Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến thuật tàu ngầm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến thuật tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến thuật tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân các nước

Tàu ngầm hạt nhân là biểu tượng của nước lớn, có khả năng răn đe mạnh, nên gần đây hải quân nhiều nước trên thế giới đang đua nhau phát triển.

>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?


Gần đây, tần suất “tàu ngầm hạt nhân” xuất hiện trên truyền thông rất cao. Quân đội Iran mạnh mẽ công bố kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga là Yuri Dolgoruky sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, Anh công bố kế hoạch tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới trị giá 6,5 tỷ bảng, Hải quân Brazil tuyên bố khởi động công tác nghiên cứu phát triển và chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa…


http://nghiadx.blogspot.com
Dương Căn Nguyên, chuyên viên Ủy ban tư vấn chuyên gia thông tin hóa Hải quân, nhà nghiên cứu, quân hàm đại tá, theo dõi lâu dài việc nghiên cứu thông tin hóa trang bị Hải quân. Xuất bản 7 bộ tác phẩm “Nghiên cứu tác chiến thông tin – Chiến tranh cục bộ”. Nhận được một giải Đặc biệt về thành quả nghiên cứu khoa học quân sự Trung Quốc, 4 giải Ba tiến bộ khoa học công nghệ Quân đội.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển hải quân của các nước lớn trên thế giới, là loại trang bị ẩn náu dưới đại dương, xuất quỷ nhập thần, tàu ngầm hạt nhân mỗi lần xuất hiện đều gây sự chú ý rất cao.

Hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay trên thế giới như thế nào? Có những xu thế phát triển nào trong tương lai? Dương Căn Nguyên, 1 chuyên gia hải quân Trung Quốc đã tiến hành phân tích về “sát thủ biển sâu” thần bí này.

Biểu tượng nước lớn

Công nghệ của Mỹ, Nga, Anh, Pháp tiên tiến

Dương Căn Nguyên cho rằng, gần đây, tàu ngầm hạt nhân “nóng” lên đã phản ánh triển vọng lớn trong phát triển vũ khí trang bị của các nước trên thế giới hiện nay. Từ khi Mỹ nghiên cứu chế tạo ra chiếc tàu ngầm hạt nhân Nautilus đầu tiên trên thế giới đến nay, tàu ngầm hạt nhân luôn là một từ “nóng”.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển của các nước lớn trên thế giới hiện nay, tàu ngầm hạt nhân được ví von như “âm hồn biển sâu xuất quỷ nhập thần”, luôn đóng vai trò thần bí “sát thủ biển sâu”, là biểu tượng của vị thế nước lớn.

Về hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay của một số quốc gia chủ yếu trên thế giới, Dương Căn Nguyên cho rằng, Mỹ, Nga, Anh, Pháp là những nước có công nghệ phát triển tàu ngầm hạt nhân tiên tiến trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay - tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.

Mỹ là nước phát triển tàu ngầm hạt nhân sớm nhất thế giới, giữ vị trí đứng đầu trên nhiều phương diện, trình độ công nghệ luôn đứng ở vị trí dẫn đầu thế giới. Đến nay, Mỹ đã phát triển 7 lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công.

Nga (Liên Xô cũ) bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công từ thập niên 1950, khởi đầu muộn hơn một chút so với Mỹ, trước sau đã phát triển được 8 lớp với 12 loại tàu ngầm hạt nhân tấn công; tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình là một loại tàu ngầm hạt nhân riêng có của họ, nhiệm vụ tác chiến chính là dùng tên lửa chống hạm tấn công biên đội tàu sân bay của đối phương.

Tàu ngầm hạt nhân Anh đã áp dụng rất nhiều công nghệ Mỹ, trước sau đã chế tạo hơn 20 chiếc. Trong cuộc chiến tranh trên biển Malvinas giữa Anh và Argentina, tàu ngầm hạt nhân của Anh đã sử dụng ngư lôi bắn chìm tàu tuần dương ARA General Belgrano của Argentina, đã lập nên trận chiến điển hình duy nhất về việc tàu ngầm hạt nhân bắn chìm tàu tuần dương.

Pháp là nước duy nhất phát triển trước tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, phát triển sau tàu ngầm hạt nhân tấn công. Từ thập niên 1960 đến nay, đã phát triển 3 lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.

Để thực hiện khát vọng tàu ngầm hạt nhân, về công nghệ và đào tạo thuỷ thủ, Ấn Độ chủ yếu nhờ Nga giúp đỡ. Năm 2009, chiếc tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên của Ấn Độ là Arihanta đã tổ chức lễ hạ thủy, sau đó liên tục có thông tin chạy thử.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen của Nga.

Công nghệ then chốt

“Trái tim lõi” công suất cao

Gần đây, các nước Iran, Brazil, Anh lần lượt tuyên bố có kế hoạch nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân, những công nghệ then chốt cần đột phá gồm: công nghệ thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao, công nghệ cấu hình thân tàu, công nghệ giảm rung, giảm tiếng ồn, công nghệ thông tin dò tìm, công nghệ phụ tải có hiệu quả, công nghệ thiết kế, chế tạo mô-đun hoá.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ

Là nguồn động lực của tàu ngầm hạt nhân (động cơ), thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao là then chốt của then chốt. Trên phương diện nghiên cứu chế tạo lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm, Mỹ và Nga đã chế tạo được lò phản ứng nước áp lực, lò phản ứng làm mát bằng natri, lò phản ứng hợp kim Pb-Bi (chì-bismuth), một mặt đã giải quyết được vấn đề lắp ráp cho tàu ngầm của thiết bị động lực hạt nhân, mặt khác bắt đầu tìm kiếm nâng cao mật độ công suất của thiết bị động lực hạt nhân.

Do lò phản ứng làm mát bằng natri và lò phản ứng hợp kim Pb-Bi tồn tại vấn đề như độ hoàn thiện công nghệ và độ an toàn, Mỹ, Nga và các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân trên thế giới đều lựa chọn phát triển lò phản ứng nước áp lực, đồng thời chú trọng nâng cao mật độ công suất của nó, tăng tuổi thọ cho “lõi” của lò phản ứng, giống như tuổi thọ của tàu.

Ngoài ra, còn có những điểm khó khác. Tàng hình âm thanh trực tiếp liên quan đến sức sống và sức chiến đấu của tàu ngầm hạt nhân, là chỉ tiêu kỹ chiến thuật rất quan trọng. Nguồn tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân nhiều, cơ chế tiếng ồn và con đường truyền bức xạ âm thanh chấn động phức tạp.

Giảm rung, giảm tiếng ồn đều có tính phụ thuộc rất lớn vào bài trí, tính năng, kết cấu, bố trí hệ thống và phương thức chế tạo của tàu ngầm hạt nhân, phải được sắp đặt, tính toán tổng thể, đồng thời áp dụng phương pháp thiết kế tiên tiến và thử nghiệm rất nhiều mô hình, tiến hành thiết kế chi tiết hoá và nghiệm chứng đầy đủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar của Nga.

Về vũ khí tác chiến có hiệu quả của tàu ngầm hạt nhân, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến liên tục tăng lên, tàu ngầm hạt nhân phải trang bị vũ khí tác chiến hiệu quả và đầy đủ, phát triển các thủ đoạn kỹ thuật tương ứng cho nó.

Tên lửa đạn đạo là trang bị cốt lõi của tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Được biết, tên lửa kiểu mới được Hải quân Mỹ, Anh trang bị có tầm phóng có thể đạt tới 12.000 km, vùng biển tuần tra chiến đấu được mở rộng tới 55 triệu hải lý vuông (không phải km2, 1 hải lý = 1,852 km), có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới, đã nâng cao rõ rệt khả năng uy hiếp.

Ngư lôi là vũ khí trang bị sớm nhất của tàu ngầm hạt nhân, đến nay vẫn là một trong những vũ khí có tính tấn công và tính tự vệ chính của tàu ngầm hạt nhân. Nó vừa có thể chống hạm, vừa có thể chống tàu ngầm, đã phát huy vai trò quan trọng trong nhiều cuộc chiến tranh trên biển.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại phổ biến trang bị tên lửa chống tàu ngầm. Những năm gần đây, công nghệ tên lửa chống hạm phát triển rất nhanh.

Trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động những năm gần đây, từ chiến tranh vùng Vịnh, tấn công Bosnia-Herzegovina, Afghanistan, Sudan, Nam Tư, đến Chiến tranh Iraq, đều có sự tham chiến của tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công, sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk, đã tiến hành tấn công chính xác mang tính tiêu diệt đối với các mục tiêu trên đất liền, trong đó có các điểm chỉ huy kiểm soát và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Le Triomphant của Pháp.

Xu thế tương lai

Xây dựng nền tảng thông tin cho tàu ngầm

Đại tá Trung Quốc này cho rằng, tư duy thiết kế mô-đun hoá (modularity) và mở rộng chức năng của khoang nhiệm vụ tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia của Mỹ đã đại diện cho xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân.

Thân tàu ngầm hạt nhân tương lai sau khi đã áp dụng thiết kế mô-đun hoá dưới sự hỗ trợ của công nghệ máy tính, các khoang riêng có thể lần lượt được chế tạo dựa theo mô-đun cabin (khoang tàu) khác nhau, không chỉ đã rút ngắn rất lớn chu kỳ chế tạo, nâng cao độ chính xác trong chế tạo, mà còn có thể thay đổi mô-đun cabin có chức năng khác nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi, làm cho tàu ngầm hạt nhân hợp nên các loại tàu ngầm hạt nhân khác nhau, nhưng dựa chắc trên nền tảng cơ bản ban đầu. Hiện nay, các nước Mỹ, Anh, Pháp đã áp dụng công nghệ chế tạo mô-đun hoá tiên tiến.

Ngoài ra, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân còn có một số phương diện dưới đây:

1. Loại tàu ngầm mở rộng nhiều chức năng, đáp ứng khả năng thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá. Công nghệ nhiều công dụng của tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã được phát triển đầy đủ trên cơ sở tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia, nó có thể kiêm tấn công tàu ngầm ở biển sâu và tác chiến ở vùng biển duyên hải, đảm đương nhiều loại nhiệm vụ như chống tàu ngầm, thu thập, do thám tình báo, tác chiến điện tử, chống hạm, tác chiến đặc biệt, gài mìn bí mật và chi viện cho cụm chiến đấu tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ.

2. dựa vào vật liệu thân tàu tiên tiến, tăng lớn độ sâu khi lặn. Độ sâu khi lặn của tàu ngầm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng lớn phạm vi cơ động dưới nước, duy trì tính bí mật dưới nước của tàu và né tránh vũ khí săn ngầm của đối phương.

Hiện nay, sau khi Mỹ trải qua nghiên cứu chế tạo 3 loại thép cường độ cao, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Mỹ có thể đạt 450-600 m. Còn Nga, sau khi trải qua nghiên cứu chế tạo 2 loại vật liệu thân tàu, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Nga cũng có thể đạt 450-600 m.

3. Phát triển công nghệ tàng hình âm thanh, giảm có hiệu quả mức độ tiếng ồn. Áp dụng công nghệ kiểm soát tiếng ồn tiên tiến là phương hướng phát triển kiểm soát tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân tương lai.

4. Trên cơ sở phát triển công nghệ sonar (thiết bị dò sóng âm) và làm tốt hơn (ưu hoá) thiết kế tổng thể, nâng cao khả năng dò tìm sonar.

Hiện nay, hệ thống sonar đã có sự thay đổi rất lớn so với sonar ban đầu, nhưng tính năng vật lý cơ bản của nó thay đổi rất nhỏ, tính năng sonar được tăng lên chủ yếu dựa vào thiết bị điện tử tin cậy hơn và khả năng xử lý tín hiệu mạnh hơn, đồng thời tiếp tục phát triển theo phương hướng tổng hợp hoá, tự động hoá và nhất thể hoá.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh.

Như vậy, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân vốn bao hàm sự mở rộng về nhiệm vụ và chức năng. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, trong tác chiến hiệp đồng tương lai, vai trò của hệ thống thông tin tàu ngầm hạt nhân sẽ ngày càng nổi bật.

Vì vậy, thiết kế một loại hệ thống thông tin tổng hợp, có thể thích ứng với nhiệm vụ mới của tàu ngầm hoặc nâng cấp có thể theo yêu cầu, là rất quan trọng. Trong điều kiện thông tin hoá, nhu cầu tính chất thao tác lẫn nhau liên tục tăng lên đã đặt ra yêu cầu trực tiếp nhất cho hệ thống tác chiến của tàu ngầm, đặc biệt là đối với hệ thống thông tin và hệ thống ăng-ten của tàu ngầm.

Thông tin thu được nhanh chóng và tin cậy là then chốt của hệ thống thông tin, cần có phương án giải quyết tổng hợp và mạng lưới hoá hơn.

Cùng với việc đang ra sức phát triển thông tin tổng hợp, liên kết dữ liệu và phao thông tin, các nước Âu-Mỹ đang không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện chức năng như tàu lặn/tàu ngầm không người lái, máy bay không người lái - phóng từ tàu ngầm, dựa vào thiết bị cảm biến tách rời thân tàu ngầm mẹ, tiến hành nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, theo dõi, giám sát, thông tin và trinh sát có hiệu quả, đồng thời thực hiện tác chiến hiệp đồng giữa tàu ngầm và các vũ khí trang bị khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Vanguard của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra II của Ấn Độ, thuê của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Arihanta đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu ngầm hạt nhân 093 Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.(P1)

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác

Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Tổ chức hành quân cơ động

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác.

Nội dung chủ yếu của cơ động hành quân chiến đấu là các tầu ngầm bí mật, kịp thời, đúng thời gian tập kết tại khu vực được chỉ định hoặc vị trí được xác định với khả năng sẵn sàng cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cơ động hành quân của tầu ngầm trong khu vực chiến sự được thực hiện theo tuyến đường xác định ngắn nhất, bí mật và bất ngờ nhất dưa trên cơ sở đánh giá khu vực cơ động, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, khả năng cơ động của tầu, thời gian thực hiện hải trình và thời gian có mặt tại vị trí tập kết, trong điệu kiện chiến đấu cần tính toán đến khả năng chiến đấu của lực lượng chống ngầm đối phương cũng như trang thiết bị, phương tiện chiến đấu của địch.

Mọi hải trình cơ động của tầu ngầm hoặc hành trình cơ cộng huấn luyện chiến đấu hoặc sử dụng vào các mục đích khác, trước khi triển khai cơ động đều cần được tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ đến từng chi tiết. Mỗi tầu ngầm trong đội hình đều phải được bố trí công tác chuẩn bị, có nghĩa là khoảng thời gian nhất định làm công tác chuẩn bị, sau khoảng thời gian đó tầu có thể nhổ neo và cơ động vào biển để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Công tác chuẩn bị được chỉ định dựa trên cơ sở tình huống thực tế, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, đặc biệt chú ý là hệ thống năng lượng trạm nguồn của tầu. Có 3 tình huống thực hiện công tác chuẩn bị cho tầu ngầm. Ngay tức khắc chuẩn bị nhổ neo cơ động; chuẩn bị cơ động với một khoảng thời gian nhất định ( từ 1-12 giờ); chuẩn bị cơ động với thời gian chuẩn bị tính bằng ngày.

Chuẩn bị nhỏ neo cơ động ngay tức khắc là: tầu ngầm cần sẵn sàng nhận mệnh lệnh nhổ neo ra khơi ngay lập tức hoặc trong giới hạn thời gian rất hẹp (5 phút, 15 phút). Trong trường hợp này, động cơ trạm nguồn của tầu cần được khởi động trước thời gian chuẩn bị.

Khối lượng những công việc cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị cho tầu cơ động sẵn sàng chiến đấu, phụ thuộc vào tình huống sẵn sàng cơ động, cấp chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thời gian có được chuẩn bị cho chuyến hải trình. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị cho cơ động, cần luôn giữ cho tầu ngầm trong trạng thái kỹ chiến thuật tốt nhât, công tác bảo đảm kỹ thuật vỏ tầu (luôn chắc chắn và sạch sẽ) vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật trong trạng thái hoạt động tốt nhất với độ tin cậy cao, cơ sở vật chất đảm bảo (đạn, dầu, nước ngọt, các trang thiết bị lọc không khí, lương thực thực phẩm…) cần được bổ xung đầy đủ, đúng tiêu chuẩn theo cơ số biên chế quy định.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị đưa vũ khí trang bị lên tầu ngầm

http://nghiadx.blogspot.com
Đưa trang thiết bị lên tầu

Chuẩn bị cho hải trình của tầu ngầm bắt đầu sau khi nhận được nhiệm vụ chiến đấu hoặc chỉ lệnh chuẩn bị cơ động, bao gồm chuẩn bị vũ khí trang bị, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện mệnh lệnh cơ động hàng quân, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao hoàn toàn phụ thuộc và chất lượng công tác chuẩn bị của tầu ngầm cho chuyến hải trình. Công tác chuẩn bị tuân thủ theo nguyên tắc của điều lệnh tác chiến, các tiêu chuẩn kỹ chiến thuật, các thông số kỹ thuật ghi lại, các tài liệu hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng bảo quản và khai thác sử dụng vũ khí và trang bị trên tầu.

Sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, thuyền trưởng của tầu ngầm cần hiểu rõ nhiệm vụ được giao (những nội dung nhiệm vụ cần thực hiện, thực hiện ở từng địa điểm cụ thể, thời gian thực hiện và thực hiện nội dung yêu cầu nhiệm vụ như thế nào). Ngoài ra, chỉ hủy trưởng tầu ngầm cần đánh giá chính xác tình hình giữa ta và địch trên tuyến đường cơ động và tại khu vực tập kết hoặc trong khu vực tác chiến, có nghĩa là nghiên cứu tất cả các yếu tố và tính huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện chính xác những thông số chiến thuật và tình huống, trên hải đồ bằng những ký hiệu tác chiến quy ước, đánh dấu và ghi rõ mọi thông tin trinh sát địch tình, lực lượng của ta, những thông số ghi chú những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành nhiệm vụ và tóm tắt ngắn gọn nhất phương án giải quyết.

Xác định và đánh giá đúng tình huống ta và địch: Đánh giá tình huống bao gồm đánh giá tình hình lực lượng địch, khả năng cơ động thay đổi vị trí của lực lượng địch, lực lượng của ta, tuyến hải trình cần phải cơ động và khu vực tác chiến, xác định khối lượng thời gian. Khi dánh giá tình hình địch, cần làm rõ, cơ cấu biên chế, tổ chức lực lượng địch, khả năng tác chiến của địch, khả năng xảy ra chiến trận khi chạm địch và tính chất của trận đánh, những điểm mạnh và điểm yếu của địch. Trên tuyến đường cơ động và khu vực tập kết cần xác định rõ và đánh giá chính xác khả năng lực lượng chống ngầm của đối phương, cấp độ lực lượng chống ngầm địch có thể triển khai tác chiến. Trong khu vực tác chiến cần đánh giá chính xác lực lượng địch có mặt, bao gồm mục tiêu cần tìm kiếm, theo dõi hoặc mục tiêu cần tấn công tiêu diệt, tổ chức phòng ngự của địch.

Khi đánh giá lực lượng của ta trước hết cần nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm theo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi tham gia hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác của hạm đội cần nắm chắc, cơ cấu biên chế tổ chức, tính năng kỹ chiến thuật vũ khí trang bị, vị trí đứng và đường cơ động, khả năng tác chiến của lực lượng hiệp đồng, những điểm mạnh và yếu của lực lượng.

Đánh giá tuyến hải trình cơ động và khu vực tác chiến cần nghiên cứu và xác định các thông số về tính chất vùng nước và địa lý đáy biển, khả năng dẫn đường và khả năng hải hành của tầu ngầm, tình hình thủy văn môi trường và tình trạng thủy âm. Trong nội dung nghiên cứu hải trình cần chú ý đến độ sâu của đáy biển, khoảng cách từ căn cứ tầu ngầm đến khu vực tác chiến và đến tuyến phòng thủ bờ biển của đối phương, khả năng xác định vị trí của tầu bằng phương pháp thiên văn học, radar định vị, sự hiển diện và tốc độ, tính chất của các dòng hải lưu, độ dày của băng trên bề mặt, eo biển, eo biển hẹp, vùng nước cạn, khả năng có bão biển, sương mù và những hiện tượng phức tạp của thời tiết khác, đồng thời cần chú ý đến hiện tượng và tốc độ tán xạ của thủy âm theo độ sâu đáy biển, cùng với các yếu tố đặc thù khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xác định thời gian: là xác định khoảng thời gian hiện có cho công tác chuẩn bị tầu ngầm cho chuyến ra khơi, cơ động vào khu vực sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ những đánh giá về tình huống thực tế, rút ra kết luận: Tình huống trước mắt thuận lợi hay khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở phân tích và nắm chắc nhiệm vụ và những kết luận từ tình huống thực tế, chỉ huy trưởng ra quyết định hành động, có nghĩa là kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho tầu ngầm và thủy thủ đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quyết tâm của chỉ huy trưởng tầu ngầm được thể hiện trên hải đồ với những tính toán cần thiết và các chú giải ngắn gọn. Đồng thời, thuyền trưởng tầu ngầm giao nhiệm vụ cho các đội vũ khí trang bị, các đội kỹ thuật thân tầu về nội dung công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện những nội dung công tác theo kế hoạch chuẩn bị cho tầu ngầm cơ động, kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các đội thực hiện theo kế hoạch và chất lượng công việc đạt được.

Chuẩn bị cơ động cho tầu ngầm: được tiến hành theo kế hoạch đặc biệt của tầu, theo biểu đồ thực hiện nhiệm vụ, bao gồm có những nội dung chính như sau:

1-Chuẩn bị kiểm tra thân vỏ tầu, vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật trên boong:

-Kiểm tra tình trạng của thân và vỏ tầu, sử dụng thợ lặn chuyên nghiệp kiểm tra các bộ phận thân tầu phía bên ngoài và các bộ phận khác bên ngoài thân tầu (lớp vỏ, hệ thống bánh lái ngang và bánh lái theo phương thẳng đứng, cánh quạt chân vịt…);

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống lặn xuống và nổi lên của tầu ngấm, hệ thống khí nén, hệ thống thu không khí và xả khí thải ( khi tầu chạy ngầm dưới nước vẫn sử dụng động cơ diesen – “tầu ngầm diesen- điện”- mức độ nạp điện của các bình điện – acquy, chuẩn bị vỏ tầu cho lặn ngầm;

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống tời kéo tầu và các thiết bị thả hàng, chuyển hàng ở dưới đáy biển;

- Kiểm tra chi tiết theo kế hoạch hoặc kiểm tra trước giai đoạn nhằm phát hiện hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, chỉnh chuẩn kịp thời các thiết bị đo thông số và tính toán, xử lý thông tin và cung cấp kết quả, các thiết bị đo các trường vật lý thân tầu.

-Kiểm tra đồng bộ và chất lượng kỹ thuật, đảm bảo hoạt động tốt các trang thiết bị cứu hộ và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị thoát hiểm và các trang thiết bị dự phòng khác.

-Tiếp nhận cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm, cơ số đạn và dự trữ vật chất theo tiêu chuẩn, sắp xếp theo quy định trên tầu.

-Tính toán sự phân bổ trọng tải và bơm thêm vào các thùng để dằn tầu;

-Ra khơi kiểm tra kiểm hoát hoạt động của vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và an toàn trong hải hành.

2- Chuẩn bị thủy thủ đoàn của tầu ngầm:

-Chuẩn bị theo chuyên môn kỹ thuật và kỹ chiến thuật của biên chế lực lượng sĩ quan trên tầu theo nội dụng nhiệm vụ cơ động được giao, tiến hành các tính toán các thông số kỹ chiến thuật theo phương án sử dụng vũ khí trang bị chiến đấu và tranh thiết bị kỹ thuật khi cơ động; nghiên cứu vùng nước theo tuyến đường cơ động và trong khu vực hoạt động tác chiến.

-Huấn luyện và tập huấn các nội dung chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện nhiệm vụ cơ động được giao, sử dụng vũ khí khí tài thành thạo, chuẩn xác và không có sự cố, thục luyện sử dụng trang thiết bị kỹ thuật triệt để, thành thục và khai thác được hết tính năng kỹ thuật của trang thiết bị trước khi khởi hành.

3. Chuẩn bị cơ động cho biên chế tổ chức tầu ngầm về tổng thể bao gồm:

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng cơ động của thủy thủ đoàn, quân số đơn vị, đài chỉ huy trung tâm của tầu ngầm, các vị trí quan sát bằng kính quang học và các thiết bị quan sát để đảm bảo có độ tin cậy cao nhất khi điều khiển tầu ngầm trong trường hợp tầm nhìn thấp, khi cơ động ngầm và trong những điều kiện phức tạp khác.

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng của tầu ngầm khi nhận hàng, con người trên biển và khả năng cứu kéo khi gặp trường hợp bị mất lái hoặc hỏng hóc.

-Kiểm tra khả năng hỗ trợ và cung cấp thông tin của hệ thống định vị, dẫn đường và cung cấp thông tin thủy văn, môi trường khi tầu cơ động ra biển và khi tầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

-Kế hoạch thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi ra khơi, tổ chức thông báo, cập nhật thông tin nói chung và những thông tin về khu vực tập kết sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời cũng bố trí thời gian để thủy thủ đoàn chuẩn bị các nội dung liên quan khác.

Theo tình huống khi nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cùng với phác thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Chỉ huy trưởng của tầu ra chỉ lệnh cho các cán bộ cấp dưới, cấp phó chỉ huy chính trị, các chỉ huy trưởng các bộ phận theo những nội dung sau:

-Thời gian và nội dung công việc chuẩn bị cho thủy thủ đoàn, vũ khí trang bị và các phương tiện, trang bị kỹ thuật để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

-Những thông số kỹ chiến thuật cần được tính toán và nắm chắc về sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, số lượng và các cơ số dự trữ đạn, thiết bị, cơ sở vật chất dự phòng sẽ được tiếp nhận lên tầu.

-Tổ chức đảm bảo phòng thủ và bảo vệ tầu khi cơ động hành quân ra biển, trình tự sử dụng trang thiết bị khí tài thông tin liên lạc và nhận biết địch ta.

-Hướng tập trung công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi chuẩn bị hải hành, khi hành quân cơ động.

-Bổ xung những chỉ thị liên quan trực tiếp đến công việc ….

Khi các nội dung công tác chuẩn bị hải hành của tầu ngầm đã kết thúc, các chỉ huy các đầu mối công tác các bộ phận sẽ báo cáo cấp trực tiếp điều hành và kiểm soát các hoạt động của công tác chuẩn bị, các trợ lý, cấp phó chỉ đạo điều hành sẽ báo cáo chỉ huy trưởng tầu ngầm về tất cả các nội dung đã chuẩn bị: trạng thái kỹ chiến thuật của vũ khí, trạng thái kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị. Cấp độ sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ đoàn khi nhận nhiệm vụ được giao, loại, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, dự trữ vũ khí đạn và khí tài, thiết bị tiếp nhận lên tầu.

Tiếp nhận báo cáo của phó chỉ huy trưởng tầu và cấp phó chính trị. Chỉ huy trưởng tầu ngâm phụ thuộc vào tình huống thực tế và thời gian hiện có, cần đưa ra mệnh lệnh khởi động trạm nguồn năng lượng chính, đồng thời còn thời gian đến điểm bắt đầu khời hành, thông báo về chỉ lệnh sẵn sàng khởi hành.

Kết thúc các công tác chuẩn bị cho tầu ngầm rời căn cứ, bắt đầu cơ động bằng mệnh lệnh đến toàn bộ tầu, toàn bộ các thành viên tầu ngầm “Tầu ngầm vào trạng thái chiến đấu, cơ động hành quân - chuẩn bị” theo điều lệnh và quy định tác chiến trên tầu, các thành viên thủy thủ đoàn thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định và theo biểu đồ chuẩn bị khởi hành. Thực hiện các nội dung công tác như sau:

-Kiểm tra lại và xem xét sơ bộ vũ khí trang bị trên tầu.

-Chuẩn bị và đưa vào hoạt động các trang thiết bị cơ động.

-Chuẩn bị các trang thiết bị bảo đảm độ vững chắc và chịu lực thân tầu, chuẩn bị cho tầu lặn xuống biển.

-Chuẩn bị cho các thiết bị điều khiển lặn xuống và nổi lên mặt nước hoạt động.

-Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị cho tầu lặn xuống, đồng thời kiểm tra độ kín khít thân tầu. (Thông lệ cho tất cả các tầu ngầm)

-Khởi động máy bơm, bơm nước vào các thùng đựng dằn tầu, các thùng tăng tốc độ lặn ngầm và các công tác khác.

Sau khi thực hiện tất cả các nội dung công tác, các chỉ huy các bộ phận báo cáo chỉ huy trưởng – thuyền trưởng. Chỉ huy trưởng ra mệnh lệnh vào vị trí chiến đấu, tầu ngầm khởi hành và bắt đầu lặn xuống.

Trong những trường hợp đặc biệt: Đòn tấn công bất ngờ của đối phương, các trường hợp tai nạn, hỏng hóc bất ngờ và trong những trường hợp bất thường khác. Triển khai phương án cơ động khẩn cấp. Trong những trường hợp đó, khi nhận được mệnh lệnh hoặc chỉ huy trưởng tầu ngầm ra mệnh lệnh cơ động khẩn cấp ra biển hoặc đến khu vực tập kết, bằng thời gian ngắn nhất các thành viên các bộ phận khởi động trang thiết bị thân tầu, đưa tầu ra khơi, mọi nội dung công tác chuẩn bị tiếp theo được thực hiện với khối lượng tối giản và trên đường hành quân.

Vào thời điểm đã định, tầu ngầm theo mệnh lệnh của người chỉ huy tầu nhổ neo và thực hiện chuyến hải trình từ căn cứ để cơ động di chuyển đến khu vực thực hiện nhiệm vụ theo tuyến đường cơ động đã định sẵn. Khi cơ động ra khơi từ căn cứ, kíp tầu tuân thủ các quy trình bảo mật theo các kênh đã định trước, tránh khỏi bị phát hiện bởi các thiết bị tìm kiếm, định vị mục tiêu, đồng thời tránh khỏi những khu vực có bố trí thủy lôi, các hành lang hành quân đã được xác định bằng các thiết bị dẫn đường và giới hạn. Thông thường, cơ động được thực hiện độc lập, trong trường hợp có khả năng đối phương tấn công – cơ động sẽ tiến hành trong tổ chức đội hộ tống tầu ngầm, bao gồm có tầu chống ngầm, tầu với hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đồng thời có sự có mặt của máy bay và trực thăng tác chiến không hải. Nếu có khả năng có trận địa thủy lôi do đối phương bố trí, tầu ngầm thường theo sau tầu quét thủy lôi, tầu ra quét sẽ mở đường cho tầu ngầm ra khỏi căn cứ theo tuyến đường lựa chọn.

Cơ động ra khơi được thực hiện phương pháp một tầu đơn lẻ cơ động hoặc trong biên chế tổ chức của một đội tầu, liên đội tầu. Tầu có thể cơ động độc lập hoặc nằm trong biên chế của hạm đội và được sử yểm trợ, chi viện của các lực lượng khác trong hạm đội.

Khi nằm trong biên chế của đội tầu ngầm hoặc liên đội tầu ngầm, các tầu ngầm thực hiện theo đội hình cơ động được bố trí, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nhóm tầu và các tầu ngầm riêng biệt, nhằm đảm bảo tối ưu nhất khả năng phòng thủ, khả năng ngay lập tức sử dụng vũ khí trang bị và khả năng hiệp đồng phòng thủ giữa các tầu. Khi cơ động hành quân, các tầu ngầm sử dụng đội hình theo quy định, có thể là hàng ngang, hàng ngang có góc hướng, đội hình chữ V và đội hình chữ V ngược, trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng đội hình hàng dọc.

Sơ đồ đội hình được lựa chọn theo tính huống chiến thuật và điều kiện thực tế dẫn đường, định vị và điều khiển hành trình theo tuyến đường cơ động với yêu cầu sử dụng hiệu quả cao nhất các trang thiết bị quan sát, vũ khí trang bị và thuận lợi cho điều khiển cơ động hành trình. Hoạt động cơ động của tầu ngầm ra biển, được thể hiện bằng nhiệm vụ cơ động chiến đấu – kịp thời, đúng thời gian và địa điểm, bí mật tuyệt đối trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất – thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Tập kết đúng thời gian quy định phải được đảm bảo bằng công tác điều khiển tầu ngầm, giữ cho tầu chạy với tốc độ tốt nhất và bảo đảm cơ động đúng tiến trình theo biểu đồ kế hoạch đã vạch ra.

Bí mật cơ động phải đảm bảo duy trì trạng thái hành quân im lặng tuyệt đối, vòng tránh các khu vực có hoạt động của các lực lượng chống ngầm đối phương, khu vực địch bố trí các trạm quan sát, trinh sát sonar – thủy âm, tổ chức và duy trì các hoạt động làm giảm thiểu tối đa và ngụy trang các dấu hiệu của tầu ngầm. Cơ động với vận tốc giảm thiểu tiếng ồn, tính toán đúng điều kiện thủy âm trong khu vực cơ động, quan sát và nắm chắc tình hình hoạt động của các tầu nổi, tầu ngầm, không quân và hàng không của ta, địch và các hoạt động hàng hải các nước trên thế giới, đồng thời duy trì trao đổi thông tin giữa trung tâm chỉ huy và các tầu ngầm về tình hình địch ta và các bên liên quan trong khu vực cơ động, kịp thời vòng, né tránh lực lượng chống ngầm và trang thiết bị chống ngầm của đối phương.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao của tầu ngầm được đảm bảo bằng nội dung công tác thường xuyên liên tục kiểm tra kiểm soát vũ khí trang bị, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, tin cậy, khai thác sử dụng tuân thủ đúng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng, người chỉ huy đảm bảo tổ chức và quản lý tốt hệ thống phòng thủ và bảo vệ, đồng thời giữ vững tư tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu của thủy thủ đoàn.

Để duy trì tốt khả năng sẵn sàng chiến đấu, tầu ngầm, phân đội tầu ngầm tổ chức triển khai hệ thống phòng không, hệ thống chống ngầm và hệ thống chống tầu mặt nước, trong điều kiện địch có khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, cần tổ chức hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Giai đoạn ngày nay, sự phát triển của các phương tiện tấn công có khả năng tự dẫn cao – vũ khí robot, do đó, ban chỉ huy tầu ngầm và các thành viên cần tổ chức bảo vệ, chống các đòn tấn công của vũ khí tự dẫn – robot. Các nội dung phòng chống được thực hiện trên tầu ngầm, ngoài ra, những nội dung khác được cấp trên đảm bảo bằng lực lượng thuộc quyền.

Trong nội dung phòng thủ chống ngầm, nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, trên tuyến cơ động của lực lượng tầu ngầm, đặc biệt triển khai lực lượng chống ngầm, trong đó có những tầu ngầm đảm nhiệm nhiệm vụ chống ngầm, lực lượng cảnh giới chống ngầm cho các phân đội tầu ngầm đang triển khai chiến đấu, đồng thời, các phân đội tầu ngầm phải có động năng động, bí mật, khôn khéo tránh khỏi các tầu ngầm và vũ khí chống ngầm của đối phương. Thông thường, đường hành quân của tầu ngầm thường được lựa chọn các khu vực mà ở đó, các tầu ngầm địch ít hoạt động.

Thực hiện nội dung chống thủy lôi trên đường cơ động, tầu ngầm hoặc phân đội tầu ngầm tiến hành các hoạt động quan sát trinh sát bằng các trang thiết bị của tầu ngầm, hoặc các trang thiết bị của lực lượng ra quét thủy lôi, các lực lượng trinh sát, rà quét thủy lôi khi phát hiện được sẽ thông báo cho đội tầu ngầm khu vực có thủy lôi ( khu vực căn cứ tầu ngầm, trên tuyến đường cơ động và trong khu vực tập kết, tiến hành quét mìn và phá hủy mìn. Dẫn đường cho các tầu ngầm theo tuyến an toàn trong các trận địa mìn trên diện rộng.

Để bảo vệ các tầu ngầm khi có nguy cơ địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, các lực lượng trinh sát được tổ chức theo dõi, kịp thời thông báo và cấp chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm thông báo kịp thời cho lực lượng tầu ngầm về khả năng địch có thể sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, ban chỉ huy tầu ngầm tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình huống, tiến hành trinh sát phóng xạ và trinh sát hóa học, thực hiện các biện pháp làm giải các tính chất sát thương, phá hoại của vũ khí hạt nhân, đồng thời khắc phục những hậu quả của vũ khí hủy diệt lớn.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến của chiến tranh lan rộng, các tầu ngầm khi ra khơi cơ động chiến đấu sẽ phải vượt qua các tuyến chống ngầm và các trận địa thủy lôi trên biển.

Hoàn thành nhiệm vụ cơ động chiến đấu của tầu ngầm phụ thuộc không những là khả năng chuẩn bị sẵn sàng cơ động, cũng như là kết quả thục luyện và trình độ tác nghiệp điêu luyện của thủy thủ đoàn, mà còn là năng lực trình độ cao cấp của thuyền trường và sĩ quan chỉ huy trên tầu.

Sĩ quan trực chỉ huy trên tầu có nhiệm vụ giữ ổn định khả năng sẵn sàng chiến đấu của tầu ngầm, chế độ cơ động hải trình, được quy định bởi chỉ hủy trường, theo dõi quỹ đạo cơ động của tầu ngầm, độ sâu lặn ngầm của tầu ngầm, kiểm soát các hoạt động theo dõi, trinh sát tình hình và diễn biến các tình huống trên biển, kiểm soát các hoạt động được duy trì trong chế độ bảo mật nghiêm ngặt.

Trong chiến tranh khi bất ngờ xuất hiện tầu địch ( chạm địch) trên đường hành quân, sĩ quan trực chỉ huy chiểu theo những quy định tác chiến về việc sử dụng vũ khí và đồng thời ra quyết định điều khiển tầu ngầm né tránh sự phát hiện của địch hoặc đòn tấn công của vũ khí chống tầu ngầm của đối phương bằng các phương tiện chế áp thủy âm, sonar. Trong trường hợp được phép sử dụng vũ khí, sĩ quan trực chỉ huy tổ chức thực hiện đòn tấn công khi phát hiện đối phương trước.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)

Tham vọng bá chủ đại dương thế giới của Trung Quốc hiện thực đến đâu?

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc
>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn 094. Ảnh: military-today.com

Trả lời câu hỏi này, hai chuyên gia quân sự Nga GS, TS KHKT Vladislav Nikolsky; PTS KHKT Nikolai Novichkov đã viết bài "Hải quân Trung Quốc: Hôm nay và ngày mai" và đăng trên tờ "Người đưa tin Công nghiệp quốc phòng" (VPK, Nga) ngày 23/5/2012.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Cơ sở của chiến lược hải quân Trung Quốc hiện nay vốn bắt đầu được xây dựng vào cuối thập niên 1980 và được công bố chính thức vào năm 1995 là Chiến lược Phòng thủ tích cực xác định xây dựng hải quân có khả năng đánh lui cuộc xâm lược từ hướng biển, đồng thời không loại trừ khả năng thực hiện các đòn tấn công phủ đầu vào đối phương.

Khái niệm phát triển

Trong các bài báo viết về chủ đề quân sự đang xuất hiện trên báo chí Trung Quốc thường có những yêu sách đối với hơn 5 triệu km2 “lãnh thổ Trung Quốc bị nước ngoài xâm chiếm”, khu vực an ninh biển được tuyên bố của Trung Quốc trải rộng 2000 hải lý vào sâu không gian rộng lớn của Thái Bình Dương, mà có thể còn hơn nữa.

Chính ủy Viện nghiên cứu khoa học quân sự Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, tướng Wen Zongren trong một báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tuyên bố: “Trung Quốc phải chọc thủng sự bao vây phong tỏa từ phía các thế lực quốc tế chống lại an ninh biển của mình. Chỉ khi chúng ta chọc thủng được nó thì chúng ta mới có thể nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để sự trỗi dậy được nhanh chóng, Trung Quốc cần phải đi qua các đại dương và vượt ra khỏi chúng trong tương lai phát triển của mình”.

Các thành tố chính sử dụng hải quân trong tác chiến trong khuôn khổ chiến lược hiện hành là các khái niệm sau đây: tác động tích cực đối với đối phương ở cự ly tối đa với việc chuẩn bị cho hải quân tác chiến ở toàn bộ chiều sâu chiến trường đại dương (biển), phản kích hạt nhân hạn chế nhằm tự vệ với sự tham gia của hải quân trong việc giáng đòn hạt nhân vào đối phương bằng các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn trong thành phần các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc.

Theo chiến lược hải quân hiện đại Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh tương lai, hải quân sẽ được giao giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: tiêu diệt tàu chiến và tàu vận tải của đối phương, quấy rối các tuyến giao thông trên biển của đối phương, thực hiện các đòn tấn công bất ngờ vào các căn cứ hải quân, hải cảng và các mục tiêu quan trọng trên bờ của đối phương nhằm làm suy yếu tiềm lực quân sự đối phương, tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển với sự tham gia của lục quân và không quân, cũng như đối phó với đổ bộ đường biển của đối phương, bảo đảm an ninh cho các tuyến giao thông trên biển, nghề cá, khai thác khoáng sản và nghiên cứu khoa học, và nhiều nhiệm vụ khác.

Chiến lược hải quân Trung Quốc xác định 3 giai đoạn phát triển hải quân.

Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc đã xác định xây dựng các cụm lực lượng có khả năng duy trì hình thế tác chiến đã định ở trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ nhất” (quần đảo Ryukyu và quần đảo Philippines), bao gồm các vùng biển thuộc Hoàng hải, biển Hoa Đông, Biển Đông và đồng thời đóng vai trò một “Vạn lý trường thành trên biển”. Hiện nay, giai đoạn này đã hoàn thành.
Ở giai đoạn 2 (đến năm 2020) dự định có những hoạt động tích cực của hải quân trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ hai” (quần đảo Kurils, Hokkaido, quần đảo Nanpō, các quần đảo Mariana và Caroline, New Guinea) và bao gồm các vùng biển Nhật Bản và biển Philippines, các biển thuộc quần đảo Indonesia.

Ở giai đoạn 3 (đến năm 2050) dự kiến xây dựng một hạm đội đại dương hùng mạnh, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra hầu như ở mọi khu vực của đại dương thế giới. Bởi vậy, xây dựng các lực lượng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân thực thụ ngay vào đầu thế kỷ XXI được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển hải quân Trung Quốc.

Tổng số tàu xuồng chiến đấu trong hạm đội Trung Quốc trong 4 năm gần đây đã tăng khoảng từ 570 đến 700 chiếc. Tuy nhiên, điều đó đã diễn ra không chỉ nhờ việc đóng mới mà cả nhờ việc đưa nhiều tàu xuồng khỏi lực lượng dự bị vốn đang quản lý một số lượng lớn tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ. Còn việc cắt giảm số lượng tàu xuồng vào năm 2015-2020 có thể thực hiện bằng cách chuyển một phần các tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ vào lực lượng dự bị.

Các chương trình đóng tàu quân sự

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tăng mạnh khối lượng đóng tàu quân sự. Trọng tâm chú ý trong đó đã dịch chuyển từ các tàu có lượng giãn nước hạn chế sang các tàu thuộc các lớp cơ bản (tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tàu frigate). Đồng thời, họ tiếp tục đóng các xuồng tên lửa [tàu tên lửa nhỏ]).

Lực lượng tàu ngầm

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn

Trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn Trường Chinh-6, lớp Hạ 092 (năm 1995-2001, đã được hiện đại hóa và được trang bị lại bằng tên lửa đường đạn xuyên lục địa JL-1A) và 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn 094.

Trung Quốc bắt tay vào đóng serie tàu ngầm lớp 094 vào năm 2001. Tàu đầu tiên Tấn gia nhập chính thức biên chế hải quân từ năm 2007, còn tàu ngầm sản xuất loạt đầu tiên - vào năm 2009, nhưng việc thử nghiệm các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới dành cho nó vẫn tiếp tục trong năm 2011.

Sự chậm trễ của chương trình chế tạo vũ khí tiến công cho các tàu ngầm này là tất yếu. Ví dụ, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 092 Chang Zheng-6 được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào tháng 8/1983, nhưng mãi đến ngày 15/9/1987 mới phóng thử thành công lần đầu tiên tên lửa đường đạn xuyên lục địa dành cho nó. Việc thực sự đưa vào biên chế chiến đấu hạm đội Trung Quốc 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn rõ ràng sẽ xảy ra trong năm nay. Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, việc đóng loạt tàu ngầm mang tên lửa đường đạn này là nhằm bảo đảm khả năng kiềm chế chiến lược đối với lực lượng hạt nhân trên biển của Mỹ.

Lần đầu tiên, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 bị vệ tinh Quickbird chụp ảnh vào cuối năm 2006 khi đang đậu tại căn cứ Xiaopindao gần thành phố Đại Liên. Các chuyên gia lập tức xác định được rằng, tàu ngầm này giống các tàu lớp Projekt 667BDRM của Nga.

tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới này của Trung Quốc được trang bị 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa JL-2 mang đầu đạn tách (MIRV). Tên lửa này là biến thể thu nhỏ của tên lửa đường đạn xuyên lục địa triển khai trên mặt đất DF-31 vốn đã được thử nghiệm từ năm 1999. Tầm bắn tối đa đến 8.000 km khi mang đầu đạn đơn khối có đương lượng nổ 0,35 МT. tên lửa đường đạn xuyên lục địa nhiên liệu rắn này có trọng lượng 42 tấn, chiều dài gần 12 m, đường kính 2 m, sử dụng hệ dẫn quán tính. Tên lửa có thể mang đầu đạn MIRV.

Hiện nay, Trung Quốc đang đóng 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 và dự định đóng thêm 1 tàu ngầm nữa loại này. Tuy nhiên, theo thông tin hiện có, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đang đóng đã là tàu thuộc lớp 096 và sẽ được trang bị mỗi tàu 24 tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Ngoài ra, CIA Mỹ vào giữa năm 2011 đã nhận được một bức ảnh vệ tinh chụp một trong các tàu ngầm này đang chạy thử trên biển.

Theo các chuyên gia, các kích thước được công bố của tàu ngầm này (dài 150 m, rộng 20 m) là không đáng tin. Trước hết là chiều rộng của tàu bởi vì điều đó phụ thuộc vào chất lượng thép và độ dày vỏ chính của tàu. Ít có khả năng Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ sản xuất và luyện loại thép đó và có thể vượt qua được Mỹ, Nga, Anh và Pháp trong lĩnh vực luyện kim. Tuy nhiên, kiểu gì thì sau năm 2016, Trung Quốc có lẽ sẽ sở hữu 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới và 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn cũ. Hơn nữa, vũ khí trang bị trên 4 tàu sẽ không kém các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Mỹ.

Một số báo chí khẳng định, Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ Nga khi thiết kế và đóng các tàu ngầm lớp Tấn. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cho rằng, về phần động lực hạt nhân và tên lửa đường đạn xuyên lục địa thì ít có khả năng vì các lý do chính trị. Bởi lẽ, tại thời điểm bắt đầu thiết kế các tàu này (cuối thập niên 1980), quan hệ của Moskva với Washington tốt hơn là với Bắc Kinh. Ngoài ra, các công nghệ được ứng dụng ở hệ thống động lực hạt nhân và trong sản xuất tên lửa đường đạn xuyên lục địa có đặc điểm là việc từ bỏ các quá trình công nghệ đã làm chủ và chuyển sang các quá trình công nghệ khác đòi hỏi mất nhiều thời gian và tốn phí khổng lồ.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng nhất là Trung Quốc vẫn sử dụng các công nghệ của Pháp để chế tạo hệ thống động lực hạt nhân cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 94. Do đó, không loại trừ khả năng, hệ thống động lực hạt nhân với 2 lò phản ứng cải tiến từ thiết kế thời thập niên 1970-1980 của Pháp vẫn được sử dụng làm hệ thống động lực chính. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới của Trung Quốc được trang bị hệ thống động lực hạt nhân bình thường.

Không loại trừ, 2 tàu ngầm thông thường lớp Projekt 877EKM nhận được từ Nga vào giữa thập niên 1990 chắc chắn đã cho phép Trung Quốc ứng dụng một số công nghệ Nga ở lĩnh vực giảm độ bộc lộ thủy âm và các loại vũ khí trang bị tối tân (thủy âm, ngư lôi, tên lửa chống hạm) vào các tàu ngầm lớp Tấn (ở mức độ đầy đủ hơn cả ở tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 096). Tuy nhiên, sự hiện diện của một số lượng lớn các lỗ xả thoát nước nhỏ ở phần thượng tầng các tàu ngầm lớp 094 cho thấy, các chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa hiểu và ứng dụng được hết tất cả các công nghệ giảm độ bộc lộ cho tàu ngầm.

Các bài báo nêu mức ồn của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn các lớp 094 (115 dB) và 096 (95-100 dB) chẳng nói lên điều gì vì không dẫn ra tốc độ chạy của tàu ngầm.

Lượng giãn nước nêu trên báo của lớp 094 là 9.000 tấn rõ ràng là bị giảm bớt. Với 2 lò phản ứng và 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa (với trọng lượng phóng 42 tấn mỗi tên lửa), lượng giãn nước không thể dưới 11.000-12.000 tấn. Thậm chí lượng giãn nước khi nổi cũng lớn hơn và theo các chuyên gia là 9.500 tấn. Đánh giá lượng giãn nước của tàu ngầm lớp 096 thực tế hơn và là gần 16.000 tấn.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công

Trong biên chế hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công: 3 chiếc lớp Hán 091 đóng năm 1980-1990 (2 tàu đầu tiên của lớp này đã bị loại bỏ) và 2 chiếc lớp Thương 093. Xét đến việc tiến hành sửa chữa tại nhà máy, các tàu ngầm lớp 091 sẽ bị rút dần khỏi biên chế hạm đội Trung Quốc vào năm 2012-2020. Hiện nay, Trung Quốc đang đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp 093, có tính năng tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Projekt 671RTM của Nga. Đến năm 2020, Trung Quốc dự định đóng đến 8 tàu ngầm hạt nhân lớp này.

Toàn bộ thông tin nêu trên về tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 liên quan đến các công nghệ động lực hạt nhân của Nga, theo khẳng định của các chuyên gia, cũng đúng với các tàu ngầm lớp 093. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng, lượng giãn nước của tàu ngầm này được nêu trên báo chí sát với thực tế hơn. Việc tàu đầu tiên lớp 093 đã đóng trong 13 năm trời gián tiếp nói lên rằng: các công nghệ Nga đã được sử dụng khi chế tạo tàu ngầm này (thiết kế đã bị sửa đổi lại sau khi Trung Quốc có tàu ngầm thông thường Projekt 877EKM).

Trên 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công tiếp theo, việc ứng dụng đầy đủ các công nghệ mới đã dẫn đến những thay đổi trong thiết kế đến mức số hiệu của lớp cũng thay đổi thành 095. Ngoài ra, chương trình đóng tàu bị tạm thời ngắt quãng sau khi đóng 2 tàu đầu tiên theo thiết kế 093. Chắc chắn, việc nối lại chương trình đóng các tàu ngầm hạt nhân tấn công sẽ thực hiện theo thiết kế 095 và chỉ sau khi làm chủ được các công nghệ giảm độ bộc lộ mới nhất.

Các công nghệ về giảm độ bộc lộ âm thanh và các loại vũ khí trang bị tối tân (thủy âm, ngư lôi, tên lửa chống hạm) đã cho phép giảm mức ồn đi hơn 3 lần do với tàu ngầm nguyên tử tấn công lớp 091. Tuy vậy, các chuyên gia Trung Quốc vẫn còn khuya mới đạt được trình độ mức ồn của các tàu ngầm nguyên tử tấn công mới của các nước hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, có thể thấy việc hệ thống động lực hạt nhân của tàu ngầm Trung Quốc có độ tin cậy tương đối thấp chứng tỏ rằng, ngay cả các công nghệ của Pháp ở mức độ nhất định hiện vẫn nằm ngoài tầm với đối với công nghiệp Trung Quốc.

Các đánh giá nêu trong bảng về mức ồn dải rộng được dẫn kèm với tốc độ chạy không quá 15 hải lý/h. Bởi vậy, những so sánh này không thể cho là hoàn toàn đáng tin cậy.

So sánh khả năng chiến đấu của tàu ngầm nguyên tử tấn công của Trung Quốc và các nước hàng đầu thế giới


http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com

Tuy nhiên, các chuyên gia từ lâu hiểu rằng, để hoàn toàn khắc phục được sự lạc hậu trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, Trung Quốc sẽ cần không chỉ kỹ năng sao chép các mẫu tàu ngầm nước ngoài, mà còn nắm vững nhiều nghiên cứu lý thuyết có liên quan đến các ngành khoa học cơ bản. Nhưng để làm thế cần có những khoản tiền lớn và kinh nghiệm mà các cường quốc hải quân hàng đầu tích lũy được trong 100 năm gần đây. Ít có khả năng các nước đó sẽ chia sẻ kinh nghiệm này với Trung Quốc. Khả năng chuyển giao (bán) một vài tàu ngầm nguyên tử tấn công các lớp Projekt 949А và Projekt 971 cũng khó lòng giúp Trung Quốc đạt đến trình độ đóng tàu ngầm cần thiết trong thời gian sắp tới.

Ban lãnh đạo mới của hải quân Trung Quốc nhận thức được điều đó và đã hãm bớt phần nào tốc độ phát triển chính các tàu ngầm hạt nhân tiến công để có thời gian nắm vững, làm chủ các công nghệ mới, còn các nỗ lực chính hiện tập trung vào việc đóng hay mua các tàu ngầm thông thường của nước ngoài.

Tàu ngầm thông thường

Tính đến đầu năm 2012, trong biên chế hải quân Trung Quốc còn 48 tàu ngầm thông thường (các lớp 041, 039/039G, 035, 877EKM/636). Trung Quốc hiện chỉ tiếp tục đóng tàu ngầm lớp 041. Hiện nay, trong biên chế có 4 tàu ngầm lớp 041, 1 tàu đang ở giai đoạn đóng và 3 tàu dự định đóng.

Tàu ngầm lớp 041 thực tế là bản sao chép đầy đủ tàu ngầm thông thường lơp Projekt 636 chỉ có sự thay đổi ở cách bố trí các cánh lái mũi và đuôi. Các cánh lái ngang ở mũi gắn vào phần thượng tầng, còn ở các cánh lái đứng ở đuôi có thêm phần trên. Ngoài ra, hệ thống động lực chính cũng có những thay đổi, nay chuyển thành động cơ điện-diesel và động cơ không cần không khí (AIP). AIP được chế tạo dựa trên động cơ Stirling, có lẽ được mua từ Thụy Điển cho các tàu ngầm này.

Đa số các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ khó lòng làm chủ được công nghệ sản xuất AIP dựa trên công nghệ hydro (các máy phát điện-hóa đang được sản xuất ở Nga và Đức). Nhưng việc chế tạo AIP dựa trê động cơ Stirling (công nghệ do Thụy Điển và Nhật Bản làm chủ) là hoàn toàn có khả năng vì trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hợp tác kỹ thuật với Thụy Điển.

Cần lưu ý rằng, việc Trung Quốc mua sắm ồ ạt tàu ngầm thông thường của Nga (đã mua 12 tàu ngầm các lớp Projekt 877EKM và Projekt 636 trong khi số tàu ngầm đóng theo thiết kế nội địa 039 chỉ là 13) chứng tỏ lãnh đạo hải quân Trung Quốc không hài lòng với chất lượng của không chỉ các tàu ngầm nguyên tử nội địa mà cả tàu ngầm hạt nhân thông thường nội địa.

Đa số các chuyên gia cũng hoàn toàn nhất trí rằng, tàu ngầm lớp 041 (sao chép tàu ngầm thông thường của Nga) kể cả được trang bị AIP cũng sẽ không thể sánh nổi các tàu ngầm mới của Nga hay của Pháp về khả năng chiến đấu vì Trung Quốc không có khả năng sao chép nhiều công nghệ. Tình thế đó sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục mua các tàu ngầm thông thường tối tân của Nga hay của Pháp.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc

Chỉ hoạt động gần bờ, phát ra quá nhiều tiếng ồn là những điểm yếu cơ bản của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tưởng chừng như rất mạnh với số lượng đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay săn ngầm (ASW) Trung Quốc không thể được sử dụng khi tàu ngầm của PLAN hoạt động ở vùng nước nông

5 năm vừa qua đã có quá nhiều các cuộc thảo luận liên quan đến sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Lực lượng này đã bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới thuộc các chủng loại khác nhau: tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ và thậm chí là tàu sân bay đầu tiên hiện đạng chạy thử trên biển. Có vẻ như Hải quân Trung Quốc đang trên đà phát triển.

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8
>> Chiến lược mới về tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
>> Điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Tuy nhiên, xây dựng lực lượng hải quân và phát triển một khả năng hải quân mạnh là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng hải quân là lĩnh vực rất phức tạp và tinh xảo, khó phát triển nhưng lại dễ bị tổn thương. Một trong những kỹ năng đó là tác chiến ngầm.

Ngay từ những năm 1960, Trung Quốc đã có một lực lượng tàu ngầm to lớn. Vì vậy, nhìn bề ngoài đội quân này có vẻ hùng hậu nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Những đánh giá chuyên môn gần đây đang chứng minh thực tế đó.

Loanh quanh gần bờ

Để đạt được sự tinh thông trên đại dương rộng lớn, lực lượng tàu ngầm thông thường mới của Trung Quốc phải đối phó được với các kẻ thù tiềm tàng, hạm đội 60 tàu ngầm có vẻ hiện đại ấy phải thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động tuần tra. Thế nhưng đây lại là con dao hai lưỡi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc

Gần đây nhất, giai đoạn 2005 – 2007, lực lượng tàu ngầm của PLAN chẳng làm gì nhiều hơn ngoài huấn luyện cơ bản hàng ngày ở những vùng nước nông ngay ngoài khơi các căn cứ. Theo thống kê, năm 2007, các tàu ngầm hạt nhân và thông thường của PLAN không thực hiện nhiều hơn 7 đợt tuần tra. Còn năm 2005 chỉ đúng 1 lần. Mỗi đợt tuần tra như vậy, tàu ngầm của Trung Quốc đều bị phát hiện và đều bị các tàu đồng minh của Mỹ (cả hạt nhân và thông thường) theo dõi thu thập thông tin tình báo thủy âm (ACINT).

Mặt khác, khi lực lượng tàu ngầm của PLAN hoạt động ở những vùng nước duyên hải gần căn cứ, người ta không thể biết được khả năng thực tế của chúng. Máy bay săn ngầm (ASW), tàu chiến mặt nước, hệ thống giám sát thủy âm (SOSUS) không thể được sử dụng ở những vùng nước như vậy.

Quá nhiều tiếng ồn

Cho tới nay, những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc là những tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và những mẫu xuất khẩu này gây nhiều tiếng ồn hơn là loại tàu cùng lớp trang bị cho Hải quân Nga. Tàu ngầm thường bị phát hiện bởi các biện pháp thụ động qua việc lắng nghe âm thanh phát ra từ chúng. Tàu ngầm càng tạo ra nhiều tiếng ồn thì càng dễ phát hiện và một khi đã bị định vị, chiếc tàu phát ra tiếng động rất dễ bị tấn công.

Kết quả là, một số lượng lớn tàu ngầm hoàn toàn mới của PLAN có thể bị phát hiện bằng phương pháp thụ động trong vòng hội tụ đầu tiên, nghĩa là ở khoảng cách 20-30 dặm so với vị trí tàu ngầm. Đó là khu vực các tàu ngầm rất dễ bị phát hiện bởi một tàu nổi hay phao âm. Trong Chiến tranh Lạnh, những tàu ngầm Liên Xô có tiếng ồn lớn thường bị phát hiện ngay ở vùng hội tụ đầu tiên, thứ hai hoặc thậm chí thứ ba.

Hải quân Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể phát hiện các tàu ngầm thông thường của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân của họ thậm chí còn tồi tệ hơn, có thể kém xa công nghệ hiện tại đến 50 năm và hầu như không tốt hơn thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Hải quân Mỹ.

Hậu quả từ một cú lừa ngoại mục

Quay trở lại những năm 1990. Theo Defence Review Asia, khi đó, Trung Quốc đã bí mật tiếp cận các nhà sản xuất động cơ tàu ngầm diesel của Đức với một đề nghị: Họ muốn mua một bộ thiết bị tàu ngầm diesel chạy yên nhất, tiên tiến nhất của Đức và đưa ra một khoản hối lộ hậu hĩnh để đạt được điều đó. Tất nhiên, người Đức nhận ra chiêu thức hoạt động của họ. Trung Quốc muốn mua một bộ thiết bị để rồi sau đó tháo tung, nghiên cứu và bắt chước – một thủ thuật đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và thương mại mà họ vẫn thường làm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel lớp Tống (Type 039) của PLAN

Một kịch bản đã được dàn dựng. Người Đức lập tức liên lạc với Hải quân Mỹ về cách tiếp cận này của Trung Quốc. Một kế hoạch hành động được lập ra với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nhưng trong đó có lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ và các chuyên gia tàu ngầm đặc biệt của Văn phòng tình báo Hải quân.

Ban đầu, người Đức từ chối nhưng sau đó lại tỏ ra “dao động”, nói rằng họ sẽ xem xét một đơn hàng lớn hơn, khoản hối lộ lớn hơn nếu Trung Quốc đưa ra mức độ hoạt động thủy âm cụ thể mà họ mong muốn. Sau đó, Đức sẽ chế tạo những động cơ đáp ứng tiêu chí này, tất nhiên với một mức giá khác.

Trung Quốc cảm nhận được điều này. Sau nhiều lần thương thảo bí mật, họ đã đưa ra một yêu cầu về thủy âm mà họ cho là ở mức độ gai góc nhất về vật lý thời đó. Công ty Đức nhận yêu cầu này với những ca thán rằng thật “quá khó” để đáp ứng tiêu chuẩn “quá cao” mà PLAN đặt ra.

Điều mà Trung Quốc đã tiết lộ chính là sự hiểu biết của họ về độ phản âm trong tàu ngầm đương thời. Thế nhưng, thực tế đó lại là công nghệ của những năm 1970! Hải quân Mỹ và đồng minh thì tỏ ra hể hả còn Đức cũng không kiềm chế được sự tức cười. Trung Quốc đã để lộ ra một điểu yếu cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược dài hạn, điểm yếu chí tử đối với lực lượng tàu ngầm của họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Người Đức sau đó đã giới thiệu cho Trung Quốc loại động cơ diesel có sẵn. Rất nhiều thông tin cho rằng đó là những bộ phận rất cơ bản hay những động cơ cũ được nâng cấp trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 209 thuộc mẫu cổ điển. Chúng là những động cơ đã lỗi thời so với thời điểm đó 25 năm, chẳng hơn gì hệ thống thủy âm giữa những năm 1960.

Thế nhưng, những thiết bị này lại được chuyển giao cho Trung Quốc một cách rất bí mật, như thể đó là “cuộc đảo chính công nghệ” của PLAN. Giới trong ngành đồn rằng Trung Quốc ngay lập tức sao chép các hệ thống thủy âm đó và đã phải chứng kiến quá nhiều khó khăn. Được biết, vài tàu lớp Tống đầu tiên chạy ồn hơn mong đợi, có thể đã sử dụng thông tin lấy được từ những hệ thống mà người Đức cung cấp.

PLAN không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải chung sống với các mẫu thiết kế tàu ngầm hiện tại của mình và điều đó có nghĩa là họ đạng ở trong một cái bẫy mà sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thoát ra, trừ phi họ có thể xâm nhập các bí mật công nghệ của phương Tây vốn được bảo vệ cẩn trọng nhất.

Chẳng cần nói thì cũng biết đây rõ ràng là một lợi thế giành chiến thắng trong chiến tranh. Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và tàu ngầm thông thường của đồng minh cũng đủ khả năng gây nên những tổn thất to lớn cho lực lượng tàu ngầm của PLAN ngoài biển khơi. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ không thể phát hiện được các tàu ngầm đồng minh, khiến bờ biển Trung Quốc dễ dàng bị tấn công bởi các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm và đặt hạm đội mặt nước của họ trước nguy cơ tổn thất cao.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


*Bài viết được tổng hợp từ nguồn Tech.edu (Biên dịch: Trịnh Thái Bằng)
Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc




http://nghiadx.blogspot.com


Trong giai đoạn ngày nay, các cường quốc biển tăng cương phát triển lực lượng hải quân, trong biên chế của các lực lượng, các hạm đội, lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân là tầu ngầm và tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ tầu ngầm và tầu nổi. Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm kết hợp tên lửa đã tăng cường khả năng tiến công và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng hải quân các cường quốc biển.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế trên các biển và đại dương, các quốc gia hùng mạnh và có nền kinh tế cường thịnh đều có xu hương phát triển mạnh kinh tế biển đảo, những mâu thuẫn của các nền kinh tế phát triển làm nẩy sinh những nguy cơ tranh chấp các khu vực đặc quyền kinh tế, lãnh hải và bờ biển, đảo và quần đảo, vùng nước và thềm lục địa, sự tăng trưởng kinh tế và những suy thoái, lạm phát của những nền kinh tế mới nổi, các mâu thuẫn về chính trị, tôn giáo, áp lực dân số, cạn kiệt tài nguyên của nhiều vùng trên thế giới làm sâu thêm những mâu thuẫn giữa các nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, từ đó hình thành những nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực, với sự tham gia của của các lực lượng quân sự hùng mạnh, có tiềm lực lớn cả về quân số, vũ khí trang bị và khoa học công nghệ. Nguy cơ chiến tranh, xung đột đang có xu hướng chuyển dần ra biển và đại dương. Trọng trách bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc được giao cho các lực lượng vũ trang, mà trong đó, trên biển và đại dương là chủ chốt là lực lượng hải quân và không quân hải quân.

Quân chủng Hải quân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tác chiến chủ yếu trên đại dương, trên biển, khu vực bờ biển và trong những trường hợp cần thiết, tác chiến sâu trong đất liền, quân chủng Hải quân bao gồm có lực lượng tầu chiến trên mặt nước, lực lượng tầu ngầm, không quân Hải quân, lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển, lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm hải quân, lực lượng vận tải đường biển, hậu cần kỹ thuật biển và các lực lượng khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc. Trong một số trường hợp theo yêu cầu, lực lượng tầu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho lợi ích của đất nước như nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn, xây dựng các công trình ngầm….

Chiến thuật là một bộ phận của nghệ thuật quân sự, bao hàm lý thuyết và thực tế, huấn luyện sẵn sàng chiến đâu, triển khai các trận chiến đấu của các tầu, các đội tầu và các phân đội tầu. Chiến thuật nghiên cứu quy luật, tính chất và nội dung của trận đánh, từ đó đưa ra những phương pháp tiến hành trận đánh trên biển với các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh. Chiến thuật bao gồm: Liên tục cập nhật các thông tin tình huống chiến trường, ra quyết định triển khai trận đánh và quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ cho cấp thuộc quyền theo quyết tâm chiến đấu, lên kế hoạch tác chiến, công tác đảm bảo và kế hoạch chuẩn bị cho trận đánh; điều hành các hoạt động tác chiến và các chiến hạm, các đội tầu và các phân đội binh chủng hợp thành thuộc quyền, tổ chức hiệp đồng và công tác đảm bảo cho các các hoạt động tác chiến.

Chiến thuật của hạm đội bao gồm có chiến thuật của tầu ngầm, các loại tầu nổi trên mặt biển và không quân hải quân. Mỗi binh chủng trong hạm đội được phát triển chiến thuật của mình dựa trên cơ sở những nội dung chủ yếu của chiến thuật hạm đội, đồng thời chú trọng ý nghĩa chiến thuật, cấp loại tầu và vũ khí trang bị được biên chế cho tầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm U-boat của phát xít Đức


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tầu ngầm U-boat Đức trực triến trên biển thuộc hải phận Anh, Đại chiến thế giới thứ II


Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các trận chiến đấu trên biển là sự phối hợp giữa các binh chủng của Hạm đội, bao gồm cả không quân Hải quân, các tầu ngầm tấn công đối phương hầu hết trong điều kiện lặn ngầm. Pháo binh trên tầu ngầm chủ yếu để tấn công các tầu vận tải không có vũ trang, các tầu ngầm thường hoạt động đơn lẻ hoặc theo đội tầu, sử dụng chiến thuật che mành (phục kích). Thời điểm ban đầu chiến tranh, các tầu ngầm của Đức thường thực hiện chiến thuật Bầy sói trên các tuyến đường vận tải của đối phương ( Anh, Mỹ..). Các đội tầu ngầm Đức sau khi tấn công đoàn công voa quân sự bằng ngư lôi, tiếp tục theo đuổi và tấn công nhiều ngày liền để gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

Phương pháp cơ động chủ yếu là ban đêm, nổi trên mặt nước, chiếm lĩnh vùng nước trên tuyến đường vận tải của đối phương, khi phát hiện đối phương sẽ lặn xuống và tấn công mục tiêu bằng ngư lôi. Cuối chiến tranh, các lực lượng chống ngầm phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của sonar và radar, sự hiển diện của tầu ngầm trên mặt biển trở lên vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị phát hiện, bị tấn công tiêu diệt, chiến thuật Bầy Sói phá sản, các tầu ngầm bắt buộc phải hoạt động chủ yếu ở dưới ngầm, sử dụng động cơ điện hoặc cận ngầm, tầu phải lặn ở độ sâu không đáng kể, sử dụng thiết bị thông khí để chạy động cơ diesen dưới mặt nước biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến thuật treo mành ( phục kích) dọc tuyến đường vận tải của Tầu ngầm hải quân Xô viết. 1944


http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm tấn công các tầu vận tải và tầu chiến


Trong đại chiến thế giới lần thứ II, các tầu ngầm đã rất thành công trong nhiệm vụ sử dụng vũ khí trên boong, chủ yếu là ngư lôi chống các tầu nổi, cài đặt và rải thủy lôi, đổ bộ lực lượng đặc công trinh sát vào sâu trong hậu phương địch, rút các lực lượng đặc nhiệm và du kích khỏi chiến trường, cung cấp lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất cho các tầu ngầm khác, cung cấp cơ sở vật chất cho các khu vực bị phong tỏa, cứu hộ cho lực lượng không quân.

Sau chiến tranh, giai đoạn chiến tranh lạnh đã có sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng tầu ngầm. Nền công nghiệp đóng tầu ngầm đã có những thay đổi rất lớn, đó là sử dụng năng lượng nguyên tử cho tầu ngầm, ứng dụng sự phát triển vượt bậc của điện tử, vi mạch, bán dẫn, các tầu ngầm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa các loại, ngư lôi, các phương tiện trang thiết bị hiện đại khác …)

Từ đó, chiến thuật sử dụng tầu ngầm cũng có những thay đổi mang tính cách mạng, không gian chiến trường rộng lớn, uy lực của vũ khí trang bị trên boong rất mạnh như vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí có độ chính xác cao, các lực lượng tham gia đội hình chiến đấu cũng trở lên đa dạng và hiệu quả tác chiến cao hơn hẳn so với chiến tranh thế giới thứ II, từ đó, việc triển khai và điều hành các lực lượng tác chiến trên biển cũng trở lên phức tạp và đòi hỏi trình độ khoa học rất cao. Phải có những phương thức và nghệ thuật điều hành chiến đấu hoàn toàn mới với các lực lượng tham gia tác chiến, đảm bảo cho các đơn vị hiệp đồng chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp, hiệu quả trận đánh cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Phối hợp tác chiến cùng chiến hạm


http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động trong đội hình của hạm đội


Chiến thuật tác chiến tầu ngầm cũng có những phương pháp chiến đấu mới, có thể là một tầu độc lập tác chiến, một đội tầu hoặc một liên đội trong hình thức tác chiến phục kích che mành, và tác chiến của phân đội tầu ngầm nhiều loại hoặc các phân đội binh chủng hợp thành. Trong chiến thuật của các phân đội tầu, trọng tâm là điều hành tác chiến của các tầu nhiều cấp loại và mục đích chiến thuật khác nhau. Chiến thuật của không quân Hải quân có vị trí then chốt là hoạt đống chống lại các đòn tấn công của các lực lượng tầu trên biển của đối phương, ngăn chặn những đòn tấn công của máy bay cường kích mang tên lửa của địch, thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bằng vũ khí của không quân và phối hợp với các lực lượng chống ngầm khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm phóng tên lửa đạn đạo


Theo nhận định của các chuyên gia, tầu ngầm nguyên tử cấp chiến lược, trang bị ICBM với độ chính xác cao và các đầu đạn hạt nhân có công suất phá hủy lớn, hoạt động bí mật, tính cơ động cao và các tính năng kỹ thuật khác, đảm bảo cho tầu ngầm nguyên tử có khả năng tác chiến ổn định, có ảnh hưởng mang tính quyết định chiến lược đến cục diện chiến trường. Tầu ngầm nguyên tử là lực lượng tấn công hải – đất liền chủ đạo nhằm vào các mục tiêu trong khu vực kiểm soát, nội địa của đối phương. Do có khả năng duy trì hoạt động thời gian dài dưới biển, xuất hiện hình thức sử dụng tầu ngầm nguyên tử mới, bí mật tuần phòng và trực chiến đấu trong các vùng nước sâu trên đại dương, sắn sàng khai hỏa tấn công các mục tiêu trên bờ và ở sâu trong đất liền đối với các quốc gia được coi là có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

http://nghiadx.blogspot.com


Khả năng duy trì liên tục nguy cơ bị tấn công bất ngờ từ dưới biển sâu đã làm xuất hiện một hướng phát triển tầu ngầm và phương thức tác chiến mới- chống ngầm. Lực lượng chống ngầm của tầu ngầm chống lại các lực lượng tên lửa chiến lược từ dưới biển – các tầu ngầm mang tên lửa. Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, để chống lại đòn đánh từ các tầu ngầm, phương thức tác chiến hiệu quả nhất là sử dụng các tầu ngầm, được trang bị các vũ khí và phương tiện chống ngầm. Hầu hết các tầu ngầm của Mỹ và Anh, ngoại trừ các tầu mang tên lửa, đều có khả năng chống ngầm rất cao. Điển hình là các tầu ngầm nguyên tử ngư lôi đa nhiệm với tốc độ cao và được trang bị các thiết bị trinh sát sonar, thủy âm, cho phép phát hiện tầu ngầm đối phương và theo dõi từ khoảng cách rất xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng tên lửa Tomahawk từ tầu ngầm


Một trong những phương pháp sử dụng tầu ngầm chống ngầm được xác định là cơ bản, đó là tầu ngầm tiến hành tuần tiễu ở tuyển chống ngầm ( phục kích chống ngầm) hoặc tham gia truy tìm các tầu tên lửa cùng với các lực lượng chống ngầm và phương tiện chống ngầm khác. Song song cùng triển khai các tầu ngầm đơn lẻ, các đội tầu tìm kiếm, theo dõi và phục kích các tầu ngầm tên lửa là hoạt động tác chiến chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành (tầu ngầm, tầu chống ngầm và máy bay chống ngầm).

Các chuyên gia quân sự cho rằng: sự liên kết phối hợp chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành, với hệ thống thiết bị trinh sát siêu âm, thủy âm tầm xa có thể dự đoán, cảnh báo và phát hiện sớm các tầu ngầm đối phương, từ đó có thể giải quyết tốt nhiệm vụ bảo vệ các tầu ngầm tên lửa của Hạm đội trước các đòn tấn công của tầu ngầm đối phương, đồng thời còn có thể bảo vệ tốt các tập đoàn chiến hạm của Hạm đội và các đoàn vận tải quân sự.

Các tầu ngầm ngày càng được biên chế chung vào trong đội hình tác chiến của các liên đoàn tầu chiến hoặc các đoàn công voa quân sự hoặc tham gia tuần tiễu bảo vệ các tầu ngầm nguyên tử mang vũ khí chiến lược. Các tầu ngầm diesen được biên chế trong tuyến phòng thủ các khu vực bờ biển, hải đảo, trong đội hình phòng thủ chúng của các lực lượng phòng thủ bờ biển.

Đồng thời cùng với các phương án sử dụng tầu ngầm trong tác chiến, hình thành và phát triển các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các tầu ngầm. Chiến thuật tầu ngầm hiện đại đã và đang phát triển các giải pháp, phương án và thủ đoạn chiến thuật vượt qua các lực lượng chống ngầm và các phương tiện chống ngầm của đối phương, các phương án chế áp chống ngầm được xây dựng dưa trên khả năng giữ bí mật cao, vũ khí trang bị hiện đại, hiệp đồng binh chủng và trang thiết bị, phương tiện chế áp điện tử.

Song hành cũng với các phương án chiến thuật hiện đại, dựa trên cơ sở của vũ khí trang bị công nghệ cao. Hướng phát triển tiếp theo của chiến thuật tầu ngầm dưa trên kinh nghiệm của chiến tranh thế giới lần thừ II, và được phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới hiện này, đó là sử dụng tầu ngầm để chống tầu nổi và các đoàn vận tải quân sự. Chiến trường trên biển, trên các tuyến đường vận tải huyết mạch ngày càng trở lên rộng lớn và phức tạp hơn do sự lớn mạnh của các nước phát triển, nhu cầu về các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, năng lượng cũng như khai thác tài nguyên trên biển, trên đảo và thềm lục địa ngày càng gay gắt, dẫn đến cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích vô cùng sâu sắc. Trong các nguy cơ xung đột này, lực lượng tầu ngầm, đặc biệt tầu ngầm nguyên tử đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Các tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm diesen hiện đại cần phải có khả năng hoạt động, bảo vệ tất cả các tuyến đường vận tải biển, từ hải cảng này đến hải cảng khác.

Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, lực lượng Hải quân Mỹ, đặc biệt là tầu ngầm, đã đưa vào biên chế trang bị cho tầu ngầm hệ thống tên lửa hành trình có tầm bắn đến 2000 km, phóng từ tầu ngầm qua ống phóng ngư lôi, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương, các tầu chiến trên mặt nước, tầu vận tải, căn cứ hải quân trên biển, trên đảo và hải cảng. Đồng thời, người Mỹ cũng phát triển những thủ đoạn chiến thuật sử dụng tên lửa hành trình khi tác chiến tấn công các mục tiêu được lựa chọn, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ của đối phương trên đất liền, trên biển và đại dương.

Sự hiểu biết của các sĩ quan hải quân tầu ngầm về chiến thuật tác chiến của tầu khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời khả năng và phương thức sử dụng lực lượng chống ngầm, phương tiện chống ngầm của đối phương, các thủ đoạn, phương pháp chọc thủng tuyến phòng thủ chống ngầm là điều kiện căn bản để hoàn thành xuất sắc nhiệm vị được giao trong chiến đấu trên biển.

Sự hiểu biết căn bản về sử dụng tầu ngầm, tính năng kỹ chiến thuật của tầu và các phương án, thủ đoạn của chiến thuật sử dụng tầu ngầm cần thiết không chỉ cho các sỹ quan hạ sĩ quan trong lực lượng Hải quân, và còn là sự hiểu biết căn bản, sâu sắc trong lực lượng vũ tranh. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật hoặc chiến dịch, có sự hiệp đồng của các quân binh chủng, lực lượng phòng thủ bờ biển, lực lượng bảo vệ tuyến phòng thủ lợi ích quốc gia, phối hợp nhuần nhuyễn, nhanh chóng và hiệu quả với lực lượng tầu ngầm, đặc biệt khi tác chiến chống ngầm.

Chương I. Tính năng kỹ chiến thuật tầu ngầm

1.1 Phân loại tầu ngầm và cơ cấu tổ chức biên chế của binh chủng Tầu ngầm

1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của tầu ngầm

1.3 Những tính năng kỹ chiến thuật

Chương II. Những hình thức tác chiến chủ yếu của tầu ngầm

2.1 Các hình thức chiến thuật của tầu ngầm

2.2. Các phương án tác chiến sử dụng lực lượng tầu ngầm

2.3 . Điều hành, kiểm soát lực lượng tầu ngầm và công tác đảm bảo

Chương III. Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.

3.1 Tổ chức hành quân cơ động

3.2 Bí mật bất ngờ trong hành quân chiến đấu.

3.3 Lực lượng chống ngầm và vũ khí trang bị, phương tiện

3.4. Giải pháp vượt qua khu vực chống ngầm và phòng tuyến chống ngầm

Chương IV. Tầu ngầm trong hoạt động Trinh sát địch

4.1 Nhiệm vụ, mục tiêu và phương tiện trang bị trinh sát

4.2 Tìm kiếm và quan sát

4.3 Theo dõi mục tiêu

Chương V. Tầu ngầm tác chiến chống chiến hạm nổi

5.1. Lực lượng tấn công chủ lực trên biển

5.2 Đoàn vận tải quân sự (congvoa) và các đội đặc nhiệm đổ bộ.

5.3 Các hình thức tác chiến với chiến hạm trên mặt biển.

Chương VI. Tầu ngầm tác chiến chống tầu ngầm.

6.1 Tầu ngâm nguyên tử mang tên lửa.

6.2 Hoạt động tác chiến chống tầu ngầm

Chương VII. Tầu ngầm tác chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền

7.1 Hệ thống phòng thủ tên lửa

7.2 Đòn tấn công vào các mục tiêu trên đất liền

Kết luận
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang