Trung Quốc có thể đã sử dụng máy bay không người lái có tên Silver Eagle trong cuộc tập trận của quân đội nước này ở biển Đông. Theo trang mạng có địa chỉ tp.chinmil.com.cn được Quân đội Trung Quốc tài trợ, mẫu UAV được phóng lên từ bệ phóng di động trên xe tải và thực hiện nhiệm vụ mô phỏng một cuộc tấn công. Mẫu Silver Eagle giống hệt với mẫu UAV ASN-209 của Quân đội Trung Quốc được trưng bày tại Triển lãm hàng không 2010 diễn ra tại Chu Hải. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 mẫu UAV trên là 4 cánh phụ thẳng đứng trên mẫu Silver Eagle với 2 cánh phụ trên thân máy bay và mỗi chiếc còn lại ở 2 cánh chính. Trong vùng giao tranh, Silver Eagle duy trì tốc độ 134km/h ở độ cao 3.000m. Trong ảnh, Silver Eagle cất cánh từ bệ phóng di động. Trong chuyến bay kéo dài 3 giờ, Silver Eagle được điều khiển bằng hệ thống điều khiển từ xa dưới mặt đất với chuột và bàn phím, trang mạng trên cho biết. Trong chuyến bay thử nghiệm, Silver Eagle đảm nhiệm vai trò phá sóng, làm gián đoạn liên lạc của đối phương đồng thời làm một nút chuyển tiếp thông tin giữa các lực lượng của quân đội Trung Quốc. Khi một chiếc máy bay đối phương xuất hiện, hệ thống điều khiển dưới đất triển khai kế hoạch "chống giám sát" bằng cách hạ độ cao và thay đổi tần số radio nhằm tránh bị phát hiện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Silver Eagle quay trở lại điểm cất cánh và hạ cánh bằng một chiếc dù. Tính năng kỹ chiến thuật Theo catalogue giới thiệu của ASN-209, mẫu UAV ASN-209 có thể hoạt động được cả ban ngày và ban đêm, thực hiện trinh sát, giám sát chiến trường, vị trí mục tiêu và đánh giá thiệt hại của cuộc chiến. ASN-209 cung cấp thông tin theo thời gian thực với thời lượng hoạt động lên đến 10 giờ trong vòng bán kính 200 km. Tuy vậy, catalogue không đề cập đến việc ASN-209 có thể hoạt động trên đại dương. Việc Trung Quốc sử dụng Silver Eagle trong cuộc tập trận hải quân đánh dấu vai trò của UAV trong chiến thuật "từ chối truy cập" của Trung Quốc trong các cuộc đụng độ hải quân trên biển. Hàng chục các mẫu UAV đã được trưng bày tại triển lãm Chu Hải bao gồm cả phiên bản cỡ lớn của mẫu WJ-600 có thể hoạt động ở tầm bán kính lớn. Trên một bức tranh trên tường trong triển lãm, WJ-600 được thể hiện đang truyền tải thông tin về tàu sân bay Mỹ về cho hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển của Trung Quốc và giúp triển khai một chiếc tàu tên lửa. Cuối tháng 6/2011, một chiếc tàu tuần tra của Nhật đã phát hiện một chiếc UAV cỡ nhỏ của Trung Quốc có vẻ như đang hoạt động xung quanh một tàu chiến của Trung Quốc. [BDV news] |
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
>> Trung Quốc điều UAV trinh sát biển Đông?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét