Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Rafale

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5



Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.

Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD.




Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com)


Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc.

Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X.

Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết.

Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.


[Vietnamdefence news]


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Phương Tây đánh Libya để...quảng cáo máy bay?



[BDV news] Dù Ấn Độ không hoan nghênh các hoạt động quân sự chống Libya, song quân đội nước này đang chăm chú theo dõi kết quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại trong cuộc xung đột này.

Một quan chức Không quân Ấn Độ cao cấp tuyên bố rằng, việc theo dõi các quá trình này “là công việc của chúng tôi. Đó là cái gọi là toàn cầu hóa”.

Ông cũng nhận xét rằng: “Nhiều loại vũ khí đang sử dụng ở Libya là những loại mà chúng tôi đang đánh giá khi mua sắm vũ khí”.





Chiến tranh Libya là dịp may hiếm có quảng cáo cho loại máy bay khó bán Rafale. Ảnh minh họa.

Tham gia chiến dịch quân sự chống Libya có bốn trong 6 loại máy bay tham gia cuộc thầu MMRCA mua 126 tiêm kích đa năng của Ấn Độ. Đó là F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ, Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon của châu Âu. Loại máy bay tham chiến đầu tiên trong bốn loại máy bay này là Rafale.
Thực chất, Libya trở thành trường thử để thi thố khả năng tấn công mục tiêu mặt đất của các máy bay này.

Hiện Ấn Độ chuẩn bị ký hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu tầm trung. Giá trị hợp đồng này khoảng 10,4 tỷ USD.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch mua 10 máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III, 15 trực thăng vận tải, 22 trực thăng tấn công và 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ.

Trong 4 năm qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký các hợp đồng trị giá 24,66 tỷ USD. Từ năm 2007 đến nay, Ấn Độ đã chi cho Không quân khoảng 17,46 tỷ USD, Hải quân – 6,16 tỷ USD, Lục quân – 420 triệu USD, Lực lượng bảo vệ bờ biển – 616 triệu USD.

Theo CII và KPMG đến năm 2030, tổng chi phí dành cho mua sắm vũ khí của Ấn Độ sẽ đạt mức 150 tỷ USD.


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Cấu hình vũ khí chiến đấu cơ không kích Libya



[Defense Update] Bộ Quốc phòng Anh và Pháp đã công bố các bức ảnh về cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho các chiến đấu cơ của họ đang tham chiến tại chiến trường Libya.

Sau đây là chùm ảnh chiến đấu cơ cùng vũ khí sử dụng oanh tạc Libya:


Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ không quân Marham trên đường tiến tới Libya thực hiện nhiệm vụ.


Chiếc máy bay này được trang bị tiêu chuẩn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất gồm: 3 tên lửa chống tăng Brimstone, 2 bom dẫn đường bằng GPS và Laze, tên lửa không đối không ASRAAM và hệ thống nhắm mục tiêu Litening.

Đây cũng là một chiếc Tornado GR4 với cấu hình vũ khí tương tự như chiếc ở trên. Các hệ vũ khí mang theo thích hợp cho vai trò hỗ trợ trên không. Như tên lửa chống tăng Brimstone được dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không của Libya.


Brimstone sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu LGB bằng laser với độ chính xác cao, được hỗ trợ bởi hệ thống nhắm mục tiêu Litening. Ngoài ra, còn có hai tên lửa không đối không để phòng thân trước tiêm kích đối phương có thể xuất hiện đánh chặn.

Một chiếc Tornado GR4 khác giống các loại trên nhưng trang bị thêm thiết bị đối phó điện tử Cerberus ở hai bên cánh.



Chiến đấu cơ Rafale đang làm nhiệm vụ trên không phận Libya. Rafale trang bị 4 tên lửa dẫn hướng không đối đất AASM, các tên lửa này đều là phiên bản có khả năng dẫn đường kết hợp với GPS để nâng cao độ chính xác. Ở hai đầu mút cánh lắp tên lửa không đối không hồng ngoại MICA-IR.



Phiên bản Rafale hai chỗ ngồi tham chiến tại Libya. Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa không đối không dẫn hướng GPS AASM, 2 tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại MICA-IR.



Máy bay Mirage 2000-5 cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra không phận Libya. Mirage 2000 mang theo 4 tên lửa không đối không tầm trung MICA-RF dẫn đường bằng radar chủ động và 2 tên lửa không đối không MICA-IR.



Chiến binh EF-2000 Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra không phận Libya. Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn gồm 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn ASRAAM.


Việc phòng không Libya im hơi lặng tiếng khiến hai chiến đấu cơ Rafale (Pháp) và EF-2000 (Anh) lần đầu tiên tham gia vai trò tấn công chính không phát huy được năng lực của mình và các nhà quân sự Anh - Pháp rất khó để đánh giá được ưu nhược điểm của hai loại này trong thực chiến.


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Toàn cảnh giai đoạn đầu chiến dịch đánh Libya



Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.





Chiến đấu cơ Rafale của Pháp tại căn cứ quân sự Saint-Dizier chuẩn bị cho chiến dịch tại Libya, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi.

Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya.

Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya.

Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải.

Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp.

Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả.

Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya.

Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi.

Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya.

Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân.

Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.


(vnexpress.net news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang