triển khai lực lượng tầu ngầm, hoặc gần vùng nước ven bờ biển quốc gia, như các vùng nước Bắc băng dương hoặc các khu vực thuộc vùng biển Thái bình dương. Về vấn đề này, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang, đô đốc hải quân Masorin trước đây và hiện nay, đô đốc hải quân Vuwsoski đã khẳng định: " Nếu như trên biển Bắc chúng ta không có các tầu sân bay, thì khả năng tác chiến của lực lượng tầu ngầm chiến lược sẽ bằng không ngay trong ngày triển khai tác chiến thứ 2, do kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của tầu ngầm, đó chính là không quân Hải quân đối phương. Cũng là điều dễ hiểu, tại sao người Trung Quốc mong muốn xây dựng lực lượng tầu sân bay của chính mình.

Từ lịch sử và thực tế, có thể nhận thấy rằng, để cất cánh, các phi công yêu thích hơn đường bằng trên boong cong chéo lên phía trên đằng mũi tầu, vì thực tế. Một là các phi công hải quân có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng và cất cánh từ tầu sân bay Đô đốc Kyznhetsov và cơ cấu tổ chức, cũng như phương án luyện tập và huấn luyện các phi công trên boong khi cất cánh. Thứ hai: đã có những bài học kinh nghiệm rất tốt từ cấu hình model đường băng cong và những đánh giá thuận lợi. Thứ ba: Các kỹ sư đóng tầu sân bay Sermash đã có nhiều kinh nghiệm đóng tầu kiểu này, không phải bắt đầu từ con số không bằng việc đóng tầu sân bay lớp STOBAR Vikramaditya; Thứ tư; phát triển và lắp đặt thiết bị phóng đẩy máy bay lên tầu sân bay thế hệ mới sẽ dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu giải pháp thiết kế, đồng thời tạo ra những khó khăn phức tạp khi huấn luyện hoặc huấn luyện chuyển loại cho các phi công trên boong tầu.

Vào năm 2007, trong triển lãm quốc tế về trang thiết bị Hải quân, tại khu vực trưng bầy chung của Tổ hợp đóng tầu Sermash và PKV Nhepki có trưng bầy một tấm tranh quảng cáo rất lớn với hình ảnh một chiếc tầu sân bay, như đã khẳng định, một trong những phương án thiết kế tầu sân bay của tương lai với dòng chữ " Thiết kế tầu sân bay và đóng tầu cho tương lai” Mặc dù bản vẽ thiết kế 3D còn thiếu rất nhiều các chi tiết cụ thể nhưng theo như bản vẽ, có thể nhận thấy rất rõ đây là thiết kế tầu sân bay mô hình STOBAR, rất gọn và cách thiết kế đài chỉ huy, điều hành tác chiến khá chi tiết, rõ ràng tầu sẽ chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng cũng với nội dung này, tháng 7 năm 2007, chính bản thân đô đốc hải quân tổng tư lệnh Vladimir Vuwsoski đã nói, nhà thiết kế Nhevki đang bơi với bản thiết kế, mà chưa đưa ra được giải pháp đúng đắn do đó, bản thiết kế được giao cho một số các đơn vị liên quan, như Nhevki PKV, Sever PKV…. ». trong giai đoạn này, mọi nội dung vẫn nằm trong các thiết kế, và lực lượng Hải quân cũng như đất nước Nga trông đợi, đến 2020 tầu sân bay Liên bang Nga sẽ sẵn sàng trong vai trò của tầu chỉ huy và vươn tới đại dương.

KHÔNG QUÂN TRÊN BOONG TẦU.

Một vấn đề rất quan trọng song hành cùng với thiết kế tầu sân bay thế hệ mới – đó là lựa chọn các phương tiện tác chiến hàng không trên boong tầu sân bay tương lai của lực lượng không quân Hải quân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với lực lượng tầu sân bay, trong biên chế của lực lượng không quân trên bong có thể có những biên chế cơ bản như sau:

– Máy bay tiêm kích đa nhiệm, có khả năng không những chiếm lĩnh tầng không và làm chủ không gian chiến trường, mà còn có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các lớp tầu nổi đổi phương, đồng thời có thể tấn công bằng bom điều khiển - tên lửa vào các mục tiêu trên bờ biển và sâu trong nội địa đối phương;

– Máy bay trinh sát hoặc trực thăng trinh sát tiền tiêu, bằng radar hoặc các phương tiện trinh sát khác mở rộng phạm vi trinh sát mục tiêu bằng radar tính từ tâm của đội hình tác chiến cụm tầu sân bay, đồng thời có khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tên lửa, được trang bị trên các tầu chiến cảnh giới bảo vệ tầu sân bay;

– Máy bay và máy bay trực thăng chống ngầm;

– Máy bay trực thăng đa nhiệm (vận tải đổ bộ hoặc tìm kiếm cứu hộ);

– Máy bay hoặc trực thăng tác chiến điện tử (nhiệm vụ này cũng có thể được giao cho các phương tiện bay khác - robot phương tiện bay);

– Máy bay huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho công tác huấn luyện thường xuyên phi công trên tầu và khi có nhiệm vụ tác chiến có thể sử dụng như máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoặc cường kích.

Hiện nay, ở Nga có những phương tiện bay, có thể được biên chế trên tầu sân bay tương lai của Hải quân Liên bang. Các phương tiện bay có thể là;

– Máy bay tiêm kích SU – 33, loại máy bay này cần được nâng cấp, cải tiến toàn diện để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, SU 33 cần được nâng cấp để có thể sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao lớp không – đất. Song song cùng với Su 33, trên boong tầu sân bay có thể biên chế MIG 29K/CUB, MIG 29K là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hơn và có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ tác chiến trên biển từ tầu sân bay;


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng trinh sát tiền tiêu Ka-31

– Các loại trực thăng chiến đấu cất hạ cánh trên tầu: máy bay trực thăng radar trinh sát tiền tiêu Ka-31, máy bay vận tải quân sự Ka-29, máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạng Ka-27PS và máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27 đồng thời, trên tầu sân bay cũng cần được trang bị trực thăng Ka-52. Máy bay trực thăng Ka-52 sẽ là phương tiện tác chiến đường không hiệu quả yểm trợ hỏa lực khi triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG -29K

Trong những lựa chọn hiện nay, MiG 29K/CUB được coi là mẫu máy bay tốt nhất đáp ứng được yêu cầu trên boong tầu sân bay, những kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất MiG 29K/CUB dành cho Ấn Độ đã khẳng định điều đó, đồng thời những ưu điểm của MiG 29K/CUB là các trang thiết bị, hệ thống và các bộ phận trên máy bay đã hoạt động rất ổn định và được tăng cường độ tin cậy. Đồng thời giá thành 1h bay của MiG 29K/CUB được giảm xuống 2,5 lần, tăng cường 2 lần thời gian dự trữ bay, có lượng dầu trên máy bay lớn đồng thời có khả năng tiếp dầu trên không, các tính năng kỹ thuật của máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cao, do được cải tiến các hệ thống cánh điều khiển, ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật số điều khiển máy bay kết hợp với các động cơ tuốc bin phản lực mạnh hơn, trên máy bay được lắp đặt các thiết bị điện tử radar thế hệ mới nhất, và đồng thời, khả năng nâng cấp, sử dụng công nghệ mới theo giải pháp module hóa đối với MiG 29 rất dễ dàng.

Dễ nhận thấy rằng, dòng máy máy tiêm kích đa nhiệm thế hệ MiG 29 được sử dụng rất rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, do đó đối với hạm đội tầu sân bay sẽ có được sự đồng bộ hóa rất cao, có được ưu thế lớn trước nhiệm vụ khai thác sử dụng cũng như công tác huấn luyện phi công và đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Khi tầu sân bay đã sẵn sàng, MiG 29 sẽ là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm chủ chốt trên tầu sân bay tương lai, về vấn đề này, đại diện của bộ tư lệnh hải quân Liên bang đã khẳng định từ 3 năm về trước, đồng thời cách đây không lâu, trên phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Bộ quốc phòng đến cuối năm 2011 đã dự kiến mua cho Hải quân khoảng 26 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG 29K, nhưng vấn đề đang bị dừng lại bởi giá thành của Hợp đồng. Và Nhà sản xuất MiG có lẽ cùng phải đợi dự án Tầu sân bay tương lai được khẳng định.

Một liên đội tầu có biên chế tầu sân bay hoàn toàn không thể triển khai tác chiến thông thường nếu không có được trong biên chế máy bay Trinh sát và cảnh giới tầm xa, chỉ huy, điều hành tác chiến AWACS (ДРЛО &У) – chính xác là máy bay C3I hoặc C4IRS chứ không phải là trực thăng trinh sát tiền tiêu và cảnh báo sớm Ka-31. Ka-31 có thể trinh sát bao phủ trên diện rộng, nhưng các thông số kỹ thuật không đủ để trở thành tai, mắt và máy tính của chỉ huy trưởng hạm đội hoặc liên đội trên tầm xa và diện rộng. Trên cơ sở của Su-27KUB các nhà thiết kế có đề xuất chế tạo các máy bay trinh sát tầm xa, được trang bị các thiết bị radar, trinh sát điện tử dành riêng cho tầu sân bay hoặc các loại tầu khác trong hạm đội, nhưng không được chấp nhận. Đồng thời dự án máy bay AWACS Yak-44, bắt đầu từ năm 1990, hiện nay vẫn chỉ là một maket trong Triển lãm Kỹ thuật ở khu vực Ngoại ô Moscow. Do đó, trong tương lai gần, hệ thống chỉ huy đường không vẫn phải sử dụng máy bay hỗ trợ của lực lượng Không quân và hy vọng vào Ka-31.

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO.

Một vấn đề mang tính sống còn của lực lượng tầu sân bay nữa là: Hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ, bến cảng và sân bay. Song hành cũng với hệ thống hậu cần kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị huấn luyện cho phi công hải quân trên tầu sân bay. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ và cơ sở huấn luyện được đặt ra ngay từ khi chiếc tầu sân bay đầu tiên của liên bang xô viết được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân- cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ trước, tầu sân bay Kiev gần như nhiều thời gian phải đỗ ở hải cảng của Biển Đen, chỉ bảo hành kỹ thuật và khởi động bôi trơn, cho đến khi bị loại ra khỏi biên chế của lực lượng vũ trang. Đồng thời, cũng phải có tầm nhìn xa hơn trong nhiệm vụ lưu trữ, bảo hành bảo dưỡng các máy bay chiến đấu trên boong tầu, trong các giai đoạn tầu neo đậu hoặc thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Để thực hiện được điều đó, song hành cũng với thiết kế, đóng tầu là kho tàng, bến bãi, khu kỹ thuật dành cho không quân hải quân trên boong, khi tầu đỗ trên bến cảng.

Một vấn đề quan trong cuối cùng, cũng là vấn đề khó nhất của không quân hải quân tầu sân bay - công tác huấn luyện thường xuyên của Không quân hải quân và các chuyên gia kỹ thuật không quân Hải quân. Cho đến ngày nay, không quân hải quân liên bang không có được trường đào tạo kỹ thuật của riêng mình, các chuyên gia kỹ thuật hầu như phải lấy từ bên Không quân Liên bang. Nhưng đấy cũng chỉ là ½ cùa thảm họa, Không quân Hải quân Liên bang không có chỗ nào để huấn luyện phi công hải quân trên boong tầu, cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay rất khó, không thể huấn luyện bằng bút, sách, bảng và các thiết bị huấn luyện điện tử, mà phải làm thực. Trường huấn luyện bay NITKA trên boong tầu của Liên bang Xô viết trước đây nằm trong (lãnh thổ) của Ucraina tại Krưm. (Sân bay mô phỏng sân bay trên boong tầu dành cho huấn luyện phi công hải quân). Theo kết quả của những năm gần đây, đây là một xa xỉ phẩm đắt đỏ cho hải quân, mọi cuộc huấn luyện đều phải trả rất nhiều kinh phí và phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng chính trị của chính phủ Ucraina tại Kiev. Cuối cùng, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải lựa chọn phương án tối hậu, xây dựng trường huấn luyện thường xuyên cho phi công hải quân (NITKA) cho riêng mình. Để làm điều đó, Bộ quốc phòng đã lựa chọn trường Cao đẳng cao cấp kỹ thuật hải quân tại Eisk, ngoại vi thành phố Krasnodar và tiến hành xây dựng trường kỹ thuật bay cao cấp cho không quân hải quân, đây là Trung tâm huấn luyện đa nhiệm, không những chỉ huấn luyện cho không quân Hải quân trên boong tầu, mà huấn luyện tất cả các phương tiện bay có và không có người lái, được biên chế hiện tại và trong tương lai cho không quân hải quân Liên bang.

Các công trình huấn luyện cho không quân Hải quân tại Eisk có giá trị khoảng 24 tỷ rúp, trong đó 8 tỷ được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng đường băng tầu sân bay với các trang thiết bị chính xác cần thiết để phục vụ cho đường băng trên tầu, khu nhà ở và công trình công cộng, khu quản lý và điều hành kỹ thuật hạ tầng. Khu vực hạ tầng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2011, nhà máy Proletarian có trách nhiệm cung cấp các thiết bị bắt và hạ cánh cho máy bay. Chỉ sau khi hạ tầng kỹ thuật được thẩm định và nghiệm thu, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ huấn luyện mới được bắt đầu lắp đặt để đưa vào thử nghiệm hệ thống tại Eisk..

KẾT LUẬN

Trong một lần nói chuyện với thủy thủ đoàn tầu sân bay nguyên tử Dwight D. Eisenhower US. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Shalikashvili đã phát biểu " Tôi cảm thấy yên tâm mỗi lần, khi tôi đặt câu hỏi cho sĩ quan tham mưu tác chiến "Ở đâu có tầu sân bay gần nhất?” và viên sĩ quan đó trả lời " Có một tầu sân bay đang hoạt động trong khu vực tác chiến- câu trả lời đó với lợi ích của Hòa Kỳ là tất cả!”
Những lời nói đó, từ hàng chục năm về trước, khi chúng ta nhận xét tầu sân bay – vũ khí của chủ nghĩa đế quốc- không cần có thêm lời bình luận. Nhưng những ước mơ của đô đốc hải quân huyền thoại, Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhicolai Kyznhesov, cùng như hàng trăm ngàn đô đốc hải quân, kỹ sư đóng tầu, chiến sĩ hải quân xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày này, đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phi công hải quân huyền thoại, anh hùng Liên bang Nga thiếu tướng Timur Apakidze cũng nói chính xác như sau: đất nước đã và đang đi trên con đường đau khổ, sự đau đớn tinh thần để đi đến xây dựng những chiếc tầu sân bay, không có nó trong tương lai, Hải quân Liên bang Nga không có ý nghĩa với với chiến lược hải dương..

Cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng: sự cần thiết phải có tầu sân bay trong lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần đã được chứng minh, khẳng định bằng lý thuyết, bằng kết quả nghiên cứu tất cả trên cơ sở khoa học, lý luận quân sự và bằng thực tiễn phát triển chiến lược kinh tế chính trị và khả năng xảy ra chiến tranh trong tương lai.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020.

Cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D tầu sân bay - tuần dương tên lửa do Semash đề xuất


Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng và theo phát biểu của đô đốc Hải quân, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Nga V.Kuroedov.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Mẫu thiết kế tầu sân bay trong tương lai bắt đầu vào năm 2005. Kế hoạch đóng tầu sân bay được dự kiến sau năm 2010. Nhiệm vụ thiết kế tầu sân bay được thực hiện bởi Trung tâm thiết kế dự án Nhevki ( thành phố Sant- Peterburg) đồng thời cùng với Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viên nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Hàn lâm khoa học Krylov. Trong năm 2005 cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc vào năm 2016 – 2017. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.

Tháng 5 năm 2007 theo các nguồn thông tin khác nhau, các thông số và tính năng cơ bản của nhiệm vụ đóng tầu sân bay hiện đại mới được tiêu chuẩn hóa. Các thông số kỹ chiến thuật của tầu sân bay mới được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong cuộc hội thảo tất các lãnh đạo chủ chốt các Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm của Lực lượng Hải quân Liên bang, bộ trưởng bộ Công nghiệm Hàng hải và Đại diện bộ tư lệnh Lực lượng hải quân Liên bang tại thành phố Sant – Peterburg. Nhu cầu của của Hải quân là cần khoảng từ 3-4 chiếc tầu sân bay thế hệ mới. Ngày 4 tháng 4 năm 2008. Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang V.Vuwsosky khi trình bày kế hoạch phát triển Hải quân Liên bang đến năm 2050 đã tuyên bố về kế hoạch triển khai 5-6 cụm tầu sân bay đến năm 2017 với dự kiến bắt đầu xây dựng tầu vào sau năm 2012. 25 tháng 7 năm 2009.

Vẫn Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Liên bang thông báo, đóng những chiếc tầu sân bay theo truyền thống sẽ được coi là không có tiềm năng phát triển, hải quân Nga cần có kế hoạch nghiên cứu đóng những tổ hợp không quân hải quân (MAS). Có lẽ, sự thay đổi các tính chất nhiệm vụ được chuyển sang thế hệ tầu mới, do đó, khả năng đóng những con tầu sân bay đa nhiệm (tổ hợp không quân – hải quân) sẽ thực hiện theo dự án trong tổ hợp đóng tầu Sevmash tại thành phố Severodvinsk hoặc tại nhà máy đóng tầu Ban tích tại Sant – Peterburg. Kế hoạch đặt ra là đóng 3 con tầu sân bay cho hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái bình dương. Trong tương lai, số lượng tầu có thể tăng lên đến 6 chiếc. Cuối tháng 2 năm 2010, thông cáo báo chí cho biết, thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay thế hệ mới Trung tâm thiết kế dự án Nhevki PKB sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, sau đó là các thủ tục văn bản, hồ sơ thiết kế và tài liệu chi tiết thiết kế.

Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang Nga vào năm 2010 đưa ra kế hoạch hạ thủy chiếc tầu sân bay thế hệ mới đầu tiên vào năm 2020. Ngày10 tháng 11 năm 2010. RIA "Novosti" dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo về kế hoạch đóng 4 tầu sân bay đến năm 2020. nhưng sau đó thông báo đó được loại bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang ông A.Serdyukovy và ngày 14 tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nga S.Ivanov thông báo, trong chương trình mua sắm vũ khí trang bị từ năm 2011 đến 2020, kế hoạch đóng tầu sân bay không được đưa ra thảo luận.

Rõ ràng, việc người Nga đóng tầu sân bay là một thông tin nhạy cảm, đặc biệt với tình hình thế giới hiện nay, sự xuất hiện của tầu sân bay Trung Quốc Thị Lang cũng như ảnh hưởng của quyền lợi và lợi ích quốc tế trên các vùng nước chung. Nhưng có vẻ như Liên bang Nga cũng rất khó dừng lại trước những quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Ngày 29 tháng 6 năm 2011. trên các phượng tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin có nội dung khẳng định Tập đoàn đóng tầu và nâng cấp sửa chữa tầu Liên bang Nga vào năm 2016 sẽ bắt đầu thiết kế và đóng tầu sân bay cho Hải quân Liên bang. Quá trình đóng tầu theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2018 và kết thức vào năm 2023. 1 tháng 7 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông A. Serdiukov loại bỏ thông tin về khả năng đóng các tầu sân bay cho Hải quân Liên bang trong tương lai gần. 2 Tháng 10 năm 2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về kế hoạch của Bộ tham mưu lực lượng hải quân về kế hoạch đóng 2 nhóm tầu sân bay cho hạm đội Thái bình dương và hạm đội Biển Bắc đến năm 2027. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn lên khung nội dung kỹ thuật của tầu sân bay. 18 tháng 11 năm 2011, dựa vào công báo của Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga A. Serdiukov: thiết kế tầu sân bay đã được thực hiện theo lệnh đặt hàng tại Tập đoàn đóng tầu, cải tiến và sửa chữa tầu OSK và sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2012, quyết định đóng tầu sẽ được tiếp nhập cho đến năm 2017. Đồng thời cần phải nhận thấy rằng, phát triển thiết kế tầu sân bay Liên bang Nga có thể không chỉ có Trung tâm thiết kế dự án tầu PKB Nhevki, nhưng các thông tin nói chung đều hướng đến dự án thiết kế tầu sân bay của Trung tâm Nhevki.

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020. " tầu sân bay sẽ là một bước tiến vượt bậc. Tầu sân bay phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến trên vùng ven bờ và thậm chí, tham giá tác chiến trong không gian vũ trụ tầm thấp với các phương tiện hàng không có người lái và không có người lái. Có nghĩa là, tầu sân bay sẽ là phương tiện mang đa nhiệm, cho phép mang trên boong tầu tất cả các phương tiện để giải quyết tất cả các nhiệm vụ tác chiến trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau. Nghiên cứu các nội dung tác chiến trong các không gian chiến trường đã được đặt ra, nhưng cho đến nay, giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách hợp lý vẫn chưa được tìm ra.”.

Chủ trương chế tạo và phát triển lực lượng tầu sân bay chốt lại là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, được nêu lên nhiều nhất trong các cuộc họp, hội thảo nghiên cứu về phương hướng phát triển lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần và giai đoạn tiếp theo. Các tầu sân bay của Liên bang Nga – đấy không đơn giản chỉ là vấn đề mode của lực lượng Hải quân hùng mạnh hoặc là một nội dung ưa thích của các cuộc hội thảo khoa học. Lực lượng tầu sân bay – đấy là một đặc trưng mang tính sống còn của lực lượng Hải quân Liên bang và lợi ích chính đáng của Liên bang Nga, không có tầu sân bay, Hải quân Liên bang Nga chưa thể nào vươn tới đại dương theo đúng nghĩa của nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình đã hoàn thiện - tàu sân bay Ulianovsk "Military Parity»

NHƯNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Cần nhận thức rằng, đến năm 2012 đã là 10 năm tính từ ngày, khi Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn định hướng phát triển kinh tế chính trị nước Nga, cũng đồng thời lập bản đồ xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải – hải quân " Những cơ sở căn bản của kinh tế chính trị liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động của lực lượng hải quân trong giai đoạn đến năm 2010”. Chính trong tập văn bản này có nêu lên rõ ràng và cụ thể những yêu cấu bức thiết phải có trong biên chế của lực lượng Hải quân các tầu sân bay chủ lực.

Trong chương "Những giải pháp để thực tế hóa định hướng chính trị hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động quân sự hải dương” đặc biệt trong nội dung giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện và hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị tác chiến trên đại dương … bao gồm cả đóng những tầu sân bay tác chiến chủ lực, với những tính năng kỹ chiến thuật cao và hiện đại, được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm, có hiệu năng tác chiến cao trong mọi môi trường chiến đấu”.

Cũng cần phải nói thêm, sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà nước dù chỉ là đóng những con tầu chiến đấu loại nhỏ, tầu khu trục hoặc các tầu ngầm phi hạt nhân, chính những khó khăn về tài chính đã làm cho bộ tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang hoặc tập đoàn đóng, nâng cấp và sửa chữa tầu thủy Liên bang đã ngần ngừ trước những yêu câu cấp thiết của việc nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng. Chỉ những năm gần đây, khi nền kinh tế nước Nga có những nguồn thu từ những hoạt động kinh tế, xuất khẩu. Và ngân sách dành cho quốc phòng được tăng lên. Bộ quốc phòng, các đơn vị nghiên cứu sản xuất và chế tạo bắt đầu có được khoàn tài chính đáng kể.

Từ đó có đủ điều kiện để nghiên cứu phương án thiết kế và đóng các tầu sân bay, đồng thời nghiên cứu xây dựng các đơn vị tầu sân bay cũng như nghệ thuật tác chiến và phương án khai thác, sử dụng tầu sân bay nói chung. Nhưng cùng với lợi ích sống còn của quốc gia, tầu sân bay đối với Liên bang Nga là vô cùng cần thiết – nếu như không nói thẳng ra trong các cuộc họp, thì cũng ngoài hành lang- là nhận xét của gần như tất cả các sĩ quan cao cấp lực lượng hải quân Liên bang. Các ban ngành chức năng cũng đã họp và bàn phương án xây dựng một chương trình quốc gia về việc xây dựng một hạm đội tầu sân bay Liên bang Nga, nhưng cho đến ngày nay, những gì thực hiện được vẫn là các buổi hội thảo mà không có một thực tế nào được triển khai.

Tình hình kinh tế chính trị nước Nga có những thay đổi gần đây- xuất hiện các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu các loại sản phẩm. Chính phủ Liên bang Nga bắt đầu tăng ngân sách quốc phòng và nền công nghiệp quốc phòng có được ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Cuối năm 2007 tại cơ sở của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Hải Quân Liên bang Nga số 1 tại Sant- Peterburg dưới sụ chủ tọa trực tiếp đô đốc hải quân Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang ông Vladimir Masorin đã tiến hành một cuộc hội thảo với các lãnh đạo hàng đầu của các tổ hợp, đơn vị nghiên cứu khoa học của Hải quân Liên bang, trong khuôn khổ cuộc hội thảo đã nghiên cứu và thảo luận kỹ nhu cầu và khả năng đóng các tầu sân bay hiện đại của Nga. Trong cuộc hội thảo, một nội dung đã được thông nhất cao và khẳng định: những cơ sở căn bản về học thuyết quân sự, lý thuyết khoa học quân sự và thực tế tác chiến cho việc biên chế vào lực lượng hải quân tầu sân bay trên các quan điểm kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ đã được khẳng định, nhiệm vụ đóng tầu sân bay và đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sau đó một tháng, đô đốc hải quân- tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Vladimir Masorin tuyên bố: trên cơ sở nghiên cứu sâu và rộng vấn đề chiến lược hải dương, những lợi ích của quốc gia, dân tộc, sự phát triển trong tương lai của lực lượng hải quân, từ nhiều góc nhìn chiến lược và chiến thuật khác nhau, thống nhất đưa ra kết luận, trong lực lượng Hải quân liên bang cần được biên chế các tầu sân bay thế hệ mới. Khoảng 6 chiếc tầu sân bay trong khoảng thời gian từ 20 – 30 năm trong tương lai gần. « Hiện nay chúng ta đang phát triển mô hình tầu sân bay của tương lai với sự tham gia tích cực của các ngành khoa học và công nghệp quốc phòng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng – tầu sân bay sẽ là tầu sử dụng năng lượng nguyên tử, có lượng giãn nước từ 50 đến 80 nghìn tấn – Đô đốc Hải quân Masorin thông báo- tầu có thể mang trên mình khoảng từ 30 đến 40 các phương tiện bay bao gồm cả máy bay chiến thuật, trực thăng chiến đấu và cứu hộ. Các tầu sân bay khổng lổ như tầu sân bay của Hải quân Mỹ, mang trên boong từ 100 – 130 phương tiện bay chiến đấu, chúng ta sẽ không thiết kế và chế tạo.

Môt sự kiện thực tế đã xảy ra, Đô đốc hải quân Vladimir Masorin được về hưu – theo độ tuổi- và những vấn đề liên quan đến đóng tầu sân bay đã chìm lắng một thời gian, đồng thời, Hải quân Nga đã mua 4 chiếc tầu đổ bộ của Pháp Mistral và chi phí vào đó một lượng tài chính không nhỏ.

Chương trình tầu sân bay của Liên bang Nga quay trở lại với công chúng vào tháng 2 năm 2010, khi trong cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc hải quân Liên bang Xô viết Sergei Gorskov, vấn đề đóng tầu sân bay tương lai cho Hải quân Liên bang lại được đưa ra thảo luận. Sau cuộc hội thảo, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang Nga Vladimir Vuwsoski thông báo, theo kế hoạch đã được nghiên cứu và thẩm định, phê chuẩn của Liên bang Nga, đến cuối năm 2010, Trung tâm Nhivki PKB, nơi thiết kế tất cả các tầu sân bay Liên bang Xô viết – cần phải trình bản thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay tương lai, với đầy đủ các thông số kỹ chiến thuật như đã yêu cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ thiết kế tầu sân bay Đô đốc Kuznhetsov

Những thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, dù sao vẫn còn ẩn dưới đó cả khối lượng khổng lồ những vẫn đề chưa được giải quyết, mà từ đó quyết định sự thành công của toàn bộ chiến dịch đóng tầu sân bay, những câu hỏi quan trọng được đặt ra là:

– Mô hình bản thân tầu sân bay thế hệ mới;

– Xác định cơ cấu biên chế lực lượng không quân trên boong tầu;

– Xây dựng hệ thống căn cứ, hải cảng cho các tầu sân bay, tổ chức huấn luyện và tác chiến cho phi công hải quân trên tầu sân bay và các lực lượng đảm bảo.

Những nhận định về tầu sân bay thế hệ mới.

Hiện nay, trên thế giới phổ biến 3 mô hình lớp tầu sân bay:

– Mô hình CTOL (Conventional Take-Off and Landing), hiện nay các chuyên gia quân sự Hải quân hay gọi là CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery);

– Mô hình STOBAR (Short Take-Off But Arrested Landing);

– Mô hình STOVL (Short Take-Off and Vertical Landing).

Mô hình thứ nhất: CATOBAR - máy bay khi cất cánh được hỗ trợ bởi máy phóng phi cơ có độ dài là 100m bằng pittong hơi nước, khi hạ cánh, máy bay được giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm máy bay. Các tầu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước, trên tầu sân bay của Pháp được lắp 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước loại S-13, loại này có khả năng trong vòng 2,5s đẩy máy bay có trọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300km/h. tầu sân bay của Brazin São Paulo, tên gọi khi ở Pháp là Foch cũng sử dụng hệ thống này.

Mô hình thứ 2 STOBAR, Khi phi cơ cất cánh, đồng thời với việc tăng tốc là sử dụng đường băng mũi tầu cong lên phía trên, hoặc máy bay sẽ cất cánh thẳng đứng, như vậy, khi máy bay hạ cánh sử dụng hệ thống bắt và hãm máy bay. Model điển hình của tầu sân bay này là Tầu sân bay đóng trong thời kỳ Liên bang Xô viết Đô đốc hải quân Kuznetsov tầu sân bay của Ấn độ hoặc tầu sân bay Thi Lang của Hải quân Trung Quốc.

Mô hình tầu sân bay thứ 3 STOVL, về cơ bản tương tự như mô hình STOBAR, nhưng máy bay hạ cánh theo chiều thẳng đứng, chứ không sử dụng hệ thống bắt và hãm. Loại mô hình tầu này bao gồm các tầu sân bay của Anh "Invincible" tầu sân bay của Spanish "Prince of Asturias," tầu sân bay của Italian "Cavour" và "Garibaldi," tầu sân bay của Thái lan "Chakri Narubet". Thiết kế tầu thế hệ mới của Anh tầu Nữ hoàng Elisabet bao gồm cả 2, chính thức là STOVL, nhưng có thêm bộ phận phóng đẩy máy bay và thiết bị bắt và hãm. Như vậy, loại tầu sân bay đa nhiệm này có thể nói tương tự như CATOBAR.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Tầu sân bay của Anh - nữ hoàng Elizabeth

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ (kỳ 2)




Tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ rất nhiều dự án tối mật của Mỹ trong cuốn sách có tựa đề ‘Khu vực 51 – Lịch sử chưa bị kiểm duyệt của cơ sở quân sự tối mật của Mỹ’. Dưới đây là 10 dự án trong số đó.



6. Hoạt động Ánh sáng ban mai




Đây là một hoạt động bí mật khác nhằm làm sạch các chất phóng xạ, nhưng chúng không phải là vật liệu phóng xạ của Mỹ, mà là của Nga. Vào ngày 18/9/1977, Liên Xô đã cho ra mắt Cosmos 954 – một vệ tinh gián điệp chạy bằng năng lượng. Vệ tinh này dài 46 foot và nặng 4 tấn. Sau vài tháng khai trương, Mỹ biết rằng vệ tinh này có vấn đề.

Tháng 12/1977, các nhà phân tích xác định Cosmos 954 đang trượt ra khỏi quỹ đạo và sẽ rơi xuống Trái đất nếu Liên Xô không can thiệp. Họ cũng xác định rằng nếu Liên Xô không giành lại quyền kiểm soát vệ tinh thì nó sẽ lại trở lại khí quyển và rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Mỹ. Dưới sự thúc ép của Cục quản lý Carter yêu cầu Liên Xô tiết lộ chính xác cái gì đang ở trên vệ tinh này, họ đã thừa nhận nó đang mang 110 pound uranium làm giàu cấp độ cao.

Theo chỉ đạo của CIA, Chính phủ Mỹ quyết định không công bố thông tin này. CIA biết một vệ tinh mang một lò phản ứng hạt nhân sẽ rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Phi, nhưng họ cho rằng ‘tiết lộ gây sốc này sẽ khiến dư luận có những phản ứng không thể lường trước được’. Vì thế, sự thật vẫn ở trong bóng tối.

7. Kiwi





Vào những năm 60, Mỹ đang trên đường lên Mặt Trăng. Song có một sự thật ít ai biết, đó là ở Khu vực 21 (một địa điểm tối mật ngang với Khu vực 51), các nhà khoa học NASA và AEC đang ấp ủ một tham vọng lớn hơn nhiều. Đó là một chuyến đi lên Sao Hỏa trên một tên lửa hoạt động bằng hạt nhân. Cái này được gọi là dự án Ứng dụng Tên lửa động cơ hạt nhân (NERVA). Cao 16 tầng, tên lửa Orion sẽ đưa 150 người lên Sao Hỏa chỉ trong 124 ngày.

Sau đó, các nhà khoa học Los Alamos đã quyết định rằng họ muốn biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ mất kiểm soát một trong những động cơ hạt nhân và nếu nó phát nổ. Kiwi sinh ra từ đó. Kiwi là một thử nghiệm cố tình thổi một trong những động cơ/lò phản ứng lên. Ngày 12/1/1965, một động cơ tên lửa hạt nhân có tên là Kiwi đã được phép để nóng quá mức. Ở nhiệt độ 4.000 độ C, lò phản ứng nổ, nhiên liệu phóng xạ bắn lên trời, phát ra đủ các màu của cầu vồng. Vụ nổ này thổi 100 pound nhiên liệu phóng xạ đi xa khoảng ¼ dặm và lên cao 2.6000 foot. Cuối cùng, gió đã thổi các đám mây phóng xạ về phía Tây, đi qua Los Angeles và ra biển.

Mặc dù thử nghiệm này được coi là một cuộc kiểm tra độ an toàn, song việc phát tán quá nhiều phóng xạ vào khí quyển có thể đã vi phạm Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn vào năm 1963.

8. Dự án Kempster-Lacroix





Trong quá trình phát triển máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ được gọi là ‘Oxcart’, tất cả những cách thức của công nghệ mới này được tạo ra ở Khu vực 51 để làm cho máy bay vô hình với radar. Tuy nhiên, khi Tổng thống Kennedy giao cho Oxcart nhiệm vụ bay giám sát Cuba để tìm ra những tên lửa hạt nhân đang được bí mật cài đặt ở nước này bởi Liên Xô, thì nó vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động. Các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã nỗ lực gấp đôi, nhưng cuối cùng vẫn quyết định Oxcart vẫn chưa đủ khả năng tàng hình.

Dự án Kemper-Lacroix là một giải pháp được đưa ra. Ở Khu vực 51, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng gắn 2 khẩu súng điện tử khổng lồ, mỗi khẩu gắn vào một bên của máy bay. Những khẩu súng này sẽ bắn ra một đám mây ion các hạt tích điện rộng 25 foot phía trước máy bay. Đám mây ion này sẽ hấp thụ sóng radar đi lên từ mặt đất, tăng khả năng tàng hình của nó.

9. Dự án Teak và Orange




Có lẽ đây điều sai lầm, ác ý và nguy hiểm nhất trong số tất cả những vụ nổ hạt nhân khí quyển của Mỹ. Dự án Teak và Orange vượt ra khỏi giới hạn của những câu chuyện khoa học viễn tưởng về các nhà nghiên cứu điên rồ và những thử nghiệm ngớ ngẩn của họ dẫn tới sự hủy diệt hành tinh.

Teak và Orange là 2 thiết bị hạt nhân 3,8 megaton được phát nổ trên Trái Đất, phía trên bầu khí quyển ở Johnston Atoll – 750 dặm về phía tây Hawaii.

Teak được phát nổ ở 50 dặm và Orange ở 28 dặm trên bầu khí quyển. Mục đích của những cuộc thử nghiệm này là cung cấp cho Mỹ một thước đo để xác định xem Liên Xô có làm những điều tương tự hay không (cho nổ một thiết bị hạt nhân trên bầu khí quyển Trái Đất). Những vụ nổ này đã đốt cháy võng mạc của bất cứ sinh vật sống nào trong bán kính 225 dặm. Bất cứ động vật nào nhìn lên bầu trời khi vụ nổ xảy ra mà không có kính bảo hộ đều bị mù.

Trong số này có những con khỉ và thỏ đang trong một chiếc máy bay bay gần đó. Chúng bị khóa đầu vào những thiết bị buộc chúng phải nhìn vào vụ nổ. Từ khu vực Guam tới Wake Island hay Maui, bầu trời màu xanh chuyển sang màu đỏ, trắng và xám. Sóng phát thanh ở một bộ phận lớn của Thái Bình Dương đều không hoạt động được.

Một trong những kĩ sư tiến hành thử nghiệm này phát biểu một câu ớn lạnh: “Gần như chúng tôi đã thổi một lỗ thủng trên tầng ozone”. Thực ra, trước cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng có thể nó sẽ gây ra một lỗ thủng trên tầng ozone, song Teak và Orange vẫn bất chấp lời cảnh báo này.

10. Hoạt động Argus




Những cuộc thử nghiệm hạt nhân ở độ cao lớn hơn cũng được tiến hành dưới cái tên là Hoạt động Argus. Những tên lửa đầu đạn hạt nhân lần đầu tiên được phóng ra từ các con tàu như một phần của Argus.

Vào ngày 27, 30/8 và 6/9/1950, những đầu đạn hạt nhân đã được phóng vào không gian bởi tên lửa X-17 từ boong của một tàu chiến Mỹ neo ngoài khơi Nam Phi. Những tên lửa này đã đi 300 dặm vào không gian. Lý do cho những cuộc thử nghiệm hạt nhân này ở ngoài không gian? Một nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng việc cho phát nổ những quả bom hạt nhân trong từ trường Trái Đất (nhưng trên bầu khí quyển Trái Đất) có thể tạo ra xung điện tử, làm cho ICBM của Nga không hoạt động. Mặc dù xung từ trường được tạo ra bởi những vụ nổ hạt nhân, song xung này không đủ lớn để tác động tới ICBM. Cuối cùng thì dự án này cũng là một thử nghiệm nguy hiểm và vô ích.

[Bee news]


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ (kỳ 1)




Cuốn sách nói về lịch sử ‘Khu vực 51’ của tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ một loạt dự án tình báo tối mật mà các nhà khoa học, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ tiến hành. Song đó chỉ là một trong số nhỏ những sự thật mà chúng ta được biết, còn có những việc diễn ra ở Khu vực 51 mà chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết.


Annie Jacobsen là nhà báo người Mỹ chuyên viết về tài chính, kinh tế và khủng bố cho nhiều tạp chí quốc tế, đặc biệt là tờ Los Angeles Times.

Cuốn sách xuất bản năm 2011 của bà viết về Khu vực 51 - một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ nằm trên hoang mạc Nevada. Theo lời đồn đại thì đây chính là nơi có “căn phòng xanh”. Tại đây không chỉ bảo quản xác ướp của những người ngoài hành tinh mà còn lưu giữ những mảnh vỡ của chiếc “đĩa bay” đã rơi xuống vùng Roswell vào năm 1947. Cuốn sách này nhận được nhiều lời bình luận trái chiều từ các tờ báo và các chuyên gia.

1. Dự án hạt nhục đậu khấu



Dự án hạt nhục đậu khấu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một dự án tối mật để cho ra đời cơ sở huấn luyện của Lực lượng Không quân Mỹ Nevada Test and Training Range (NTTR). Trước khi thử nghiệm các thiết bị nguyên tử trên đất Mỹ, bom hạt nhân được kiểm tra ở Thái Bình Dương tại nơi được gọi là Căn cứ Chứng minh Thái Bình Dương.

Trong khi dự án này cung cấp cho nước Mỹ một khu vực rộng lớn và hẻo lánh để thử nghiệm những thiết bị nguyên tử tối mật thì nó cũng tiêu tốn một lượng kinh phí đáng kinh ngạc. Tổng thống đã ủy quyền cho dự án hạt nhục đậu khấu xác định một địa điểm như vậy. Địa điểm lý tưởng chính là khu vực sa mạc hoang vắng. Khu vực này cũng có lợi thế để xây dựng một đường băng gần đó.

Địa điểm được chọn ở Nevada đã trở thành một vùng đất được Chính phủ Mỹ kiểm soát, rộng 687 dặm vuông, và ngày nay chúng ta biết tới nó với cái tên Khu thử nghiệm Nevada (trong đó Khu vực 51 là nổi tiếng nhất và bí mật nhất).

2. Dự án chim ưng



Dự án này bắt đầu vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước và liên quan tới một số cuộc thử nghiệm máy bay được kiểm soát từ xa đầu tiên mà sau đó trở thành những chiếc máy bay không người lái Predator đang hoạt động ở Trung Đông ngày nay. Đó là một chiếc máy bay điều khiển từ xa 6 chân được thiết kế để trông giống một con đại bàng hoặc chim ó. Nó có một chiếc camera ở mũi cùng bộ phận cảm biến và thiết bị giám sát điện tử.

Dự án này được tiến hành với mục đích điều tra một chiếc tàu thủy bí ẩn của Liên Xô đang được tiến hành thử nghiệm (bằng vệ tinh trinh sát) trên biển Caspian (sau đó có biệt danh là Quái vật Caspian). Song một tài liệu của Anh đã tiết lộ cái từng là mục tiêu của máy bay Chim ưng thực ra là một thiết bị nâng thân tàu của Liên Xô được gọi là Ekranopian.

Máy bay Chim ưng được thiết kế để theo dõi mục tiêu nhờ những đường dây thông tin được thiết lập ở nước ngoài và được phóng ra từ một tàu ngầm. Máy bay Chim ưng đã được xây dựng và kiểm tra, song cuối cùng CIA đã hủy bỏ chương trình này.

3. Dự án máy bay cánh chim và sâu bọ






Giống như dự án Chim ưng, đây là một nỗ lực khác của CIA nhằm bắt chước các loài động vật này trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa. Dự án máy bay cánh chim có liên quan tới một chiếc máy bay được thiết kế trông giống một con quạ có khả năng hạ cánh xuống gờ cửa sổ và chụp hình những gì đang diễn ra bên trong tòa nhà. Dự án sâu bọ cũng lấy ý tưởng này nhưng thiết kế giống một loài vật nhỏ hơn – đó là chuồn chuồn. Máy bay sâu bọ là một chiếc màu xanh lá cây có thể vỗ cánh, được trang bị những động cơ khí thu nhỏ.
Không hài lòng với việc bắt chước các loài động vật, CIA còn sử dụng động vật thật để làm công việc giám sát, trong đó có chim bồ câu được gắn camera ở cổ. Không may là những con chim quá mệt với sức nặng của camera và đã quay trở lại căn cứ của CIA bằng chân chứ không phải bằng cánh vì chúng mệt đến nỗi không thể bay nổi. Dự án này bị phá sản.

Song có lẽ dự án kì quặc nhất là Acoustic Kitty, trong đó họ đặt những thiết bị âm thanh vào những con mèo nhà. Dự án này cũng phá sản khi những chú mèo đi lạc quá xa để tìm thức ăn và một con còn bị ô tô cán chết.

4. Dự án 57



Đây là một bài kiểm tra độ an toàn được tiến hành tại Khu thử nghiệm Nevada để mô phỏng những gì sẽ xảy ra nếu một chiếc máy bay chở bom nguyên tử bị rơi và phát tán chất phóng xạ vào môi trường. Với cách này, Dự án 57 đã trở thành cuộc thử nghiệm ‘bom bẩn’ đầu tiên của Mỹ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vụ nổ của những chất nổ cường độ cao xung quanh một đầu đạn hạt nhân sẽ phát tán plutonium vào môi trường. Tuy nhiên, họ không biết bao nhiêu plutonium đã bị phát tán và nó đã lan ra bao xa…

Quân đội và CIA cảm thấy cuộc thử nghiệm này là cần thiết vì ngày càng nhiều máy bay mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Sớm hay muộn thì một tai nạn máy bay cũng sẽ xảy ra khi nó đang chở những vũ khí chết người này.

5. Dự án Freezelove





Đây không hoàn toàn là một dự án mà là một nhiệm vụ. Vào ngày 21/1/1968, một đám cháy bắt đầu bùng lên trên một máy bay ném bom B52G trong quá trình tiến hành một nhiệm vụ bí mật ở Greenland. Hầu hết phi hành đoàn đều nhảy dù và chiếc máy bay rơi xuống những tảng băng. Ít nhất 3 quả bom nguyên tử trên máy bay đã phát nổ.

Tai nạn này khiến phóng xạ plutonium, tritium and uranium lan ra trên diện rộng. Lúc đó, CIA và quân đội Mỹ đã có Dự án 57 thực sự trong tay. Vụ nổ đã làm băng tan chảy và ít nhất một quả bom nguyên tử rơi xuống Vịnh North Star. Mỹ đã cố gắng khôi phục quả bom nhưng không thành công.

[Bee news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'





Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình.


Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến.

Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt.

Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự.


Sea Shadow xuất cảng.


Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân.

Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh.

Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm.



Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow.

Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm.

Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo.

Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang