Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trực thăng AH-64D Apache Longbow

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng AH-64D Apache Longbow. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng AH-64D Apache Longbow. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Hoàn thành phát triển hệ thống Talon



Hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon được trang bị trên trực thăng tấn công AH-64D Apache đã hoàn thành giai đoạn phát triển chính.

Tập đoàn Raytheon các thử nghiệm cơ bản của hệ thống dẫn hướng laser Talon trang bị cho trực thăng AH-64D. Hệ thống dẫn hướng laser Talon đáp ứng vướt quá tất cả các mục tiêu thử nghiệm đề ra.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Talon mở ra khả năng tấn công cả trên không, trên bộ, trên biển cho trực thăng AH-64D.


Trong đó bao gồm tấn công các mục tiêu lơ lửng cũng mục tiêu tầm ngắn ở cự ly 1,2km và các mục tiêu tầm xa ở cự ly 6km.

Ông Michelle Lohmeier, phó chủ tịch hệ thống tên lửa của Raytheon tuyên bố: “Talon đã được thử nghiệm trên tất cả các khía cạnh, về hiệu quả của nó, đây là giải pháp dẫn hướng laser duy nhất trên thế giới để tấn công trực tiếp các mục tiêu trên không từ cự ly 1,2km. Cột mốc quan trọng này đưa chúng ta tiến gần hơn để cung cấp các khả năng tấn công của tên lửa với độ chính xác chưa từng có”

Talon là một hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động chi phí thấp, hệ thống dẫn hướng này có thể kết nối trực tiếp vào phía trước của các tên lửa không điều khiển 70 mm đang có rất nhiều trong kho của Mỹ và các đồng minh. Talon được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa tên lửa không có điều khiển và tên lửa chống tăng hạng nặng.

Các tên lửa không điều khiển sau khi được trang bị bộ dẫn hướng laser bán chủ động này có thể tấn công các mục tiêu với xác suất không hề thua kém các tên lửa có điều khiển.

Talon hoàn toàn tương thích với các định dạng laser đang được sử dụng trong không quân và lục quân. Hệ thống có khả năng sử dụng mà không đòi hỏi phải sửa đổi để phóng các tên lửa hiện có trong kho.

Việc sử dụng bộ dẫn hướng laser bán chủ động Talon cung cấp khả năng tấn công chính xác trong khi vẫn tiết kiệm đáng kể kinh phí bằng cách sử dụng các tên lửa tồn kho.

Sự kết hợp giữa Talon cùng với những khả năng sẵn có của trực thăng tấn công AH-64D Apache mở ra một năng lực tác chiến hoàn toàn mới kể cả trên bộ lẫn trên biển trong điều kiện thời tiết và địa hình phức tạp.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Mỹ “bộp chộp” ném 32 tỉ đô vào vũ khí




Quân đội Mỹ đã chi 32 tỷ USD trong 15 năm gần đây cho các dự án “khủng” dở dang mà không nhận được bấy kỳ một loại vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự nào.


Nguyên nhân là do Mỹ đã quá “bộp chộp” trong việc thực hiện các chương trình quốc phòng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.

Từ năm 1995-2010, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đã “đóng băng” 22 dự án quân sự, trong đó 15 dự án được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây. Giữa tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố, từ 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc tái vũ trang, hơn 700 tỷ USD cho các dự án chế tạo và mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

25 tỷ đô cho dự án trực thăng và tác chiến dở dang

Trong số các dự án chưa hoàn thành mà Mỹ lại phải chi phí số tiền khổng lồ nhất là dự án “máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche” và “các hệ thống tác chiến tương lai” (FCS). Chỉ 2 dự án này trên thực tế đã “ăn mất” 25 tỷ USD. Ngoài ra, còn các dự án dang dở khác như chế tạo hệ thống pháo tự hành Crusader 155mm, hệ thống tên lửa ATACMS BAT, Stinger RPM B


Dự án trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche "đóng cửa" vào năm 2004.


Việc chế tạo trực thăng trinh sát RAH-66 Comanche được bắt đầu tiến hành vào năm 1998. Theo kế hoạch, trực thăng này được chế tạo trên cơ sở sử dụng công nghệ tàng hình và sẽ dùng để thay tất cả các loại trực thăng UH-1 Iroquois, AH-1 Cobra, OH-6 Cayuse và OH-58 Kiowa.

Theo ước tính, để sản xuất 650 trực thăng Comanche Mỹ cần phải chi 39 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đóng cửa vào năm 2004 bởi quyết định chung của Tư lệnh Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc. Bởi theo dự tính của các quan chức quân đội Mỹ, nếu mua các máy bay không người lái và các mẫu trực thăng hiện có sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí chế tạo trực thăng Comanche. Tổng cộng, chi phí cho chương trình chế tạo RAH-66 tốn gần 8 tỷ USD, trong đó 6 tỷ USD được chi trong giai đoạn 1995-2004.

Vừa đóng cửa, vừa phải bồi thường

Việc đóng cửa trước thời hạn dự án này buộc Mỹ phải bồi thường 700 triệu USD cho Công ty Boeing và Sikorsky (đảm trách việc chế tạo Comanche). Nhưng nhờ việc đóng cửa dự án này, Quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc có cơ hội chuyển số tiền 15 triệu USD từ số tiền dùng cho chương trình chế tạo trực thăng RAH-66 sang các dự án khác.



Dự án UAV FCS Class IV


Từ năm 2004, với số tiền này, Mỹ đã chi 2,2 tỷ USD để mua UAV, 2,2 tỷ USD mua máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 1,5 tỷ USD để sửa chữa và hiện đại hoá các trực thăng vận tải CH-47 Chinook. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng từ dự án Comanche, Quân đội Mỹ đã thừa hưởng được nhiều công nghệ của cỗ máy siêu khủng này để ứng dụng cho việc chế tạo AH-64D Apache Longbow Block III, loại trực thăng được sản xuất hàng loạt vào mùa xuân năm 2011.

Cũng thật thú vị, thay cho số tiền đắt đỏ để sản xuất Comanche (gần 60 triệu USD/ chiếc), Mỹ đã quyết định chế tạo loại trực thăng trinh sát rẻ hơn là ARH-70 Arapaho. Hợp đồng này do Công ty Bell Helicopter (Mỹ) đảm nhận. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này được thực hiện vào năm 2006, nhưng vào tháng 10/2008, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án vì giá cuối cùng chi phí sản xuất Arapaho cao hơn rất nhiều so với dự tính.

Cho đến thời điểm đó, chi phí cho dự án đã lên tới 533 triệu USD. Như vậy, so với RAH-66, tổng số tiền chi cho việc sản xuất Arapaho không lớn hơn nhưng các nhà quân sự Mỹ đã rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và không cho phép tăng số tiền chi phí cho dự án này nữa.



Chương trình FCS được bắt đầu triển khai năm 2003, đến năm 2009 thì đóng cửa.

Muốn thay đổi mọi thứ…thì phải trả giá đắt

Tuy nhiên, bài học này có vẻ cũng chưa thực sự “thấm” với các nhà quân sự Mỹ khi họ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tổ hợp các hệ thống tác chiến tương lai (FCS). Việc triển khai chế tạo FCS được bắt đầu triển khai từ năm 2003. Kết quả của dự án là nhằm chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật quân sự (đầu tiên từ UAV và cuối cùng là pháo và xe tăng).

Đồng thời, ngoài các hệ thống pháo thông thường, súng máy và súng phóng lựu cần phải chế tạo thành công vũ khí lazer tương lai để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và bay thấp. Dự án FCS trong tất cả thời gian thực hiện đã trải qua nhiều thay đổi và vào năm 2009, dự án này đóng cửa hoàn toàn.


UAV Class I trong khuôn khổ FCS dùng để trinh sát.


Bình luận về quyết định ngừng dự án, ông Robert Gates tuyên bố: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ cùng một lúc và tạo ra một cái gì hoàn toàn mới thì bạn thường phải trả giá rất đắt. Nếu Google có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng thì chúng tôi (quân đội) không có khả năng”.

Đến thời điểm có quyết định đóng cửa, chi phí cho dự án FCS mất 19 triệu USD. Kết quả, dự án FCS đã thay đổi hoàn toàn và hiện nay được gọi là chương trình hiện đại hoá quân đội Mỹ. Chương trình này chủ yếu là mua sắm các mẫu vũ khí hiện có và chế tạo một vài loại vũ khí mới nhưng theo các yêu cầu đơn giản.

[Bee news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> AH-64D Apache tác chiến trên biển



Trực thăng tấn công trên bộ AH-64D Apache của không quân Hoàng gia Anh đã tiến hành thử nghiệm khả năng tấn công trên biển.

Theo đó, trực thăng tấn công AH-64D Apache đã cất cánh từ một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia và đã phóng thử tên lửa Hellfire.

Tổng cộng có 550 viên đạn 30mm và 9 tên lửa Hellfire được bắn đi, với xác xuất trúng mục tiêu là 100%. Đây cũng là lần đầu tiên tên lửa không đối đất có điều khiển Hellfire được sử dụng để tác chiến trên biển.

Cuộc thử nghiệp diễn ra trong khuôn khổ chương trình luyện tập dài ngày, diễn ra gần vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar, Vương quốc Anh.

Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng tấn công trên biển của loại trực thăng được thiết kế để tác chiến trên bộ này.



Trực thăng tấn công AH-64D Apache đang bắn tên lửa Hellfire trên biển.


Hiện tại, trực thăng tấn công AH-64D Apache được triển khai hoạt động trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean, một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia.

Phi đội trực thăng tấn công số 656 thuộc Trung đoàn Không quân số 4 đã triển khai trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean để tiến hành công tác đào tạo chuyên sâu, theo đó họ rèn luyện khả năng tấn công trên biển bất kể ngày đêm.

Thiếu tá Mike Neville, chỉ huy phi đội số 656 trên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đã chứng minh được Apache có thể hoạt động hiệu quả từ một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia. Từ việc nạp vũ khí trên tàu chiến, cất cánh, kích hoạt vũ khí tấn công và sau đó hạ cánh trở lại tàu chiến. Một lần nữa, Phi đội số 656 là người đi tiên phong trong việc mở rộng khả năng tấn công của máy bay trực thăng. Chúng tôi đang nỗ lực để chứng minh khả năng tấn công trên biển trong những kịch bản phức tạp nhất”.

Mặc dù Phi đội số 656 có rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường Afghanistan, tuy nhiên, môi trường hàng hải vẫn là thách thức mới. Những thao tác đơn giản trước đây như nạp đạn, cất/hạ cánh hiệu quả không hề dễ dàng trong điều kiện trên biển.



Việc cất hạ cánh trên tàu chiến với một trực thăng tấn công trên bộ như AH-64D Apache không phải là chuyện đơn giản.


Jol Woodard chỉ huy nhóm tác chiến trên không của tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean cho biết: “Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong hội nhập khả năng của Apache vào lĩnh vực hàng hải, là bước tiến quan trọng trong phát triển khả năng tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia”

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Liam Fox cho rằng: “Đây là cột mốc quan trọng trong hoạt động của lực lượng đổ bộ đường không, điều này thể hiện sự linh hoạt của các thiết bị quân sự của chúng ta trong hoạt động tác chiến”.

Với việc triển khai thành công trực thăng tấn công trên bộ lên tàu đổ bộ trực thăng HMS Ocean, giúp nâng cao năng lực tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia.
[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?



Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.

Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới.

Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng.



Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95.


Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95
Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn.

Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90.

Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010.


Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ.


Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có.

Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động.

Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ.

Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao.

T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu.

T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe.

Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95.

Nguyên nhân hủy bỏ dự án
Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại.

Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn.


Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache.


Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế.

Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90.

Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2.

Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.


[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Mỹ mua 33.000 tên lửa JAGM



Lục quân, Hải quân và Lính thuỷ đánh bộ Mỹ dự định chi khoảng 5 tỷ USD để mua 33.000 tên lửa không đối đất JAGM (Joint Air-to-Ground Missile).

Tham gia thầu chế tạo các tên lửa này có Công ty Lockheed Martin và Tập đoàn Raytheon\Boeing của Mỹ.

Các nhà quân sự Mỹ dự định đưa tên lửa mới vào trang bị trong năm 2016. Tên lửa mới sẽ được tích hợp với hệ thống vũ khí của các máy bay trực thăng AH-64D Apache Longbow, MH-60R\S Seahawk, AH-1Z Viper, máy bay không người lái MC-1C Gray Eagle, máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F-35 Lightning II.

Giá hợp đồng chế tạo và thử nghiệm JAGM dự tính 7 tỷ USD. Chiều dài của JAGM là 1,8m, đường kính 17,8cm, trọng lượng 48,9kg.

Các tên lửa mới JAGM sẽ dùng để thay cho 3 loại tên lửa hiện có trong biên chế của Quân đội Mỹ, bao gồm tên lửa BGM-71 TOW, AGM-114 Hellfire và AGM-65 Maverick.

Dự kiến, việc thầu cung cấp tên lửa cho quân đội Mỹ sẽ được hoàn thành vào ngày 31/5/2011. Thông tin về công ty thắng thầu sẽ được công bố sau 2 tháng.



Tên lửa mới JAGM của quân đội Mỹ


Theo yêu cầu của giới quân sự Mỹ, JAGM cần phải đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của đối phương ở cự ly không nhỏ hơn 28km.

Theo các dữ liệu của Raytheon, ưu điểm chính của biến thể tên lửa do công ty này chế tạo là đầu đạn không cần thiết bị làm mát, được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại.

Hệ thống dẫn đường này cho phép loại bỏ hệ thống làm mát phức tạp, giảm trọng lượng của tên lửa. Đồng thời, việc tích hợp các hệ thống vũ khí vào hệ thống vũ khí của trực thăng và máy bay tương đối đơn giản.


JAGM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của trực thăng AH-64D Apache Longbow


Công ty Lockheed Martin khẳng định, trong biến thể JAGM của họ sử dụng đầu đạn dẫn hướng hồng ngoại và laser bán chủ động trên cơ sở đầu đạn tác chiến của các loại tên lửa AGM-114 Hellfire, AGM-114L Longbow Hellfire và FGM-148 Javelin. Theo số liệu của công ty, các hệ thống này cho phép nâng cao độ chính xác tiêu diệt mục tiêu của tên lửa.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang