Pakistan vừa hé lộ tin làm giới chức Mỹ mất ngủ. Đó là: Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới xác trực thăng bị SEAL bỏ lại. Quan chức Pakistan nói rằng họ muốn nghiên cứu xác máy bay tàng hình cải tiến của Mỹ bị lực lượng SEAL bỏ lại sau vụ đột kích giết bin Laden, và cho biết thêm là người Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm. Phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trao trả xác chiếc máy bay này nhưng một quan chức Pakistan nói với hãng ABC rằng người Trung Quốc cũng “rất quan tâm” đến xác chiếc máy bay này. Còn một quan chức khác thì khẳng định: “Rất có thể chúng tôi sẽ cho họ xem.” Một quan chức Mỹ nói ông không biết chắc liệu Pakistan đã cho người Trung Quốc vào xem chưa, nhưng nói sẽ bị “sốc” nếu người Trung Quốc chưa được tiếp cận với chiếc máy bay bị nạn này. Các chuyên gia ngành hàng không tin rằng, chiếc trực thăng này là phiên bản của trực thăng Black Hawk được cải tiến và có khả năng tàng hình cao, thể hiện trong chiến dịch bí mật tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda. Lực lượng SEAL đã đi trên chuyến bay này và đã cố ý thủ tiêu chiếc máy bay khi buộc phải bsoỏ lại trên sân sau trong dinh thự của bin Laden. Một bộ phận quan trọng của thân sau máy bay và các mảnh vỡ khác, có lơp sơn phủ bí hiểm giống vải mà trẻ em địa phương dùng làm đồ chơi. Các chuyên gia nói rằng, cấu trúc khác thường của động cơ cánh quạt phía sau, trông như cái vành mũ lạ kỳ bao quanh và toàn bộ thân hình chiếc trực thăng cho thấy nó được cải tiến đặc biệt không chỉ nhằm bay êm mà còn tránh được phát hiện của radar. So sánh phần đuôi của chiếc trực thăng bị bỏ lại ở Abbottabad và Black Hawk thông thường. Xác của chiếc trực thăng rõ ràng đã trở thành một quân cờ mới trong trò chơi ngoại giao căng thẳng và đầy ăn thua giữa Mỹ và Pakistan, sau cuộc đột kích đơn phương khiến Islamabad “tự ái”. Theo Richard Clarke, cựu cố vấn chống khủng bố của Nhà Trắng thì những tiến bộ về công nghệ tàng hình của chiếc trực thăng bỏ lại có thể trở thành “một món quà giá trị” đối với Trung Quốc, và “bởi vì Pakistan được tiếp cận với công nghệ tên lửa của Trung Quốc và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác, Islamabad luôn tìm cách để trả ơn Trung Quốc”. Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan đang là mối “quan hệ thân mật”. Dan Goure, cựu quan chức Bộ quốc phòng và Phó Chủ tịch Viện Lexington nhận xét là có lẽ trực thăng tàng hình đã giúp cho đội đặc nhiệm SEAL có một lợi thế vô giá vào thời điểm trước khi nổ súng. Những người hàng xóm của bin Laden ở Abbottabad, nói với ABC News rằng đêm hôm đó họ đã không nghe thấy tiếng trực thăng cho đến khi chúng ở ngay trên đầu. Trước những thông tin này, quan chức Bộ quốc phòng kiên quyết không bình luận về bất cứ điều gì liên quan đến chiếc trực thăng bỏ lại. Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã tiết lộ với tờ Washington Post, đó là một chiếc trực thăng trị giá 60 triệu USD. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất về mua sắm của Bộ quốc phòng, giá một chiếc Black Hawk bình thường, tùy theo loại, không quá 20 triệu USD. Nếu người Trung Quốc đã có dịp tiếp cận xác chiếc máy bay này thì đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có dịp hưởng lợi trên cái hại của công nghệ Mỹ. Năm 1999, một máy bay tàng hình ném bom Diều hâu đêm F-117A của Mỹ bị bắn hạ tại Serbia. Có nguồn tin xác nhận, Trung Quốc đã mua lại xác của chiếc máy bay này. Đúng 12 năm sau, chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, J-20 đã tiến hành bay thử đã gây chú ý quốc tế và khơi nên cuộc tranh luận liệu Trung Quốc có phát triển khả năng tàng hình máy bay dựa vào những điều họ đã học được từ chiếc máy bay Diều hâu đêm bị bắn hạ đó. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc đã ‘dòm ngó’ xác trực thăng bí ẩn
Nhãn:
Bắc Kinh,
Black Hawk,
Islamabad,
Khủng bố,
Osama bin Laden,
Quân đội Trung Quốc,
Serbia,
Thị trấn Abbottabad,
Thủ lĩnh al-Qaeda,
Thủ lĩnh Hồi giáo,
trung quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét