Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí




Quân đội Mỹ đã chi 32 tỷ USD trong 15 năm gần đây cho các dự án “khủng” dở dang mà không nhận được bấy kỳ một loại vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự nào.


Nguyên nhân là do Mỹ đã quá “bộp chộp” trong việc thực hiện các chương trình quốc phòng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.

Từ năm 1995-2010, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đã “đóng băng” 22 dự án quân sự, trong đó 15 dự án được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Giữa tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố, từ 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc tái vũ trang, hơn 700 tỷ USD cho các dự án chế tạo và mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

25 tỷ đô cho dự án trực thăng và tác chiến dở dang

Trong số các dự án chưa hoàn thành mà Mỹ lại phải chi phí số tiền khổng lồ nhất là dự án “máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche” và “các hệ thống tác chiến tương lai” (FCS). Chỉ 2 dự án này trên thực tế đã “ăn mất” 25 tỷ USD. Ngoài ra, còn các dự án dang dở khác như chế tạo hệ thống pháo tự hành Crusader 155mm, hệ thống tên lửa ATACMS BAT, Stinger RPM B


Dự án trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche "đóng cửa" vào năm 2004.


Việc chế tạo trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche được bắt đầu tiến hành vào năm 1998. Theo kế hoạch, trực thăng này được chế tạo trên cơ sở sử dụng công nghệ tàng hình và sẽ dùng để thay tất cả các loại trực thăng UH-1 Iroquois, AH-1 Cobra, OH-6 Cayuse và OH-58 Kiowa.

Theo ước tính, để sản xuất 650 trực thăng Comanche Mỹ cần phải chi 39 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đóng cửa vào năm 2004 bởi quyết định chung của Tư lệnh Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc. Bởi theo dự tính của các quan chức quân đội Mỹ, nếu mua các máy bay không người lái và các mẫu trực thăng hiện có sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí chế tạo trực thăng Comanche. Tổng cộng, chi phí cho chương trình chế tạo RAH-66 tốn gần 8 tỷ USD, trong đó 6 tỷ USD được chi trong giai đoạn 1995-2004.

Vừa đóng cửa, vừa phải bồi thường

Việc đóng cửa trước thời hạn dự án này buộc Mỹ phải bồi thường 700 triệu USD cho Công ty Boeing và Sikorsky (đảm trách việc chế tạo Comanche). Nhưng nhờ việc đóng cửa dự án này, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc có cơ hội chuyển số tiền 15 triệu USD từ số tiền dùng cho chương trình chế tạo trực thăng RAH-66 sang các dự án khác.



Dự án UAV FCS Class IV


Từ năm 2004, với số tiền này, Mỹ đã chi 2,2 tỷ USD để mua UAV, 2,2 tỷ USD mua máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 1,5 tỷ USD để sửa chữa và hiện đại hoá các trực thăng vận tải CH-47 Chinook. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng từ dự án Comanche, Quân đội Mỹ đã thừa hưởng được nhiều công nghệ của cỗ máy siêu khủng này để ứng dụng cho việc chế tạo AH-64D Apache Longbow Block III, loại trực thăng được sản xuất hàng loạt vào mùa xuân năm 2011.

Cũng thật thú vị, thay cho số tiền đắt đỏ để sản xuất Comanche (gần 60 triệu USD/ chiếc), Mỹ đã quyết định chế tạo loại trực thăng trinh sát rẻ hơn là ARH-70 Arapaho. Hợp đồng này do Công ty Bell Helicopter (Mỹ) đảm nhận. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này được thực hiện vào năm 2006, nhưng vào tháng 10/2008, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án vì giá cuối cùng chi phí sản xuất Arapaho cao hơn rất nhiều so với dự tính.

Cho đến thời điểm đó, chi phí cho dự án đã lên tới 533 triệu USD. Như vậy, so với RAH-66, tổng số tiền chi cho việc sản xuất Arapaho không lớn hơn nhưng các nhà quân sự Mỹ đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và không cho phép tăng số tiền chi phí cho dự án này nữa.



Chương trình FCS được bắt đầu triển khai năm 2003, đến năm 2009 thì đóng cửa.

Muốn thay đổi mọi thứ…thì phải trả giá đắt

Tuy nhiên, bài học này có vẻ cũng chưa thực sự “thấm” với các nhà quân sự Mỹ khi họ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tổ hợp các hệ thống tác chiến tương lai (FCS). Việc triển khai chế tạo FCS được bắt đầu triển khai từ năm 2003. Kết quả của dự án là nhằm chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật quân sự (đầu tiên từ UAV và cuối cùng là pháo và xe tăng).

Đồng thời, ngoài các hệ thống pháo thông thường, súng máy và súng phóng lựu cần phải chế tạo thành công vũ khí lazer tương lai để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và bay thấp. Dự án FCS trong tất cả thời gian thực hiện đã trải qua nhiều thay đổi và vào năm 2009, dự án này đóng cửa hoàn toàn.


UAV Class I trong khuôn khổ FCS dùng để trinh sát.


Bình luận về quyết định ngừng dự án, ông Robert Gates tuyên bố: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ cùng một lúc và tạo ra một cái gì hoàn toàn mới thì bạn thường phải trả giá rất đắt. Nếu Google có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng thì chúng tôi (quân đội) không có khả năng”.

Đến thời điểm có quyết định đóng cửa, chi phí cho dự án FCS mất 19 triệu USD. Kết quả, dự án FCS đã thay đổi hoàn toàn và hiện nay được gọi là chương trình hiện đại hoá quân đội Mỹ. Chương trình này chủ yếu là mua sắm các mẫu vũ khí hiện có và chế tạo một vài loại vũ khí mới nhưng theo các yêu cầu đơn giản.

[Bee news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang