Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Black Hawk

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Black Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Black Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Vũ khí hiện đại của lực lượng đột kích SEAL



Đầu tháng 5/2011, lực lượng đặc biệt SEAL của Mỹ, một lần nữa, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế bằng việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.


Lực lượng đột kích SEAL hay còn gọi là “Hải cẩu” thuộc Quân đội Mỹ có khả năng chiến đấu trên cả 3 địa hình: nhảy dù trên không, chiến đấu dưới nước, và trên cạn.

Vì SEAL gánh vác sứ mệnh đặc biệt, nên các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến nhất của lực lượng này luôn được quân đội Mỹ ưu tiên trang bị. Chiếc trực thăng bí ẩn được sử dụng trong cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden lần này chính là điển hình nổi bật nhất.

Trong những năm gần đây, trang thiết bị vũ khí của quân đội Mỹ ngày càng phong phú và hiện đại, điều này là do tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ điện tử, đã thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới hóa, kỹ thuật số của quân đội Mỹ.

Một loạt các thiết bị trinh sát, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt máy bay trinh sát không người lái đang được phát triển nhanh chóng. Cuộc chiến tranh nhiều năm ở Iraq và Afghanistan hay bất kỳ chiến trường đặc biệt nào đều rất cần đến SEAL. Do đó, trong tương lai quân đội Mỹ sẽ trạng bị cho SEAL những vũ khí hiện đại hơn

Súng trường bắn tỉa loại mới thay thế M-4

Trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, súng M-4 trước đó được coi là loại súng hoàn hảo, loại súng này cũng được trang bị cho SEAL, tuy nhiên, M-4 cũng đã bắt đầu để lộ những điểm yếu như uy lực của các viên đạn không đủ độ chính xác và tin cậy. Một loại các thử nghiệm đã được tiến hành cho thấy tỷ lệ kẹt đạn rất cao.



Súng trường tấn công đặc chủng FN SCAR.


Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ đã áp dụng hai phương pháp, một là cải tiến tính năng của súng M-4; hai là sử dụng súng trường bắn tỉa loại mới để thay thế M4.

Loại súng được quân đội Mỹ dự định thay thế là súng trường tấn công đặc chủng SCAR của công ty FN. Kết hợp với súng phóng lựu MK-13, thì loại súng này có thể thay thế toàn bộ loại súng M-4A1,MK-18, súng trường bắn tỉa MK-12 và súng truờng MK-14.

Súng phóng lựu tự động XM – 25

Hiện nay, súng phóng lựu XM - 25 mới của quân đội Mỹ đã được thử nghiệm thực tế ở chiến trường Afghanistan. XM-25 có cỡ nòng 25 mm được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, có thể dự đoán chính xác khoảng cách mục tiêu trước khi phóng và cài đặt giờ nổ cho lựu đạn.

Sau khi phóng lựu đạn vào các mục tiêu trên không, nó sẽ tự động phát nổ và sát thương đối phương.



Súng phóng lựu XM – 25.


Hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến của XM-25 sẽ hỗ trợ đáng kể các thủ thuật tấn công của binh sỹ SEAL và giảm thiểu thương vong, thậm chí thiết bị này còn có thể thay thế một số chức năng của súng cối, đối với lực lượng chiến đấu đặc biệt như SEAL thì trọng lượng được mang theo rất hạn chế, nên thiết bị này rất thích hợp với đặc thù chiên đấu của SEAL.

Súng trường bắn tỉa mới XM2010 và M107

Để tăng cường hơn nữa độ chính xác khi bắn, Quân đội Mỹ dự định trong tương lai lực lượng SEAL có thể sẽ được sử dụng súng trường bắn tỉa XM2010 cỡ nòng 7,62 mm và súng trường bắn tỉa M107 loại 12,7 mm.

Tất nhiên là loại súng mới này chỉ là thay đổi về lượng, và để có thể mang lại những thay đổi về chất cho việc bắn tỉa chính là tập trung cho phát triển đạn có điều khiển.



Súng trường bắn tỉa mới XM2010.


Viện nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc Phòng Mỹ (DARPA) đang thực hiện kế hoạch phát triển vũ khí quân sự có độ chính xác cao, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu chế tạo một loại đạn cỡ 12,7 mm có điều khiển.

Do vậy, súng bắn tỉa không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu đang chuyển động nhanh trong các điều kiện môi trường không thuận lợi như gió lớn, mà phạm vi bắn cũng xa hơn so với loại đạn thông thường.

Tàu chiến đấu đặc chủng

Các loại tàu được lực lượng SEAL thường sử dụng bao gồm tàu chiến đấu đặc biệt tốc độ cao MkV, thuyền hơi dạng cứng 11m, thuyền cao su chiến đấu….

Trong tương lai, Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto sẽ được bàn giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt SEAL của Mỹ.

M80 Stiletto là mẫu tàu chiến mới của Hải quân Mỹ do công ty M Ship sản xuất năm 2006, được trang bị đặc biệt theo yêu cầu của Cơ quan tác chiến đặc biệt Bộ Quốc phòng Mỹ. Đây được coi là thế hệ tàu chiến sẽ thay thế các tàu chiến hạng nhẹ trong tương lai.



Tàu chiến hạng nhẹ thế hệ mới M80 Stiletto.


M80 Stiletto được chế tạo bằng vật liệu sợi các bon có kết cấu kiểu mạng lưới. Nó được coi là chiếc tàu độc nhất trên thế giới xét về góc độ thiết kế vỏ, tốc độ di chuyển, khả năng lướt sóng, trọng tải so với các loại tàu cùng cỡ.

M80 Stiletto hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Mỹ từng sử dụng loại tàu chiến này trong cuộc tập trận Trident Warrior tại khu vực duyên hải bang California. Sau đó, M80 Stiletto còn được triển khai tại Colombia nhằm hỗ trợ lực lượng chống ma túy tại đây.

M80 Stiletto có tốc độ nhanh và có thể hoạt động ở các khu vực gần bờ với cấu tạo vỏ hai lớp, dài 27m, rộng 12m, cao 5,6m. Vỏ tàu M80 Stiletto chế tạo bằng sợi cacbon có những ưu điểm vượt trội so với vỏ các loại tàu chiến truyền thống giúp tăng cường tốc độ. Động cơ có sức mạnh 6.600 mã lực giúp M80 Stiletto đạt tốc độ tối đa lên tới 100 km/h. Tầm hoạt động trên 800 km.

Kết cấu đặc biệt còn giúp M80 Stiletto tránh được tầm quan sát của radar đối phương nên giúp tàu có khả năng an toàn rất cao.

Đặc biệt M80 Stiletto có khả năng quay 360 độ khi di chuyển ở tốc độ tối đa. Tàu rất thích hợp cho tấn công và rút lui vói tốc độ cao. Ngoài ra, M80 Stiletto có thể giảm dấu tích khi di chuyển nhanh, do đó có tính hoạt động bí mật tốt hơn.


Tàu ngầm mini S301
Lực lượng đột kích SEAL còn được biết đến với khả năng chiến đấu linh hoạt dưới nước. Do đó, các hoạt động tác chiến dưới nước cần phải có sự hỗ trợ của tàu ngầm loại nhỏ.



Tàu ngầm mini S301.



Để cải thiện khả năng hoạt động dưới nước cho lực lượng đột kích SEAL, công ty Marlin Submarines đã trực tiếp phát triển tàu ngầm mini S301.

Cuối năm 2009 S301 đã được tiến hành thử nghiệm vận chuyển một đơn vị đầu tiên của lực lượng SEAL, các thành viên trên tàu bao gồm 2 lái tàu và 6 thợ lặn
Trực thăng kiểu mới thay đổi khả năng chiến đấu đặc biệt

Hiện tại quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng có người lái và không người lái. Điều này nâng cao hiệu quả đáng kể cho các hoạt động chiến đấu đặc biệt có quy mô nhỏ của SEAL.

Với máy bay có người lái kiểu mới, khi phi công nhảy dù sẽ đối mặt với ít rủi ro hơn, hiệu quả tải trọng của trực thăng cao hơn.

Đối với máy bay trực thăng không người lái, thì quyền kiểm soát có thể được giao cho lực lượng chiến đấu đặc biệt ở mặt đất, điều khiển trực thăng bay đến các vị trí định trước, có thể nâng hạ đồ vật, vận chuyển người, cũng có thể hỗ trợ chữa cháy từ trên không.

Hiện nay, đã có trực thăng AH6 đang được nghiên cứu sửa đổi thành máy bay trực thăng chiến đấu không người lái, ngoài ra, kế hoạch này còn được dự kiến triển khai với máy bay trực thăng “Black Hawk”.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc đã ‘dòm ngó’ xác trực thăng bí ẩn



Pakistan vừa hé lộ tin làm giới chức Mỹ mất ngủ. Đó là: Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới xác trực thăng bị SEAL bỏ lại.

Quan chức Pakistan nói rằng họ muốn nghiên cứu xác máy bay tàng hình cải tiến của Mỹ bị lực lượng SEAL bỏ lại sau vụ đột kích giết bin Laden, và cho biết thêm là người Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm.

Phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trao trả xác chiếc máy bay này nhưng một quan chức Pakistan nói với hãng ABC rằng người Trung Quốc cũng “rất quan tâm” đến xác chiếc máy bay này. Còn một quan chức khác thì khẳng định: “Rất có thể chúng tôi sẽ cho họ xem.”

Một quan chức Mỹ nói ông không biết chắc liệu Pakistan đã cho người Trung Quốc vào xem chưa, nhưng nói sẽ bị “sốc” nếu người Trung Quốc chưa được tiếp cận với chiếc máy bay bị nạn này.

Các chuyên gia ngành hàng không tin rằng, chiếc trực thăng này là phiên bản của trực thăng Black Hawk được cải tiến và có khả năng tàng hình cao, thể hiện trong chiến dịch bí mật tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda.

Lực lượng SEAL đã đi trên chuyến bay này và đã cố ý thủ tiêu chiếc máy bay khi buộc phải bsoỏ lại trên sân sau trong dinh thự của bin Laden. Một bộ phận quan trọng của thân sau máy bay và các mảnh vỡ khác, có lơp sơn phủ bí hiểm giống vải mà trẻ em địa phương dùng làm đồ chơi.

Các chuyên gia nói rằng, cấu trúc khác thường của động cơ cánh quạt phía sau, trông như cái vành mũ lạ kỳ bao quanh và toàn bộ thân hình chiếc trực thăng cho thấy nó được cải tiến đặc biệt không chỉ nhằm bay êm mà còn tránh được phát hiện của radar.



So sánh phần đuôi của chiếc trực thăng bị bỏ lại ở Abbottabad và Black Hawk thông thường.

Xác của chiếc trực thăng rõ ràng đã trở thành một quân cờ mới trong trò chơi ngoại giao căng thẳng và đầy ăn thua giữa Mỹ và Pakistan, sau cuộc đột kích đơn phương khiến Islamabad “tự ái”.

Theo Richard Clarke, cựu cố vấn chống khủng bố của Nhà Trắng thì những tiến bộ về công nghệ tàng hình của chiếc trực thăng bỏ lại có thể trở thành “một món quà giá trị” đối với Trung Quốc, và “bởi vì Pakistan được tiếp cận với công nghệ tên lửa của Trung Quốc và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác, Islamabad luôn tìm cách để trả ơn Trung Quốc”. Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan đang là mối “quan hệ thân mật”.

Dan Goure, cựu quan chức Bộ quốc phòng và Phó Chủ tịch Viện Lexington nhận xét là có lẽ trực thăng tàng hình đã giúp cho đội đặc nhiệm SEAL có một lợi thế vô giá vào thời điểm trước khi nổ súng.

Những người hàng xóm của bin Laden ở Abbottabad, nói với ABC News rằng đêm hôm đó họ đã không nghe thấy tiếng trực thăng cho đến khi chúng ở ngay trên đầu.

Trước những thông tin này, quan chức Bộ quốc phòng kiên quyết không bình luận về bất cứ điều gì liên quan đến chiếc trực thăng bỏ lại. Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã tiết lộ với tờ Washington Post, đó là một chiếc trực thăng trị giá 60 triệu USD.

Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất về mua sắm của Bộ quốc phòng, giá một chiếc Black Hawk bình thường, tùy theo loại, không quá 20 triệu USD.

Nếu người Trung Quốc đã có dịp tiếp cận xác chiếc máy bay này thì đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có dịp hưởng lợi trên cái hại của công nghệ Mỹ. Năm 1999, một máy bay tàng hình ném bom Diều hâu đêm F-117A của Mỹ bị bắn hạ tại Serbia. Có nguồn tin xác nhận, Trung Quốc đã mua lại xác của chiếc máy bay này.

Đúng 12 năm sau, chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, J-20 đã tiến hành bay thử đã gây chú ý quốc tế và khơi nên cuộc tranh luận liệu Trung Quốc có phát triển khả năng tàng hình máy bay dựa vào những điều họ đã học được từ chiếc máy bay Diều hâu đêm bị bắn hạ đó.

[BDV news]


>> ‘Phương án B’ tiêu diệt bin Laden



Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ, đã có hai nhóm chuyên gia dự phòng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden.

Theo đó, một nhóm để chôn bin Laden nếu bị giết, và nhóm thứ hai gồm có luật sư, nhân viên lấy cung và phiên dịch trong trường hợp bắt sống. Nhóm thứ hai có mặt trên tàu sân bay Carl Vinson, đậu trên Biển Bắc Arab.

Khoảng 10 ngày trước cuộc tiến công, Obama đã có buổi tổng duyệt kế hoạch và yêu cầu các sỹ quan chuẩn bị một lực lượng đủ lớn để rút êm mếu các lực lượng của Pakistan xuất hiện và cố tình can thiệp vào cuộc tấn công.

Theo sự chỉ đạo này, Mỹ cử thêm hai trực thăng và một lực lượng quân dự bị sau khi đã cử hai trực thăng đa năng Black Hawk để chở lực lượng đặc nhiệm tiến công.

Quyết định tăng quân đến Pakistan của ông Obama cho thấy tổng thống sẵn sàng chấp nhận một cuộc đụng đầu quân sự với đồng minh thân cận để bảo đảm thành công cho chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda.

Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ nói: “Họ nhận mệnh lệnh bằng mọi cách phải tránh bất kỳ cuộc đối đầu nào. Nhưng nếu họ buộc phải bắn trả để rút lui thì họ được phép làm như vậy”.

Nếu không xảy ra cuộc đối đầu trực diện với quân Pakistan, một trực thăng đã được điều tham gia sẽ cứu giúp chiếc Black Hawk chở đội đặc nhiệm nếu gặp nạn do hạ cánh gấp.




Trong khi đó các máy bay trinh sát và giám sát của Mỹ tiếp tục theo dõi và nghe ngóng những phản ứng của lực lượng cảnh sát và quân đội Pakistan đối với cuộc đột nhập. Điều này quyết định thời gian đội đặc nhiệm có thể ở lại trên mặt đất bao lâu để tìm kiếm và thu gom các ổ đĩa cứng, USB và các tài liệu khác.

Một kế hoạch dự phòng khác cũng được vạch ra nếu xảy trạm trán giữa lực lượng hai bên. Khi đó các quan chức cấp cao Mỹ, kể cả Đô đốc Mike Mullen, sẽ liên hệ với các người đồng cấp của Pakistan để tránh một cuộc xung đột vũ trang.

Quá trình vạch kế hoạch này cho thấy mức độ tin tưởng chính phủ Pakistan của Mỹ thấp đến mức nào. Trước đó Mỹ cũng đã bác bỏ đề nghị cho người Pakistan tham gia vào vụ tấn công.

Từ khi cuộc đột kích xảy ra, quan hệ song phương Mỹ - Pakistan trở nên căng thẳng hơn. Nhà Trắng chính thức xác nhận không có kế hoạch Obama thăm Islamabad trong năm 2011, tuy nhiên chỉ ra một số phát triển tích cực gần đây.

Một trong những cố gắng để hàn gắn mối quan hệ song phương bị rạn nứt, ông Leon E. Panetta sẽ sớm gặp người đồng cấp Pakistan, Trung tướng Ahmad Shuja Pasha, trưởng ISI để “tìm cách thúc đẩy quan hệ trong cuộc chiến chung chống al-Qaeda".
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang