Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Libya

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Libya. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Libya. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

>> Tên lửa AT-15 rơi vào tay NTC



Lực lượng NTC đã chiếm được một số lượng nhỏ tên lửa chống tăng siêu hạng AT-15 từ tay quân đội trung thành với ông Gaddafi.

Trước đó đã có những đồn đoán cho rằng, quân đội ông Gaddafi đang sở hữu trong tay 3 khẩu đội tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga AT-15. Nhưng thông tin trên vẫn chưa được xác nhận một cách độc lập, nhiều người cho rằng đó vẫn chỉ là tin đồn.

Tuy nhiên, gần đây, lực lượng của NTC đã vô tình chiếm được một số lượng nhỏ tên lửa chống tăng siêu hạng AT-15 cùng với xe phóng chuyên dụng. Ngay lập tức, số tên lửa chống tăng siêu hạng này đã được NTC trưng dụng để tấn công lực lượng trung thành với ông Gaddafi.


http://nghiadx.blogspot.com
NTC đã bất ngờ chiếm được tên lửa chống tăng siêu hạng AT-15 cùng xe phóng chuyên dụng Ảnh: Topwar



Việc quân đội ông Gaddafi sở hữu được loại tên lửa chống tăng mạnh nhất thế giới này quả là một bất ngờ lớn. Loại tên lửa chống tăng siêu hạng này mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu, người ta tin rằng chỉ có quân đội Nga mới có loại tên lửa hiện đại này.

Đôi nét về tên lửa chống tăng AT-15 Springer

9K123/9M123 Khrizantema (Hoa Cúc), NATO định danh là AT-15 Springer là loại tên lửa chống tăng siêu âm hiện đại nhất trong kho của quân đội Nga hiện nay.

AT-15 được thiết kế để đối phó với những chiếc tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất hiện nay và cả tương lai.

Quá trình phát triển của AT-15 diễn ra vào cuối những năm 1980, được tiết lộ vào năm 1996, dự định được dùng để thay thế loại tên lửa chống tăng AT-6 Spiral.

Theo nhiều nguồn tin, AT-15 được chấp nhận sử dụng trong quân đội Nga từ năm 2004, tuy nhiên số lượng triển khai vẫn chưa được công bố.


http://nghiadx.blogspot.com
AT-15 đang được NTC sử dụng để tấn công các mục tiêu của ông Gaddafi. Thông số cơ bản: Dài 2057mm, đường kính 105mm, trọng lượng 46kg, 54 kg bao gồm cả ống phóng, tầm bắn hiệu quả từ 400-6000 mét, sai số trượt mục tiêu CEP khoảng 5 mét. Ảnh: Topwar


Hạ gục mọi xe tăng

AT-15 được xem là loại tên lửa chống tăng mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay, các nhà chế tạo tự tin tuyên bố: Sự ra đời của AT-15 sẽ làm thay đổi đáng kể chiến thuật tác chiến của xe tăng hiện đại. Với một nhóm nhỏ từ 3-4 bệ phóng tên lửa chống tăng AT-15 hoàn toàn có thể làm thay đổi cục diện trận đánh.

Nhà sản xuất KBM tuyên bố, 3 xe phóng AT-15 có khả năng đương đầu với 14 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực và tiêu diệt không ít hơn 60% xe tăng trong số đó.

AT-15 có tầm bắn hiệu quả từ 400-6.000 mét, sử dụng một động cơ nhiên liệu rắn, tốc độ trung bình 400 mét/giây, được thiết kế để hoạt động bất kể ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết, tên lửa có khả năng đối phó điện tử mạnh mẽ, có 2 chế độ dẫn hướng độc lập, hoặc bằng laser bán chủ động hoặc radar chủ động.

AT-15 đủ mạnh để đánh bại tất cả các loại tăng hiện đại nhất kể cả M1A2 hay Leopard-2A6 chỉ bằng một phát bắn.

Được trang bị hệ thống dẫn hướng kép, cung cấp khả năng đối phó mạnh mẽ với các biện pháp đối phó điện tử của đối phương, AT-15 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau như đầu nổ mạnh liều cao HEAT, đầu đạn liều đúp, đạn nhiệt áp. Tên lửa có khả năng xuyên tới 1.100-1.200mm giáp sau giáp cảm ứng nổ.

Khả năng chiến đấu linh hoạt

AT-15 được triển khai phóng trên phóng chuyên dụng 9P157, loại xe này được phát triển từ khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Mỗi xe phóng được trang bị hai ống phóng, radar chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa, hệ thống chỉ thị mục tiêu laser kiêm thiết bị đo xa, hệ thống có thể phóng 2 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống có khả năng nhắm mục tiêu máy bay trực thăng bay thấp. Xe phóng có thể mang theo 15 tên lửa AT-15 bên trong thân và có thể tấn công 15 mục tiêu chỉ trong vài phút.

Tên lửa được nạp đạn tự động thông qua máy nạp đạn nằm bên trong xe phóng. Trong tình huống chiến đấu khẩn cấp, tên lửa có thể được nạp bằng cánh tay máy từ bên ngoài.

Hệ thống ống phóng và radar chỉ thị mục tiêu được xếp gọn vào bên trong xe trong khi xe đang di chuyển. Khi đến khu vực tác chiến hệ thống sẽ được nâng lên để chiến đấu bằng một hệ thống thủy lực.

Xe phóng có hệ thống bảo vệ tương tự như xe chiến đấu bộ binh BMP-3, được vận hành chỉ với 2 người. Ngoài ra xe còn có hệ thống bảo vệ kíp lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC.

Hợp đồng cung cấp tên lửa chống tăng AT-15 ra nước ngoài vẫn chưa hề được công bố, không rõ quân đội trung thành với ông Gaddafi sở hữu loại tên lửa chống tăng siêu hạng này từ bao giờ và bằng cách nào.

Có bao nhiêu đạn tên lửa AT-15 được chuyển giao cho quân đội Libya vẫn là một ẩn số, nhưng việc NTC chiếm được loại tên lửa chống tăng siêu hạng này cũng làm dấy lên mối quan ngại loại tên lửa này có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố và đó thực sự là một mối đe dọa lớn.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya



Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình.

Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1.

Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya.

Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO:

Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao.

Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo.

Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay.

Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya.

Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo.



Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ

Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng.

Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân.

Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách.



Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel

Truy tìm vũ khí hạng nặng

Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte.

Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan.



Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel

Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay.

Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”.

'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya

Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ.

Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh.

Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó.

“Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển.

Giải mã các bức ảnh

Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào.

Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động.

Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay.

Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động.

Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường.

Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”.

Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến.

Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được.

Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus.

Máy bay R1 Sentinel có khả năng hoạt động đến hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh.

Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm.

Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường.

R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km.

Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh.

Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD.
[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Pháp đánh xe tăng Libya bằng bom… bê tông



Pháp đã bắt đầu sử dụng bom tập nhồi bê tông để tấn công các xe tăng của Libya mà không gây ra các vụ nổ lớn có thể gây thương vong cho thường dân ở gần đó.



Phát ngôn viên quân đội Pháp Thierry Burkhard bác bỏ tin đồn cho rằng, việc các “bom tập” cỡ 300 kg (660 bảng) được đưa vào sử dụng không phải là do thiếu bom đạn thật. Ông cho biết, cuộc tấn công đầu tiên sử dụng bom bê tông đã tiêu diệt một xe thiết giáp hôm 26.4.





“Mục đích của bom này… là sử dụng hiệu ứng va chạm và hạn chế rủi ro gây tổn thất phụ. Đó là cuộc tấn công rất chính xác. Không có hoặc có rất mảnh bị văng ra”, ông Burkhard nói.

Bom bê tông tồn tại đã nhiều chục năm (các bom trong ảnh có từ Thế chiến II) và thường được dùng để huấn luyện. Tuy nhiên, một quả bom bê tông 300 kg thả từ độ cao nhiều ngàn bộ có thể có hiệu quả cao chống mục tiêu mềm, tương đối nhỏ.

Tuy là bom bê tông, song chúng vẫn sử dụng công nghệ dẫn hiện đại như GPS hay laser để dẫn vào mục tiêu.

Đây không phải là lần đầu tiên những vũ khí như vậy được sử dụng trong chiến tranh không quân hiện đại. Mỹ đã sử dụng các bom bê tông dẫn bằng laser chống các mục tieu của Iraq vào cuối thập kỷ 1990 với cùng lý do như người Pháp.


[Vietnamdefence news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> NATO dìm cả 2 phe ở Libya chìm trong biển lửa



NATO vẫn tiếp tục "đốt cháy" Misrata bất chấp phe nổi dậy tuyên bố đã kiểm soát thành phố.

Ngày 24/4, hãng tin Aljazera cho biết, dù phe nổi dậy tuyên bố chiếm 80% thành phố Misrata, và thông báo cho liên quân rằng lực lượng ủng hộ chính phủ Libya đã tháo lui khỏi thành phố nhưng NATO vẫn tiếp tục oanh kích các mục tiêu tại đây bằng tên lửa hạng nặng và rocket.

Thành phố Misrata đang nằm trong tay phe nổi dậy. Tại một số khu vực trong thành phố, lực lượng nổi dậy đã bắt giữ nhiều thành viên trung thành của đại tá Gaddafi. Trong đó một số người đã bị giết, một số khác đang phải chạy trốn (*).

Tuy nhiên, liên quân NATO và Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng máy bay để không kích vào các khu vực của thành phố Misrata.

Misrata đã trở thành chiến trường đẫm máu nhất trong những ngày qua. Bác sĩ Khalid Abu Falra làm việc tại một phòng khám tư nhân ở thành phố này cho biết, có 28 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Theo ông, trung bình cứ mỗi ngày ở Misrata có 11 người thiệt mạng.



Nhiều nhà cửa tại khu vực Misrata bị phá huỷ bởi các đợt oanh kích của liên quân NATO.


Không chỉ thành phố Misrata, cùng ngày tại Thủ đô Tripoli, dinh thự của nhà lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi đã bị phá hủy trong một trận không kích của liên quân.

Ngoài ra, các máy bay của NATO đã không kích nhiều khu vực quân sự và dân sự ở thủ đô và các thành phố khác, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Đặc biệt là ở Tripoli, có ít nhất ba lần máy bay của NATO ném bom. Theo Thứ trưởng Ngoại giao, ông Khlaed Kaim, lực lượng liên quân NATO đã bắn trúng nhiều mục tiêu ở Tripoli, Sirte, Gharyan, Aziziyah và Hira.

Hiện tại, lực lượng của Tổng thống Gaddafi đưa ra thông báo, đã chiếm được một thị trấn của Yafran ở phía Tây Libya và đang chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố và các ngôi làng gần đó.

(*) Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim ra thông báo, Quân đội Libya tạm thời ngưng chiến đấu tại Misrata. Tuy nhiên, quân đội chính phủ sẽ không hoàn toàn rút khỏi Misrata, đơn giản họ chỉ tạm dừng hoạt động quân sự. Thay vào đó, đại diện các bộ tộc sẽ tiếp quản chỉ huy khu vực này và thuyết phục quân nổi dậy ở Misrata hạ vũ khí.

Thứ trưởng Ngoại giao Khaled Kaim cho biết, nếu đàm phán thất bại, các tộc trưởng có thể sẽ điều các tay súng thân chính phủ vào thành phố 300.000 dân này để tấn công quân nổi dậy. 6 bộ tộc chính tại khu vực này có thể tập hợp được 60.000 tay súng vũ trang.

Tuy nhiên, khu vực Misrata không có nhiều bộ tộc và cũng chưa rõ quân nổi dậy có sẵn sàng đàm phán hay không. Đặc biệt, sau khi họ tuyên bố đã đẩy lùi được quân chính phủ.



[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Ông Gaddafi đồng ý giải pháp 4 điểm



[BDV news] Tuyên bố trên được ông Ramtane Lamara, đặc phái viên của Liên minh Châu Phi và ông Musa Ibrahim, người phát ngôn Chính phủ Libya đưa ra sau cuộc gặp giữa phái đoàn của Liên minh Châu Phi với ông Gaddafi tại Tripoli ngày 10/4.

Đề xuất của Liên minh Châu Phi không đi kèm yêu cầu ông Gaddafi từ chức, tuy nhiên có 4 điểm cơ bản sau:

- Ngừng bắn ngay lập tức;

- Chính phủ Libya sẽ hợp tác trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

- Bảo vệ công dân nước ngoài ở Libya;

- Khởi động đàm phán giữa các bên liên quan tại Libya, với mục đích thiết lập một “giai đoạn chuyển tiếp” để tiến hành “cải cách chính trị nhằm xóa bỏ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại”;

Bản đề xuất đã được ông Gaddafi phê chuẩn và nhấn mạnh giải pháp cuối cùng phải “đáp ứng nguyện vọng của người dân Libya”.

Không có thời gian biểu cụ thể nào được đưa ra, cũng như mốc thời gian thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tuy ông Gaddafi cũng ủng hộ thiết lập “một cơ chế giám sát đáng tin cậy”.

“Lãnh đạo Muammar Gaddafi đặt trọn niềm tin vào khả năng của Liên minh Châu Phi trong việc tái lập nền hòa bình ở Libya”, tuyên bố chung nói rõ.




Phe nổi dậy nói sẽ không chấp nhận việc ông Gaddafi giữ quyền lực.


Đại diện phe nổi dậy Guma al-Gamaty tuyên bố sẽ xem xét kỹ đề xuất từ Liên minh Châu Phi, tuy nhiên nhấn mạnh phe nổi dậy sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào cho phép ông Gaddafi hoặc con trai ông tiếp tục nắm quyền.

Các lãnh đạo phe nổi dậy cũng không thật sự tin tưởng vào sự trung gian của Liên minh Châu Phi, vốn nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của ông Gaddafi trong suốt nhiều năm qua. Hiện, chính quyền Libya có 15 ghế trong Hội đồng hòa bình và an ninh thuộc Liên minh Châu Phi.

Ông Lamara cho biết sự ra đi của ông Gaddafi cũng là một nội dung trong cuộc đàm phán, tuy nhiên từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Chiến sự tiếp diễn ác liệt
Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ngày 10/4, trong đó đáng chú ý là việc phe nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát nhiều phần của thị trấn Ajdabiya đang bị quân đội của ông Gaddafi vây chặt.

Cùng ngày, NATO tuyên bố đã tiêu diệt 25 xe tăng của quân đội Libya trong 2 cuộc không kích tại thành phố Misrata và thị trấn Ajdabiya. Tuy nhiên, tướng Charles Bouchard của NATO nhìn nhận tình hình tại Misrata và Ajdabiya vẫn “rất tuyệt vọng” với phe nổi dậy.

Về phần mình, Chính phủ Libya cho biết đã bắn hạ 2 trực thăng của phe nổi dậy xâm phạm vùng cấm bay Liên Hợp Quốc đặt ra.

Trong ngày 10/4, quân đội Libya đã pháo kích dữ dội các vị trí của quân nổi dậy tại Adjabiya và Misrata.




Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang