Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: DF-21C

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn DF-21C. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DF-21C. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Saudi Arabia sẽ có tên lửa DF-21 của Trung Quốc ?

Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.

>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?


Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.

Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-21

Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ.

Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria.

Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”.

Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô.

Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân.

Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác.

Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc.


(Nguồn : Vietnamdefence)

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> Khu vực triển khai DF-21C bị lộ



Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc được là bản tổng hợp tin tức từ truyền thông Ấn Độ.

Trong đó có thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa hạt nhân tới khu vực giáp ranh với biên giới Ấn Độ.

Những thông tin mới này đã được chứng thực bằng những hình ảnh vệ tinh do thám cho thấy rõ cả loại tên lửa hạt nhân mà quân đội Trung Quốc đã triển khai.

Theo những tấm ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia có thể khẳng định chắc chắn những tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân DF-21C đã được di chuyển đến khu vực lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.

Các nhà phân tích hình ảnh chỉ ra, các tổ hợp phóng di động tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C được triển khai đến khu vực trung tâm của lãnh thổ Trung Quốc, cách Delingha vài trăm kilomet về phía Tây.

Trên một trong những bức ảnh được vệ tinh GeoEye-1 chụp ngày 14/6/2010, có thể nhìn thấy rõ 2 tổ hợp phóng tên lửa nằm ở vị trí cách Delingha chỉ 230 km về phía Tây.

Các tổ hợp này nằm bên sườn dốc ở khu vực sa mạc, dọc theo quốc lộ G215 của Trung Quốc. Các tổ hợp phóng, doanh trại, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và dịch vụ được ngụy trang khéo léo, rất khó phân biệt với màu nâu bạc của sa mạc.

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ phẫn mũi tên lửa có hình nón đặc trưng, phần còn lại có thể được phủ bạt.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí triển khai DF-21C


Đây là lần đầu tiên DF-21C bị phát hiện tại khu vực triển khai.

Năm 2007 trên hình ảnh vệ tinh thương mại có thể quan sát được các dấu hiệu trực quan đầu tiên về quá trình chuyển đổi từ DF-4 sang DF-21 ở khu vực Delingha.

Lần thứ hai là năm 2008, vệ tinh có thể quan sát được một hệ thống rộng lớn các bãi phóng tên lửa, kéo dài về phía tây Delingha, dọc theo quốc lộ G215.

Có tất cả năm khu vực phóng trong vòng bán kính năm dặm với 2 khu vực bố trí tên lửa, ngoài ra còn có hàng chục bãi phóng khác dọc theo quốc lộ G215.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> Trung Quốc phát triển tên lửa quái dị



Tên lửa mới mang đầu đạn thông thường và sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên bộ, trên không và vũ trụ.

Ngoài ra, tên lửa có thể bảo vệ Trung Quốc chống các cuộc tấn công “điều khiển học”, nhưng cụ thể là thế nào thì không được tiết lộ.



DF-21C (armscontrolwonk.com)
Theo Hoàn cầu thời báo, tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc chuyên sản xuất tên lửa cho quân đội Trung Quốc dự định “hoàn thành toàn bộ công việc phát triển, sản xuất và cung cấp thế hệ tên lửa mới vào năm 2015”.

Tên lửa này “sẽ là một bộ phận của hệ thống phòng thủ thống nhất, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cả về bảo về lẫn tiến công và có khả năng ngăn chặn mọi mối đe dọa từ trên bộ, biển, trên không và vũ trụ, cũng như cuộc tấn công điều khiển học”.

Việc phát triển tên lửa đang diễn ra thuận lợi và sẽ sẵn sàng sau 5 năm nữa. Tên lửa “có tầm bắn vượt trội các tên lửa hiện có của Trung Quốc và như vậy sẽ góp phần lớn vào khả năng quốc phòng của Trung Quốc".

Các nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, đó sẽ là một tên lửa tầm trung và tầm xa mới, có khả năng bay 4.000 km.

Đầu năm 2010, một số chuyên gia Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đang phát triển công nghệ tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo bằng các phương tiện của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Nguồn tin cũng cho biết, Trung Quốc đã đưa vào trang bị tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay”, bán kính hoạt động 1.800-2.800 km.

Tháng 1.2011, khi ở thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, DF-21D khiến Mỹ rất lo ngại và tình báo Mỹ đã đánh giá sai tốc độ phát triển vũ khí của Trung Quốc.


(Radiomayak, Armstrade, AN, Lenta)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang