Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Singapone

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Singapone. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Singapone. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Đối thoại Shangri-La 2011: Cơ hội ổn định và hòa bình



Đối thoại Shangri-La 2011 là cơ hội để các nước xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh cũng như để nâng cao sự minh bạch chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực.





Tiến sĩ John Chipman, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) - đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La

Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) John Chipman cho biết, Hội nghị An ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, được tổ chức tại Singapo từ ngày 3 đến ngày 5/6/2011.

Đối thoại Shangri-La tại Singapo tập trung vào những vấn đề an ninh đang nổi lên, các học thuyết quân sự mới, ngân sách quốc phòng các nước, tranh chấp chủ quyền, sự phát triển vũ khí hạt nhân, vấn đề an ninh hàng hải hay các lợi ích về an ninh của Trung Quốc.

Chủ đề liên quan đến Biển Đông cũng được nhắc đến nhiều trong chương trình nghị sự. Theo ông John Chipman, mối quan tâm của Trung Quốc đối với hội nghị thường niên về an ninh tại Singapore này được thể hiện ngay từ tháng 3, khi Bắc Kinh công bố Sách trắng quốc phòng có nhắc đến “tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La đối với hợp tác quốc phòng khu vực.

Đối thoại Shangri-La ra đời từ năm 2002, nhằm tạo diễn đàn cho các bộ trưởng quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh.

Đối thoại Shangri-La tại Singapo được kỳ vọng sẽ là cơ hội để nâng cao sự minh bạch các chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Hội nghị thường niên quy tụ các quan chức hàng đầu về quốc phòng của 28 nước trong trong khu vực, gồm Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, cùng đại diện của NATO và Nga, là nhân tố quan trọng trong việc định hình các vấn đề an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh vấn đề chung, các nước còn tổ chức các cuộc họp song phương bên lề. Phía Trung Quốc do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tham dự Hội nghị An ninh châu Á. Đây là lần đầu tiên ông Lương Quang Liệt dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị này và phát biểu về hợp tác an ninh quốc tế của nước này.



Cuộc họp giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc bên lề hội nghị.


Trong khi đó, đại diện cho phái đoàn Mỹ tham dự Đối thoại Shangri-la là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực, với sự tháp tùng của Tư lệnh Bộ tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương Robert F. Willard.

Đây sẽ là lần cuối Bộ trưởng Robert Gates xuất hiện tại diễn đàn quốc tế trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, trước khi cơ quan này có ông chủ mới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ có cuộc thảo luận bên lề hội nghị với Bộ trưởng Quốc phòng của Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt với người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt nhằm cải thiện hợp tác và đối thoại giữa hai quân đội.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có kế hoạch tới thăm Manila và có thể sẽ thảo luận về việc đóng quân của Mỹ tại đây. Theo các quan chức chính phủ Mỹ cho biết, Bộ trưởng Robert Gates sẽ trấn an các đồng minh ở châu Á đang lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.

Tại cuộc Đối thoại, Bộ trưởng Robert Gates sẽ đưa ra cam kết của Mỹ về việc, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực bất chấp kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng của nước này và sự thay đổi lãnh đạo hàng đầu trong Bộ Quốc phòng Mỹ

Nhận định của các chuyên gia về Đối thoại Shangri-La 2011

Giám đốc điều hành ISS-Asia, tiến sĩ Tim Huwley nhận định, Đối thoại Shangri-La 2011 diễn ra trong bối cảnh an ninh và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương vừa trải qua một số biến động.

Theo tiến sĩ Huwley, sự cạnh tranh về quân sự giữa các bên có thể gây ra sự bất ổn trong khu vực này. Tài liệu thường niên The Military Balance của chi nhánh IISS tại Singapore cũng nhấn mạnh đến sự chuyển dịch về sức mạnh quân sự từ phương Tây sang châu Á.


Chủ đề về tranh chấp Biển Đông được đề cập rất nhiều tại hội nghị.


Trong khi khủng hoảng kinh tế đang làm giảm mức chi tiêu quân sự tại Mỹ và châu Âu, thì tại châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp ngân sách quốc phòng không bị ảnh hưởng. Điển hình là những phát triển của quân đội Trung Quốc, như việc công bố tàu sân bay đầu tiên Shi Lang, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 cùng các chương trình về tên lửa chống hạm và tàu ngầm.

Theo tiến sĩ Huwley, bối cảnh chiến lược tại châu Á hiện nay với sự nghi ngờ ngày càng sâu sắc giữa các nước và một loạt các cuộc xung đột tiềm tàng có thể tạo lý do để các nước mở rộng năng lực quân sự của mình.

Trong số này ông nhắc đến mối lo ngại về chương trình hiện đại hoá quân đội tại châu Á nguy hiểm ở chỗ nó thường phản ánh những nỗ lực không được công bố, dẫn đến gây mất ổn định cho các chiến lược và học thuyết quốc phòng.

Ông cho rằng việc Trung Quốc nâng cao sức mạnh quân sự có liên quan đến tranh chấp chủ quyền với các láng giềng tại Biển Đông. Ngược lại, một số nước Đông Nam Á nâng cấp sức mạnh quốc phòng cũng không chỉ vì các lý do được công bố công khai là hiện đại hoá quân đội, mà còn là vì họ muốn đối phó sự phiêu lưu của Trung Quốc.
[Vitinfo news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Malaysia lên kế hoạch mua máy bay AWACS



[BDV news]Không quân Malaysia đã lên kế hoạch mua sắm các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không AWACS nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng trời của đất nước.

Tư lệnh không quân Malaysia tướng Rodzali Daoud cho hay, bất chấp thực tế là các hoạt động của máy bay AWACS sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí không nhỏ, sự có mặt của máy bay AWACS cho phép không quân kiểm soát một cách hoàn chỉnh vùng trời, tối ưu hơn việc dựa vào các trạm radar cảnh giới mặt đất như hiện nay.

Trước đó, các Tư lệnh không quân đã tuyên bố cần phải mua một máy AWACS. Qua đó nâng cao khả năng nhận thức tình huống cho các phi công máy bay chiến đấu F/A-18 C/D và Su-30MKM.

Các kiến nghị đề xuất mua máy bay AWACS E-2 Hawkeye từ Northrop Grumman của Mỹ, hoặc máy bay SAAB- 340 Eria từ SAAB của Thụy Điển.



Máy bay AWACS SAAB-340 Eria của Thụy Điển


Không quân Malaysia đã đệ trình yêu cầu mua máy bay AWACS hồi tháng 7/2010, nhưng đề nghị chưa được thông qua vì thiếu kinh phí.

Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, Không quân Malaysia sẽ nhận được bổ sung kinh phí để mua sắm máy bay AWACS trong kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng giai đoạn 2011-2015.

Tư lệnh không quân Rodzali Daoud cho biết thêm, ngoài việc bắt đầu mua sắm máy bay AWACS vào năm 2013. Không quân sẽ mua thêm 12 trực thăng EC-725 từ Eurocopter và máy bay vận tải quân sự hạng năng A-400M của Airbus.

Việc đặt hàng các máy bay mới sẽ không thay thế hoàn toàn mà chỉ bổ sung cho phi đội hiện có. Dự kiến công việc giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2014.

Như vậy, ngoài Singapone và Thái Lan, Malaysia sẽ là lực lượng không quân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á được trang bị máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không.



Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức



[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.

Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012.

Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan.

Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển.


Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014.

Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài.

Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008.

Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang