Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Ấn Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh


“Mỹ-Philippines, Mỹ-Ấn đồng thời tổ chức tập trận ở biển Đông và Ấn Độ Dương đã tạo thế tấn công gọng kìm đối với Hải quân Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung trên biển Đông.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.

Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.

Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.

Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.

Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippinese tập trận đổ bộ tháng 10/2011.


Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ sớm, là diễn tập thường lệ, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.

Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…

Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sự ở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội liên hợp Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương tháng 4/2012.

Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, có tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.

Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.

Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ở Ấn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

>> Tàu ngầm Chakra - Sự lặng lẽ chết người


“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.


Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

http://nghiadx.blogspot.com


Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

>> Quân đội Ấn Độ "yếu" là do tham nhũng ?


Mặc dù Ấn Độ chi tiêu quốc phòng rất lớn khiến tất cả các nước phải ghen tị, nhưng tham nhũng lớn dẫn đến bị “rút ruột” và trở thành “trò hề”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra Ấn Độ thuê của Nga.


Trong những ngày qua, có rất nhiều thông tin khác nhau về sức mạnh quân sự của Ấn Độ, nhưng bộ mặt thật của lực lượng này thế nào?

Trong cuốn sách “Phát kiến của Ấn Độ”, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru viết: “Chúng ta hoặc là trở thành một quốc gia ấn tượng lớn, hoặc là biến mất”. Đến nay, Ấn Độ, một nước mải mê với “mộng nước lớn có ấn tượng” đã tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng quân đội.

Ngày 26/3, con số mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển đã gây chấn động: Tổng chi tiêu quân sự của châu Á đã vượt châu Âu, đây là bước nhảy mang tính lịch sử, hơn nữa năm 2011, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, cách đây không lâu, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết thư cho Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng: Lực lượng xe tăng của Lục quân “rất thiếu đạn dược”, hệ thống phòng không “97% đã lỗi thời, không thể bảo vệ bầu trời hiệu quả”, “các binh chủng chủ yếu (chiến đấu), như lực lượng cơ giới hóa, pháo binh, không quân, bộ binh, lực lượng đặc nhiệm, công binh và lực lượng thông tin rất đáng lo ngại”.

Nội dung bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân gửi Thủ tướng ngày 12/3 bị tiết lộ đã lập tức gây chấn động dư luận Ấn Độ. Trong một thời gian, những thông tin hai chiều về sức mạnh quân sự của Ấn Độ đã làm cho dư luận bên ngoài nghi ngờ.

Mọi người sẽ hỏi, là một khách hàng vũ khí lớn trên thế giới, mà trang bị lạc hậu như vậy thì rốt cuộc bộ mặt thật của “đoàn quân voi” Ấn Độ như thế nào?

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến xa BMP-2 của Ấn Độ ngụy trang diễn tập. (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)

Vừa mua nhiều vũ khí vừa tham nhũng lớn

Báo cáo này của SIPRI Thụy Điển cho biết, nhiều nhân tố như cạnh tranh địa-chính trị quốc tế, phong trào du kích cánh tả trong nước, tấn công khủng bố và việc theo đuổi bá quyền Ấn Độ Dương đang thúc đẩy Ấn Độ phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, 10 ngày trước khi SIPRI công bố báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã mạnh mẽ tuyên bố, ngân sách quốc phòng năm 2012-2013 là 39 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 15,9 tỷ USD dùng cho mua vũ khí, điều này có nghĩa là tình hình chi tiêu 3 mặt “duy trì nhân viên”,

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

“hoạt động huấn luyện” và “mua sắm vũ khí” theo truyền thống của Quân đội Ấn Độ đã bị phá vỡ triệt để, Ấn Độ đang thích thú hơn với vũ khí trang bị nhập khẩu từ nhà sản xuất vũ khí các nước.

Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, trong đợt mở rộng quân sự mới của Ấn Độ, Hải quân là "người" được lợi lớn nhất, chi tiêu năm tài chính 2012-2013 tăng vọt tới 74%, chủ yếu dùng để mua sắm tàu chiến cỡ lớn viễn dương và tàu ngầm, đồng thời tiếp tục dành chi phí hậu mãi cho việc nhập khẩu tàu sân bay từ Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Một quan chức Ấn Độ cho biết, chi phí cải tạo tàu sân bay cũ “Đô đốc Gorshkov” được Ấn-Nga ký ban đầu đã từ 1 tỷ USD tăng lên 2,6 tỷ USD, còn tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo cũng có giá thành tăng vọt do phải nhập vật liệu thép đặc chủng có giá cao của Nga.

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn không chút do dự tiếp tục bỏ tiền ra mua. Thậm chí, Không quân Ấn Độ còn nổi hơn, cuối năm 2011, Ấn Độ xác định mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, kim ngạch hợp đồng hơn 10 tỷ USD, được cho là “đơn đặt hàng vũ khí đắt nhất thế giới”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Gorshkov Nga đang cải tạo cho Ấn Độ.

Nhưng, đúng vào lúc Ấn Độ đẩy mạnh mua nhiều vũ khí, việc xây dựng sức chiến đấu cho Quân đội Ấn Độ lại xuất hiện một loạt “nốt nhạc không hài hòa”.

Theo “The Hindu”, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết trong bức thư rằng, có người đút lót ông 140 triệu rupee (khoảng 2,8 triệu USD), xin ông thúc đẩy một vụ làm ăn mua xe tải chất lượng không đạt tiêu chuẩn, trong khi đó Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) phụ trách chống tham nhũng hiện cũng đã công bố một nhóm danh sách đen, tiến hành trừng phạt đối với các công ty nước ngoài tham gia đút lót hoặc trả tiền thuê cho người trung gian, cấm họ tham gia đấu thầu vũ khí của Ấn Độ, trong đó có Công ty Công nghiệp Quân sự Israel (IMI) phụ trách cung cấp súng ngắm cho lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ.

Được biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng muốn “ban ơn ngoài luật pháp”, tránh để vì “trừng phạt quá mức” mà ảnh hưởng đến xây dựng trang bị quân đội, nhưng CBI hầu như không hề nương tay, đến nay các vụ đút lót liên quan đến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài vẫn làm xôn xao ở Ấn Độ.

Cựu Cục trưởng CBI Ashwani Kumar từng nhắc đến, vấn đề tham nhũng trong quân đội và các vụ gian lận đấu thầu nhiều vô kể, thực sự ảnh hưởng đến tiến trình hiện đại hóa của Quân đội Ấn Độ, “nguồn chi cho lĩnh vực quốc phòng của chúng tôi làm cho tất cả các nước phải ghen tị, nhưng thành quả đạt được lại nhiều khi trở thành trò hề của người khác”.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ diễn tập.

Theo tiết lộ của tờ “Deccan Herald”, Ấn Độ chi khoản tiền rất lớn nhập hơn 1.000 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga, nhưng không đủ cơ số đạn dược để có thể lập tức tiến hành các hành động quân sự cường độ trung bình, hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng dùng để đánh chặn bom đạn của đối phương lại không được lắp đặt với lý do “không có nhu cầu tác chiến đầy đủ”.

Ngoài ra, mấy năm trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng khiếu nại Công ty Xuất khẩu Vũ khí Quốc gia Nga, cho rằng một số súng trường tấn công AK-47 trang bị cho quân đội nước này có vấn đề về chất lượng, có thể đợi các chuyên gia Nga kiểm tra, lại phát hiện đây đều là một lô hàng nhái do Romania sản xuất, lừa gạt Quân đội Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới

Cùng với sự phát triển của Quân đội, Ấn Độ tập trung hơn vào đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ có 3 quân đoàn tấn công tinh nhuệ, Quân đoàn 1 nằm ở thành phố Mathura, bang Uttar, Quân đoàn 2 nằm ở Amubala, Quân đoàn 21 nằm ở Bhopal, thủ phủ bang Madhya, mỗi quân đoàn tổ chức ra 3-4 “cụm chiến đấu” cơ động cao độc lập, trang bị các xe tăng chủ lực T-90S, T-72M1, sau khi nhận lệnh có thể hoàn thành tập kết tấn công ở biên giới trong vòng 1 tuần.


http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ bộ binh miền núi Ấn Độ.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cam kết với Thủ tướng Manmohan Singh rằng: “Nguồn vốn thành lập lực lượng tấn công miền núi ở Panagar và xây dựng công sự ở dọc tuyến kiểm soát thực tế hơn 4.000 km tiếp giáp Trung Quốc đang được gom góp, không lâu nữa sẽ được phân bổ.

Ngoài việc Lục quân tiếp tục tăng cường đề phòng quân sự đối với Trung Quốc ở khu vực biên giới, Ấn Độ càng tìm cách “quyết đấu cao thấp” với Trung Quốc ở đại dương và trên bầu trời rộng lớn.

Theo “India Defence Online”, những năm gần đây, Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (có khu vực phòng thủ tiến sát eo biển Malacca) có tốc độ mở rộng rất nhanh, năm 2005 chỉ có 30 tàu chiến, hiện đã tăng tới 50 tàu chiến (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Trenton mua của Mỹ và tàu hộ tống tàng hình tự sản xuất INS Shivalik), chiếm khoảng 1/3 lực lượng Hải quân Ấn Độ.

Tờ “Tin vắn Trung Quốc” của Quỹ Jamestown Mỹ từng đăng bài viết của học giả Ấn Độ Kumar Singh cho rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc với các thành tựu to lớn đang trở thành “động lực to lớn” cho hành động có liên quan của Ấn Độ,

mặc dù New Delhi mua sắm vũ khí và các động thái của một quân đội mạnh thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng Ấn Độ hiểu rất rõ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quốc phòng-an ninh Ấn Độ, “trang bị quốc phòng của họ lại rất cũ kỹ, không thể đối đầu với các xung lực từ Trung Quốc đối với “biên giới Ấn Độ””.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu vận tải đổ bộ Trenton, do Mỹ chế tạo.


Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh cho biết, mặc dù hiện nay chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp cho hai nước thực hiện được hòa bình tương đối, nhưng vẫn không thể giải quyết được tình hình khó khăn về an ninh của Ấn Độ.

Do sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, cộng với việc xây dựng quân đội mạnh của bản thân vấp phải quá nhiều khó khăn, vì vậy ông kiến nghị New Delhi phải tránh xảy ra xung đột trực tiếp với Trung Quốc, tập trung vào “biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), xây dựng nhiều kênh tương tác và trao đổi hơn giữa hai nước Trung-Ấn.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

>> "Thế phong tỏa chí tử"


Ấn Độ đã thực hiện chiến lược kép đối với Trung Quốc: Lục quân bảo vệ biên giới phía bắc, Hải quân chốt chặn tuyến đường giao thông trên biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm.


Tờ “Business Standard” Ấn Độ ngày 28/2 đưa tin, theo các nhà phân tích quốc phòng, Ấn Độ đã thực hiện chiến lược kép đối với Trung Quốc:

Một mặt, triển khai Lục quân và Không quân bảo vệ biên giới trên bộ ở phía bắc, mặt khác sử dụng Hải quân Ấn Độ phong tỏa tàu thương mại và tàu quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Sân bay ven biển của Ấn Độ (đặc biệt là ở quần đảo Andaman Nicobar), kề sát các khu vực trọng yếu như eo biển Malacca và các eo biển khác ở Đông Nam Á, eo biển Hormuz ở Tây Á, có thể giúp Hải quân Ấn Độ tạo thành thế bao vây, phong tỏa chí tử đối với Trung Quốc.

Báo Ấn Độ viết, cùng ngày trang mạng báo “Tiên phong” Ấn Độ cho biết, để tăng cường sức mạnh trên biển, Ấn Độ đang mở rộng biên đội tàu ngầm hạt nhân của họ.

Thời gian hoạt động của tàu ngầm hạt nhân có thể vượt 3 tháng, hơn nữa không hề dễ dàng bị phát hiện, bởi vì động cơ của nó chỉ sinh ra một tín hiệu âm thanh tối thiểu, như vậy sẽ không bị máy bay và tàu thăm dò săn ngầm của kẻ thù phát hiện được.

Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân lớp “Kẻ hủy diệt” (Arihanta)

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Arihanta (Kẻ hủy diệt) do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.


Đối với vấn đề này, có nguồn tin cho biết, xét thấy sức mạnh trên biển ngày càng tăng cường của Trung Quốc, bao gồm không chỉ có tàu ngầm mà còn có kế hoạch chế tạo 2 tàu sân bay, các cơ quan quốc phòng Ấn Độ muốn áp dụng các biện pháp để làm giảm ưu thế của Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh không thể tạo ra mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của New Delhi ở Ấn Độ Dương và biển Ả-rập.

Việc tiếp tục chế tạo 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân kiểu mới không những sẽ mở rộng phạm vi chiến lược cho Hải quân Ấn Độ, mà sẽ còn giúp cho Ấn Độ bước vào liên minh hàng đầu gồm Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Anh – năm nước này đều sở hữu tàu ngầm hạt nhân tinh vi.

Báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết, trong bối cảnh lớn của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu hiện nay, tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt” là rất quan trọng.

Trong quá trình thiết kế tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Ấn Độ đã có được công nghệ riêng phát triển loại phương tiện máy móc phức tạp này.

Nhưng, mặc dù 3 năm trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã công khai thông tin về tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, song trên thực tế, trong kế hoạch của New Delhi, thời gian thiết kế và chế tạo tàu ngầm này đã hơn 15 năm, điểm này đã làm nổi rõ mức độ phức tạp của chương trình này.

Báo chí Ấn Độ viết, ngoài tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Hải quân Ấn Độ còn nhận được tàu ngầm hạt nhân Cheetah thuê của Nga từ tháng 1/2012, đồng thời sẽ đổi tên của nó thành Chakra.

Tàu ngầm này sẽ đến Ấn Độ vào cuối tháng 3/2012. Ấn Độ bỏ ra 2 tỷ USD, đã có được quyền sử dụng 10 năm chiếc tàu ngầm hạt nhân này. Đây là chiếc tàu ngầm thứ hai Ấn Độ thuê của Nga, chiếc thứ nhất được Ấn Độ thuê cũng trông 10 năm từ năm 1980.

Các nguồn tin tiết lộ, nó sẽ giúp rất nhiều cho Ấn Độ chế tạo, vận hành và duy trì 2 chiếc tàu ngầm mới, tránh xuất hiện tình hình kéo dài thời hạn và vượt chi tiêu theo kế hoạch mà các chương trình như này thường gặp.

Nhưng, nếu tàu chiến Trung Quốc có thể đi từ Bắc Cực vòng xuống Ấn Độ Dương, thì nó có thể đột phá sự phong tỏa trên biển của Ấn Độ, mà hiện nay toàn cầu ấm lên đã làm cho băng ở Bắc Cực tan ra, rất có thể mở ra tuyến đường hàng hải mới cho Trung Quốc.

Ngày 27/2, tại một cuộc hội thảo quốc tế ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại rằng: “Băng Bắc Cực tan ra sẽ có tác động địa chất, vùng biển “có thể hoạt động được” trên thế giới như chúng ta hiểu sẽ thay đổi. Đặc biệt là khu vực châu Á và Ấn Độ Dương, chúng ta có thể phải đánh giá lại khái niệm “tuyến đường giao thông quan trọng hiểm yếu””.

Báo Ấn Độ cho rằng, trong hơn 60 năm qua, nhiệt độ mùa đông ở Bắc Cực đã tăng từ 7 độ trở lên, làm cho lớp băng mỏng vào mùa hè dễ tan chảy hơn.

Trong mùa hè nóng bất thường năm 2007, mặt băng ở Bắc Cực đã giảm 1.000 km2.Theo dự báo mô phỏng khoa học tiên tiến năm 2007 của Liên minh Vật lý địa cầu Mỹ, mùa hè năm 2013 sẽ xuất hiện Bắc Cực không còn băng.

http://nghiadx.blogspot.com
Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.


Băng tan chảy đang mở ra hai tuyến đường biển ở Bắc Cực:

Một là tuyến đường biển tây bắc đi từ bắc Đại Tây Dương qua các hòn đảo phía bắc Canada đến bắc Thái Bình Dương. Tháng 9/2008, MV Camilla Desgagnes trở thành con tàu thương mại đầu tiên đi qua tuyến đường này, các thuyền viên báo cáo cho biết “không nhìn thấy một tảng băng nào”.

Hai là tuyến đường biển đông bắc Đại Tây Dương, có liên quan chặt chẽ tới Trung Quốc.Tuyến đường này từ bắc Đại Tây Dương, đi qua Nga đến bắc Thái Bình Dương, sau đó kéo dài xuống biển Đông.

Tuyến đường này không chỉ vượt qua được tất cả các trở ngại mà Ấn Độ thiết lập ở Ấn Độ Dương, mà còn có thể rút ngắn khoảng cách từ Bắc Âu tới Nhật Bản, rút ngắn khoảng trên 40%, rút ngắn từ 21.000 km xuống còn 12.000 km.

Trên thực tế, sự tan chảy băng ở Bắc Cực đang làm cho vận chuyển thương mại có sự thay đổi to lớn. Các công ty hải vận trên thế giới đã chế tạo gần 500 tàu lướt băng, ngoài ra còn đang đặt mua nhiều hơn.

Báo Ấn Độ dẫn bài viết trên tờ “Thời báo Tài chính” tháng 1/2008 của giáo sư Học viện Kinh tế London Robert Wade cho biết, Trung Quốc “gần đây rất quan tâm đến mối quan hệ với Iceland, hòn đảo nhỏ này nằm ở bắc Đại Tây Dương, nằm ở vị trí chiến lược, được biết có thể phát huy vai trò quan trọng trong vận tải trên biển trong tương lai.

Trung Quốc hy vọng bắt đầu vận chuyển container ở phía bắc, hơn nữa coi các cảng nước sâu của Iceland là cơ sở cảng biển tiềm năng”.

Trên thực tế, Trung Quốc đã nhận thức được ưu thế chiến lược và quân sự của tuyến đường thay thế vận chuyển thương mại. Họ đã thành lập Văn phòng khảo sát cực địa, thuộc Cục Hải dương Quốc gia, giám sát các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm cực địa.

Trung Quốc duy trì một tiền đồn gọi là trạm Hoàng Hà ở hòn đảo Spitsbergen của Na Uy.Trung Quốc đã mua của Ukraine tàu khảo sát cực địa Tuyết Long, sau đó bỏ ra 31 triệu nhân dân tệ để cải tạo, làm cho nó có thể thích hợp với hoạt động tại cực địa. Tàu Tuyết Long đã đến Bắc Cực tiến hành 4 lần nghiên cứu quy mô lớn, lần gần đây nhất là vào năm 2011.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu phá băng khảo sát cực địa Tuyết Long - Trung Quốc.


Báo Ấn Độ viết, vùng biển Bắc Cực tồn tại sự chồng chéo tuyên bố chủ quyền và xung đột rất lớn, cho nên sự hiện diện quân sự ở đó đang gia tăng.

Sau khi Liên Hợp Quốc từ chối tuyên bố chủ quyền của Nga đối với gần 500.000 m2 vùng biển ở Bắc Cực, điện Kremlin đã điều một tàu phá băng động cơ hạt nhân và hai tàu ngầm cắm cờ Nga ở đáy biển Bắc Cực.

Sau vài ngày, Nga điều biên đội máy bay ném bom chiến lược tuần tra trên Bắc Băng Dương, đây là lần đầu tiên Nga có động thái này sau Chiến tranh Lạnh.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Theo The Asian Age và Deccan Chronicle, Công ty liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình BrahMos, đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos


Nguồn tin xác nhận, Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua gồm 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Tuy nhiên, để bán tên lửa, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Ấn Độ.

Nguồn tin giấu tên cho biết, hiện nay phía Ấn Độ đang đàm phán không chính thức với Việt Nam và đề nghị chính thức chưa được đưa ra với Hà Nội. “Đang diễn ra cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin khẳng định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos phóng từ tàu chiến.


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Việc mua sắm tên lửa BrahMos sẽ nâng cao cơ bản khả năng chiến đấu và có ý nghĩa lớn đối với quân đội Việt Nam. “Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Đến nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa được xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù có một số nước đã tỏ ý muốn mua tên lửa này.

Theo Deccan Chronicle, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang nâng cao tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Quan hệ song phương Việt-Ấn đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam và thảo luận vấn đề đào tạo Hải quân Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Lâu nay, giới lãnh đạo và nghiên cứu chiến lược Ấn Độ vẫn suy tính việc tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam để đối trọng với liên minh Trung Quốc-Pakistan. Trong bài báo “Xin chào Việt Nam” (Good morning, ’Nam) đăng trên Deccan Chronicle ngày 7.7.2011, GS Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách, ở New Delhi đã viết rằng, “Chính phủ Ấn Độ nên phản ứng từ lâu trước việc Trung Quốc vũ trang tên lửa hạt nhân cho Pakistan bằng cách trang bị cho Việt Nam các tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu âm Brahmos mà tôi đã đề xuất trong 15 năm qua”.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Tàu ngầm hạt nhân Chakra - "thợ săn hạm" của Hải quân Ấn Độ


Tàu ngầm hạt nhân Chakra được Ấn Độ thuê của Nga được cho là không thua kém tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, là một “thợ săn chí tử”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra


Ngày 29/1, tờ “Daily Star” của Bangladesh đã đăng bài viết của cựu Đại sứ Bangladesh tại Trung Quốc Ashfaqur Rahman cho biết, cách đây không lâu, Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu ngầm hạt nhân Chakra (nguyên là tàu Cheetah).

Hải quân Ấn Độ bỏ ra số tiền gần 1 tỷ USD, thuê của Nga tàu ngầm hạt nhân lớp 8.000 tấn này, thời hạn thuê là 10 năm.

Tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gia nhập vào hạm đội 14 chiếc tàu ngầm cũ kỹ của Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm này sẽ trang bị tên lửa hành trình Club-S ngầm đối đất (do Nga chế tạo, có tầm phóng khoảng 300 m) và ngư lôi tiên tiến.

Tàu ngầm này sẽ triển khai ở cảng Vishakhapatnam, ven bờ vịnh Bangladesh.Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu ngầm hạt nhân Chakra “sẽ là thợ săn chí tử của tàu ngầm và tàu chiến đối phương”. Nó sẽ bảo vệ cho hạm đội Hải quân Ấn Độ.

Tính yên tĩnh của chiếc tàu này tiên tiến như tàu ngầm mới nhất của Mỹ, hơn nữa có thể lặn trong thời gian tương đối lâu.

Hiện nay, Ấn Độ trang bị nhiều loại vũ khí trang bị quân sự tiên tiến trên biển. Một nước theo đuổi hoà bình thế giới mà làm như vậy là không bình thường.

Nhưng, có chuyên gia phân tích cho rằng, đây là một phần trong những nỗ lực khu vực để ứng phó với bất cứ nước lớn thù địch nào, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong những nỗ lực khu vực này, các nước đã sớm hình thành liên minh “trục dân chủ”. Theo đó, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã hình thành một liên minh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra


Tháng 5/2011, Nhật Bản và Australia đã ký Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ tương hỗ (Acquisitionand Cross-Servicing Agreement, ACSA).

Thoả thuận này yêu cầu Nhật Bản và Australia cung cấp vật tư và dịch vụ cho nhau trong thời gian tập trận chung, giữ gìn hoà bình, viện trợ. Đây là thoả thuận thứ hai Nhật Bản ký với nước ngoài, sau khi đã ký với Mỹ.

Nhưng, trước đó, vào tháng 4/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản còn thăm Ấn Độ và tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Ấn lần thứ hai.

Hai bên đã đạt được đồng thuận về tập trận chung, đối thoại quân sự, giao lưu các cấp và các lĩnh vực.

Đồng thời, Mỹ đang tập trung xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trọng điểm quan tâm của Mỹ là các tuyến đường biển có vị trí quan trọng, hiểm yếu (yết hầu), đó là các eo biển hẹp và dài nối các tuyến đường biển trên thế giới.

Do rất nhiều dầu mỏ phải được vận chuyển qua những eo biển này, cho nên chúng có vai trò rất quan trọng đối với an ninh năng lượng toàn cầu.

Eo biển Hormuz ở vịnh Péc-xích và eo biển Malacca - nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đều thuộc tuyến đường biển quan trọng và hiểm yếu.

Đầu phía đông của eo biển Malacca nối với biển Đông, nơi Trung Quốc và một số nước ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Ở eo biển Hormuz, Mỹ đối mặt trực tiếp với Iran. Iran đã sẵn sàng, nếu Mỹ tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Iran do chương trình hạt nhân, Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz.

Vì vậy, tháng 10/2011, tại Hà Nội, khi tham gia Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đương nhiệm khi đó là Robert Gates đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa,

hai bên tái khẳng định hai nước Mỹ-Nhật sẽ dựa vào thoả thuận an ninh song phương để bảo vệ sự ổn định của biển Hoa Đông, ứng phó với tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật trên biển Hoa Đông.

Trong thời gian này, hai bên có thể đã nhắc tới khả năng tác chiến hiệp đồng giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Gần đây, quan hệ giữa Hải quân Ấn Độ và Australia được tăng cường vững chắc.

Australia coi Ấn Độ là “nước láng giềng kéo dài”. Tàu chiến hải quân hai nước đã thăm viếng lẫn nhau và ngày càng tổ chức thường xuyên các cuộc tập trận chung.

Về nguyên tắc, Australia đã đồng ý bán uranium cho Ấn Độ, đây là một bước ngoặt chính sách lớn.

Mỹ còn thông qua xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ. Tháng 10/2011, quân Mỹ và lực lượng miền núi Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận chung “Yudh Abhyas” ở phía nam dãy núi Himalayas.

Mỹ còn tổ chức tập trận chung thường niên “Malabar” với Ấn Độ. Đến nay, cuộc tập trận này đã gồm cả Canada, Australia, Nhật Bản và Singapore.

Năm 2007, cuộc tập trận “Malabar” được tổ chức tại vịnh Bangladesh rất gần với ven bờ Bangladesh, có 25 tàu chiến của 5 nước tham gia.

Vì vậy, một nước nghèo có dân số tới 700 triệu người lại tích cực mua sắm và thuê những loại vũ khí tiên tiến như tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gây sự chú ý của dư luận.

Đối với Ấn Độ, họ thiếu tài nguyên và không dùng để xoá nghèo, điều này là do Ấn Độ đang đối mặt với sự nổi loạn của chủ nghĩa phe phái, các cuộc tấn công khủng bố và khởi nghĩa vũ trang ở phía đông bắc, cần được Chính phủ New Delhi ưu tiên xem xét.

Trò chơi nước lớn cuốn vào Ấn Độ Dương có thể sẽ làm cho một số nước không quan tâm tới vấn đề chiến lược của New Delhi tồn tại bất đồng.

Trên thực tế, Ấn Độ trước hết cần tiếp xúc với Trung Quốc, nhanh chóng phân định tuyến đường biên giới phía bắc để tăng cường lòng tin, giảm thấp khả năng nổ ra xung đột tiềm tàng giữa hai nước.

Trong cuộc hội đàm lần thứ năm về biên giới Trung-Ấn gần đây, hai bên đã đạt đồng thuận trong việc xây dựng cơ chế tham vấn và điều phối công tác về vấn đề biên giới.

Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác hợp tác thương mại, nhưng hầu như không có biện pháp gì có thể xoá được cảm giác không tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.

Động thái gia nhập vào liên minh chống Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể tiếp tục làm xấu đi tình hình này.

Năm 2011, Ấn Độ đã đầu tư 36 tỷ USD cho lĩnh vực quân sự. Hiện nay, Ấn Độ đang nhanh chóng hiện đại hoá lực lượng vũ trang,

xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống vận chuyển hạt nhân. Nước này có kế hoạch đầu tư hơn 112 tỷ USD trước năm 2016, phát triển vũ khí trang bị tiên tiến.

Về việc ứng xử với một nước Ấn Độ như vậy, báo Bangladesh cho rằng, từ năm 2009 đến nay, Bangladesh luôn tổ chức tập trận chung với Ấn Độ.

Hai nước còn cùng kiểm tra chiến thuật khu vực chiến lược. Ấn Độ đang xem xét cung cấp trang bị quân sự cho Bangladesh. Điều đáng mỉa mai là, Bangladesh luôn mua vũ khí trang bị từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, việc tuần tra của Hải quân Ấn Độ đối với vùng biển sâu vẫn làm cho Bangladesh và các nước nhỏ quanh Ấn Độ Dương phải lo ngại về an ninh thương mại và vận chuyển năng lượng đường biển.

Họ lo ngại, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai sẽ xuất hiện một lực lượng quân sự tương tự như NATO (được hợp thành bởi Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) ngăn chặn Trung Quốc và các nước khác.

Động thái thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ đã báo trước sự phát triển tiềm tàng này. Đông Bì

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Tàu 3 thân của Mỹ bị sao chép


Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt tay thực hiện chương trình phát triển chiến hạm tương lai cho hải quân lấy ý tưởng từ thiết kế ba thân (Trimaran) của Mỹ.

Thiết kế được nói tới thuộc chiến hạm USS Independence (LCS 2).

Trimaran của Hải quân Ấn Độ

Các nhà thiết kế Ấn Độ đang làm việc để thiết kế một chiến hạm tương lai trong thời gian 10 năm tới, đó là một chiến hạm tàng hình với thiết kế ba thân, và họ thừa nhận việc lấy ý tưởng từ thiết kế của USS Independence.

Theo đó, chiếc Trimaran trong tương lai của Ấn Độ sẽ được thiết kế ưu tiên khả năng tàng hình. Do đó, các loại vũ khí chính như tên lửa, ngư lôi... sẽ được đưa vào trong thân tàu. Đồng thời, phần thân tàu được thiết kế tạo góc cạnh để giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar đối phương.

Ông KN Vaidyanathan, trưởng nhóm thiết kế dự án cho biết, ngoài việc giảm tiết diện mặt cắt radar, chiến hạm tương lai còn giảm các dao động sóng âm khi di chuyển dưới nước, đồng thời, giảm độ bộc lộ hồng ngoại và các tín hiệu khác.

Không chỉ vậy, chiến hạm Trimaran tương lai sẽ được trang bị radar đa chức năng và tất cả các ống phóng tên lửa thẳng đứng. Các ống phóng ngư lôi được bố trí ở bên trong của hai bên sườn tàu, giống như ở chiến hạm hộ tống Project 20380 của Hải quân Nga. Tàu còn mang được một trực thăng chống ngầm Kamov.

Ngoài ra, dựa vào thiết kế của tàu LCS 2 của Hải quân Mỹ, các nhà thiết kế Ấn Độ cũng đưa ra ý tưởng sẽ chế tạo chiến hạm tương lai của họ theo kiểu mô đun để có thể nhanh chóng thay đổi vai trò và nhiệm vụ cho con tàu.




Clip mô phỏng chiến hạm Trimaran tương lai của Hải quân Ấn Độ. "Siêu chiến hạm" ba thân Trung Quốc


Đối với Trung Quốc, họ cũng đã đưa ra ý tưởng thiết kế chiến hạm ba thân cho tương lai. Trong trường hợp này, USS Independence (LCS 2) của Hải quân Mỹ chính là ý tưởng để Hải quân Trung Quốc phát triển chiến hạm tương lai của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm USS Independence của Mỹ (trên) và hình mô phỏng chiến hạm LCS tương lai của Hải quân Trung Quốc (dưới).


Tuy nhiên, Trung Quốc lại đi theo một hướng phát triển khác với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc đã chế tạo thành công một chiến hạm dùng cho nhiệm vụ tuần duyên với kích cỡ nhỏ, mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc thử nghiệm, từ đó, họ sẽ tìm ra các phương án tối ưu cho thiết kế chiến hạm Trimaran thực thụ của mình trong tương lai.

Trong tháng 11/2011, Trung Quốc đã chạy thử nghiệm lần đầu tiên đối với chiến hạm này, và chuyến thử nghiệm được cho là đã thành công.

Đối với chiến hạm Trimaran tương lai mà Hải quân Trung Quốc đang phát triển, tất cả mới chỉ lộ diện về mặt hình ảnh mô phỏng, các chi tiết về hệ thống vũ khí của tàu chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, với tham vọng tăng cường sức mạnh Hải quân của mình, chiến hạm Trimaran của Trung Quốc chắc chắn sẽ được ưu tiên trang bị những loại vũ khí hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh chiến hạm Trimaran mới được Trung Quốc chế tạo thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần duyên ba thân của Trung Quốc trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 11/2011 vừa qua.


Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ cuối)



Nhanh hơn, mạnh hơn và hủy diệt không chỉ bằng sức công phá của thuốc nổ là những nét nổi bật trong quá trình nâng cấp hỏa lực vũ khí năm 2011.

Trước sự phát triển như vũ bão của các hệ thống phòng thủ, vũ khí tấn công hiện đại buộc phải chú trọng đến tốc độ mới giữ được ưu thế bất ngờ.

Cuộc đua vũ khí siêu âm

Vũ khí được báo chí nhắc đến nhiều trong năm 2011 là tên lửa siêu âm Brahmos do Ấn Độ - Nga hợp tác phát triển. Nguyên mẫu của Brahmos là tên lửa Yakhont, được thiết kể để diệt chiến hạm trong phạm vi 300 km. Ngày 28/11 vừa qua, Ấn Độ đã thử nghiệm Brahmos thành công với tốc độ lên tới Mach 6,5. Đây có thể coi là một bước tiến mới trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu âm.


Tên lửa Brahmos
Tên lửa Brahmos trên tàu chiến của Hải quân Ấn Độ.


Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu nâng tốc độ Brahmos lên Mach 7. Để làm được điều này, các nhà khoa học cần tập trung phát triển một số thành phần mới, ví dụ động cơ tên lửa có thể chịu được tốc độ và nhiệt độ cao. Với khối lượng lớn (khoảng 1 tấn) và tốc độ Mach 7 khủng khiếp, Brahmos sẽ là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, thách thức mọi hệ thống đánh chặn hiện có trên các tàu chiến. Ấn Độ có kế hoạch trang bị Brahmos cho máy bay SU-30MK-I của Nga. Những chuyến bay thử nghiệm sẽ được tiến hành vào đầu năm 2012.

Cũng trong xu hướng tăng tốc tấn công, Mỹ tiếp tục theo đuổi tham vọng “đòn tấn công nhanh toàn cầu”, vươn tới bất kì đâu thế giới trong thời gian nhanh nhất. Năm 2011, Mỹ thử nghiệm vũ khí HTV-2, có cấu trúc khí động học, công nghệ và nguyên liệu được cải tiến với khả năng chịu nhiệt cao. Bộ dẫn đường và hệ thống điều khiển của HTV-2 cũng được cải tiến.

HTV-2
HTV-2 - thử nghiệm thất bại của Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm, HTV-2 vấp phải 2 thất bại liên tiếp. Không nản lòng, Mỹ đã phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh AHW với thành công bước đầu vào giữa tháng 11/2011. Điều nguy hiểm của các “đòn tấn công nhanh” này là giúp Mỹ thoát khỏi sự lệ thuộc vào căn cứ quân sự ở nước ngoài. Đây là vấn đề mà Mỹ vẫn vướng khi triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa AMD.

“Sát thủ” đa năng

Vũ khí viba không còn xa lạ với mọi người. Quá trình nghiên cứu sóng viba như một loại vũ khí đầy tiềm năng cho nhiều kiểu chiến thuật, với nhiều mục đích từ phá hoại đến khủng bố đã được thực hiện nhiều năm nay. Tính năng chủ yếu của vũ khí sóng viba là có thể tấn công mọi mục tiêu, không chỉ phá hủy thiết bị điện tử mà còn phá hủy luôn cả vũ khí đó... Nó không chỉ tìm và tấn công mục tiêu trực diện một cách chính xác, mà còn có thể phá hủy hàng loạt các thiết bị điện tử của cả hệ thống đối phương.

Vũ khí sóng viba sử dụng được trong mọi điều kiện khí hậu dù trời nhiều mây, dù có bụi, có sương mù hay mưa. Những loại vũ khí được che chắn như xe bọc thép, hay nằm trong lòng đất cũng không thoát khỏi “sát thủ” vô cùng lợi hại. Với những bước tiến về công nghệ quốc phòng, vũ khí sóng viba giờ đây có thể được sử dụng trong đầu đạn nổ của tên lửa hành trình, trên máy bay không người lái hay được lắp đặt tại những trạm cố định.

Gần đây, tại Triển lãm Hàng không quốc tế Le Bourget (Pháp), hãng Raytheon của Mỹ còn giới thiệu loại tên lửa mới sử dụng sóng viba gây hại cho các thiết bị điện tử thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không, hệ thống thông tin liên lạc của các sở chỉ huy, các trung tâm do thám đặt tại khu đông dân cũng như các thiết bị cảm ứng trên máy bay của đối phương.

Ngoài Raytheon, Boeing cũng đang góp mặt vào “cuộc chơi” chế tạo vũ khí viba với việc thử nghiệm thành công tên lửa điện tử mang theo thiết bị phát sóng viba vào đầu năm 2011. Đồng hành cùng Mỹ trong lĩnh vực này, một số nước châu Âu đang ráo riết phát triển các loại tên lửa điện tử sử dụng sóng viba, như Anh với nghiên cứu chế tạo pháo viba, “hạ gục” hoàn toàn thiết bị điện tử đối phương bằng các xung bức xạ mạnh.

Nâng công suất chùm laser

Như một phần tất yếu của công nghệ lưỡng dụng, laser đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ quốc phòng. Thành quả hợp tác của 2 “đại gia” là Boeing và BAE System đã cho ra đời hệ thống laser chiến thuật Mk38 Mod 2 dùng trong Hải quân Mỹ. Hệ thống này là sự kết hợp giữa động lực học và khả năng định hướng năng lượng bằng cách kết hợp vũ khí laser năng lượng cao với hệ thống súng máy Mk38 được Hải quân Mỹ sử dụng từ trước đó.

Đây là khẩu pháo được điều khiển từ xa, sử dụng nòng M242 Bushmaster 25 mm với tầm bắn 2,5 km và tốc độ bắn là 168 lần/phút. Theo hãng Boeing, việc sử dụng vũ khí laser sẽ làm tăng độ chính xác khi ngắm bắn các thuyền nhỏ cũng như thiết bị trinh sát không người lái. Mức năng lượng có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào mục tiêu.

Súng Mk38 Mod 2
Súng Mk38 Mod 2 trên chiến hạm.


Đầu năm 2011, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Thí nghiệm quốc gia Los Alamos thông báo họ vừa chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị có khả năng tạo ra các hạt electron, dùng để ứng dụng cho những chùm laser có cường độ năng lượng cao. Thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc: vòi phun gửi một xung các hạt electron năng lượng cao qua máy gia tốc, các chùm tia được giải phóng từ đây có thể có bước sóng khác nhau trong khoảng thời gian dài.

Điều này cho phép các dòng tia được bắn ra không bị suy yếu khi đi qua không khí. Đây có thể coi là vũ khí hữu hiệu bởi những tàu chiến được trang bị loại vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa đang đến gần, bất chấp mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng có thể bắn liên tục, và thời gian giữa 2 lần bắn là cực ngắn, cho phép nó có thể ngắm bắn nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hiện tại, công suất của chùm laser điện tử mới chỉ là 14 kW. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách nâng công suất của chùm laser lên 100kW. Hải quân Mỹ hi vọng có thể sử dụng vũ khí này vào năm 2020. Vấn đề đặt ra là, với sức công phá mãnh liệt của loại vũ khí này, việc sử dụng nó cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ



Hiện nay, xu thế hợp tác quân sự giữa Mỹ và các đồng minh, giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực nhằm vào Trung Quốc đang gia tăng.

Gần đây, Nhật Bản có các động thái quân sự dồn dập, bên cạnh Nhật tổ chức tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam” trong nước từ ngày 29/10, Nhật Bản sẽ còn cùng với Hàn Quốc tổ chức tập trận chung “Quy mô chưa từng có” từ ngày 12/11 tới, ý đồ mà trang quân sự của Trung Quốc cho là "nhằm vào Trung Quốc rất rõ ràng".

Những tin tức mới nhất cho biết, ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận tổ chức tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2012, liên hợp “kiềm chế” hoạt động trên biển của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tập trận chung


Ngày 29/10, đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, từ ngày 29/10 – 9/11, lực lượng và trang bị của Sư đoàn 9 Hokkaido của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ được điều đến dải khu vực từ Kagoshima đến Okinawa, tiến hành tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam”. Được biết, đảo Điếu Ngư vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung-Nhật cũng thuộc phạm vi “các hòn đảo Tây Nam” này.

Ngoài ra, hơn 2.200 binh sĩ của lực lượng khu vực Kyushu và Sư đoàn 7 Hokkaido cũng sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở thao trường của Oita - Kyushu từ ngày 10 – 22/11/2011.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, số lực lượng này của Nhật Bản trước đây chủ yếu dùng để chống lại các mối đe dọa từ Liên Xô, hiện nay được chuyển đến Kyushu, rất có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Hơn nữa, báo chí Nhật Bản cũng cho rằng, ý nghĩa của cuộc tập trận lần này là đã giải thích cho nội dung “lực lượng phòng vệ các động thái” trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới”. Điều này có nghĩa là “lực lượng phòng vệ nền tảng” là nhằm vào Liên Xô, còn “lực lượng phòng vệ các động thái” là lấy Trung Quốc (nước “nhanh chóng uy hiếp Nhật Bản” trong những năm gần đây) làm mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản


Ngoài việc đẩy mạnh tập trận độc lập, Nhật Bản còn tích cực lôi kéo các nước xung quanh, tích cực sắp đặt kế hoạch tập trận.

Ngày 1/11, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, do các động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc có “khả năng xảy ra các tình huống bất trắc ngày càng lớn”, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận cứu viện chung ở vùng biển phía bắc Eo biển Tsushima từ ngày 12 – 13/11/2011, quy mô của cuộc tập trận này là chưa từng có, quân số tham gia lên tới khoảng 1.000 người.

Đối với vấn đề này, có nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, Mỹ yêu cầu “quan hệ quốc phòng Nhật-Hàn cần quá độ sang giai đoạn ứng phó với các mối đe dọa quân sự, đồng thời thực hiện được bước nhảy về chất”.


http://nghiadx.blogspot.com
Những hòn đảo ở hướng Tây Nam của Nhật Bản đang đứng trước sức ép to lớn về quân sự từ Trung Quốc


Ngoài ra, khi tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 29/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải từ biển Đông đến Eo biển Malacca cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời hai nước Nhật-Ấn đạt được nhất trí về tổ chức tập trận chung ở biển Đông trong thời gian tới.

Tờ “Nikkei” cho rằng, hợp tác phòng vệ đối với “Tuyến đường giao thông trên biển” giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc, nước đang hoạt động tấp nập ở trên biển. Hãng Kyodo cùng cho rằng, tập trận chung giữa Nhật-Ấn có ý nghĩa “kiềm chế Trung Quốc” rất lớn.

Ngày 2/11, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, để tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước, trong cuộc hội đàm cùng ngày giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, hai bên đã đạt được thỏa thuận tiến hành tập trận chung lần đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào năm 2012.

Trong hội đàm, Yasuo Ichikawa nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Hai nước còn có kế hoạch thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với Lục quân, Không quân Ấn Độ.

Hãng tin Kyodo bình luận, trong tình hình các hoạt động trên biển của Trung Quốc “ngày càng tấp nập”, Nhật Bản hy vọng tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang hết sức lo ngại các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Để đáp trả, tàu chiến nước này đã tích cực hiện diện ở biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong năm nay


Có chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận chung trên biển sắp được tổ chức giữa Nhật-Ấn thực sự là sự đột phá lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự hai nước, hai bên đều đặt không ít kỳ vọng và đều hiểu rõ ý đồ chiến lược thực sự của nó.


>> 4 lĩnh vực hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ



Theo The Hindu của Ấn Độ hôm 9/11 cho biết, Việt Nam đang đề nghị Ấn Độ trợ giúp về quân sự, trong đó tập trung chủ yếu là lĩnh vực Hải quân.

Nguồn tin cho biết, trong chuyến sang thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 11-15/10, hai bên đã thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị Ấn Độ giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực.

Cụ thể, Thứ nhất, Việt Nam đề nghị phía Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Thứ hai, Việt Nam bày tỏ mong muốn Ấn Độ đào tạo cho phi công lái các máy bay Su-30.

Thứ ba, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao cho một số tàu chiến cỡ trung bình.

Sau cùng là thỏa thuận cung cấp các tên lửa hành trình tiên tiến BrahMos.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa 4 lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ.


Nguồn tin cũng cho biết, phía Ấn Độ đã thể hiện thái độ "tích cực" đối với việc đào tạo các phi công lái máy bay Sukhoi cho Không quân Việt Nam. Ấn Độ từng đào tạo phi công lái máy bay Su-30MKM cho Malaysia.

Đặc biệt, Ấn Độ đang xem xét về đề nghị của Việt Nam để chuyển giao các tàu chiến cỡ trung bình, trọng tải từ 1.000 - 1.500 tấn cho Hải quân Việt Nam và nâng cấp cảng Nha Trang, có vị trí ở gần Vịnh Cam Ranh.


Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Ấn Độ tập trận chung dày đặc với 16 nước



Trong năm 2011 - 2012, Ấn Độ dự kiến tổ chức tập trận chung với 16 nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giành lấy lợi ích địa-chính trị quan trọng...


Ngày 29/9, mạng “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tổ chức tập trận chung với quân đội của 16 nước bạn bè.

Từ mỗi năm chỉ có vài lần tập trận chung (cách đây 10 năm) cho đến nay, quân đội Ấn Độ thực sự đã tăng cường mối quan hệ với quân đội các nước. Quân đội Ấn Độ (với 1,13 triệu quân) sẽ tiến hành 16 cuộc tập trận chung với quân đội các nước bạn bè trong năm 2011 – 2012.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Ấn Độ liên tiếp tập trận với các nước để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trong hình là lực lượng biên phòng của Ấn Độ đang tuần tra biên giới


Các cuộc tập trận dày đặc là một phần của biện pháp ngoại giao có hiệu quả, nhằm tăng cường quan hệ chiến lược chung giữa Ấn Độ với “các nước láng giềng trực tiếp”, “các nước láng giềng chiến lược” và “các nước quan trọng” xa xôi, cũng như tăng cường hợp tác giữa quân đội Ấn Độ với quân đội các nước.

Báo Trung Quốc viết: "Các quan chức quân đội Ấn Độ cho rằng, từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan đến Bangladesh, Myanmar, Nepal, Maldives, Seychelles, Singapore, Indonesia và Thái Lan, phản ứng “rất nhiệt tình”".


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Ấn Độ


Một quan chức cao cấp nói: “Quân đội các nước khác rất sẵn sàng cùng tập trận với chúng tôi, bởi vì trong 60 năm qua, chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm tác chiến ứng phó với các loại xung đột. Một trong những lĩnh vực quan tâm chính của tập trận là tiến hành chống khủng bố, chống bạo loạn ở các khu vực xa xôi, khu vực ngoại ô và ở đô thị”.

Cùng với sự gia tăng của mối đe dọa khủng bố, rất nhiều khu vực lớn trên thế giới đã bị ảnh hưởng, tình hình này xảy ra không hề nằm ngoài dự kiến. Nhiều năm qua, quân đội Ấn Độ đã ứng phó với bạo loạn và chủ nghĩa khủng bố, đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong việc ứng phó với chủ nghĩa khủng bố, giải quyết “chiến tranh bán thông thường” và các “hành động xung đột mật độ thấp”.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ mới tham gia tập trận với Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ Salisbury/Anh. Trong hình là biên đội máy bay chiến đấu Typhoon của không quân Anh


Tất nhiên, quân đội Ấn Độ cũng có tổ chức chuyên nghiệp, như trường học về chống bạo loạn và chiến tranh trong rừng, trường chiến tranh ở miền núi cao. Trường thứ nhất nằm ở Wayilungete, bang Mizoram, Ấn Độ, các học viên được học về chiến tranh du kích. Trường thứ hai nằm ở Jammu và Kashmir, các học viên được giảng dạy về khoa mục chiến tranh miền núi và chiến tranh khu vực tuyết rơi cũng như chiến tranh mùa đông.

Trong khi 200 binh sĩ Ấn Độ gần đây tham gia vào cuộc tập trận với các binh sĩ Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ gần Salisbury, thì New Delhi cũng vừa cử một lực lượng khác đến Mông Cổ tham gia tập trận chống khủng bố. Tiếp theo, các binh sĩ Pháp sẽ cùng quân đội Ấn Độ tham gia cuộc tập trận mang tên “Sức mạnh” tại Ấn Độ từ ngày 9 – 22/10/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ


Đương nhiên, những cuộc tập trận này nhằm xây dựng “cây cầu”, phù hợp với lợi ích địa-chính trị lớn hơn của Ấn Độ. Chẳng hạn, Ấn Độ luôn cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với các nước Trung Á. Không lâu nữa sẽ cùng Kyrgyzstan tổ chức tập trận chung lực lượng đặc nhiệm, đây là một phần của chính sách trên.

Một quan chức khác cho biết: “Trong vài tháng tiếp theo sẽ sắp xếp tập trận chung với các Myanmar, Indonesia, Nepal và Bangladesh. Ví dụ, cuộc tập trận với Myanmar sẽ tiến hành ở trường chống bạo loạn và chiến tranh du kích. Sau khi đã tổ chức 2 cuộc tập trận với Mỹ vào đầu năm nay, trong thời gian tới sẽ sắp xếp tiến hành một cuộc tập trận tại Ấn Độ”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 4/2011, hải quân Mỹ và Ấn Độ đã có cuộc tập trận chung mang tên "Malabar-2011" ở Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia của 9 tàu chiến, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của hải quân Mỹ


Ông nói thêm: “Những cuộc tập trận này đã xây dựng được lòng tin lẫn nhau, niềm tin và tính hiệp đồng. Các binh sĩ của chúng tôi cũng học được rất nhiều từ quân đội các nước khác, đồng thời đã nâng cao được khả năng hợp tác với quân đội các nước khác dưới ngọn cờ của Liên Hợp Quốc”.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Hải quân Ấn Độ không thua kém Hải quân Trung Quốc



Mặc dù Ấn Độ không hy vọng có thể ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng mục tiêu xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh là không thay đổi.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 26/9 đưa tin, để tranh giành “không gian chiến lược” với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và các vùng biển khác, Ấn Độ hiện đang “chậm rãi nhưng kiên định” xây dựng một lực lượng hải quân cho mình trong tương lai. Bài báo đã nêu ra quy mô hiện có của hạm đội hải quân Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 14 tàu ngầm thông thường, trong đó 10 chiếc Kilo 877 và 4 chiếc 209 đã lạc hậu rất lớn về trình độ công nghệ.


Theo bài báo, muốn xây dựng một lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích địa-chính trị của Ấn Độ từ eo biển Hormuz tới eo biển Malacca, chi phí cho nó hoàn toàn không phải là nhỏ, cũng không thể hoàn thành một sớm một chiều.

Ngân sách cho thấy, việc mua sắm đang được tiến hành gồm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay hàng hải, cộng với các dự án cụ thể trong quá trình vận chuyển sẽ tốn 3.000 tỷ rupee.

Sau khi tàu tiếp tế viễn dương thứ 2 mua của Italia chính thức đi vào hoạt động ngày 24/9, quy mô tàu chiến của hải quân Ấn Độ đã lên đến 132 chiếc, trong đó bao gồm hơn 50 chiếc “tàu chiến chủ yếu” và 14 chiếc tàu ngầm đang ngày càng lão hóa.

Nhưng số lượng này sẽ giảm đi trong vài tháng tới do phải “nghỉ hưu” vì lão hóa. Trong khi đó, Trung Quốc lại sở hữu gần 100 tàu chiến chủ yếu, hơn 60 tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ


Mặc dù Ấn Độ không thể hy vọng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho thấy, hải quân Ấn Độ đã đặt mua 46 chiếc tàu chiến ở trong nước, đồng thời còn có tàu sân bay INS Vikramaditya và tàu hộ tống lớp Talwar do Nga chế tạo.

Tin cho biết, các loại vũ khí trang bị gồm 2 tàu sân bay, 6 tàu ngầm, 7 tàu khu trục tên lửa, 4 tàu tuần dương tác chiến săn ngầm, 9 tàu tuần tra xa bờ hải quân và 8 tàu đổ bộ có tổng trị giá trên 1.000 tỷ rupee.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Talwar của Ấn Độ do Nga chế tạo


Ngoài ra, hải quân Ấn Độ còn tăng cường máy bay tiêm kích trang bị cho tàu sân bay, máy bay tuần tra trên biển, máy bay trực thăng đa năng và máy bay do thám không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Quần đảo Andaman - khu vực có giá trị chiến lược đối với Ấn Độ


Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Tìm hiểu khu trục hạm Kolkata của Ấn Độ



Với nỗ lực xây dựng và phát triển một lực lượng Hải quân hùng mạnh, Ấn Độ đã chi mạnh tay cho hải quân.



Thiết kế vượt trội, hệ thống điện tử tiên tiến, hệ thống vũ khí uy lực, tàu khu trục lớp Kolkata là một chuẩn mực mới của Hải quân Ấn Độ.

Với nỗ lực xây dựng và phát triển một lực lượng Hải quân hùng mạnh, Ấn Độ đã chi mạnh tay cho hải quân nước này. Trong đó có kế hoạch đóng mới các tàu khu trục nhằm xây dựng nhóm tác chiến tàu sân bay INS Vikramaditya trong tương lai.


http://nghiadx.blogspot.com
Project-15A có thiết kế rất hiện đại, tiêu biểu cho xu hướng tàng hình đang thịnh hành trên thế giới. Tàu khu trục lớp Kolkata có chiều dài là 163 mét, rộng 17,4 mét, tải trọng tiêu chuẩn 600 tấn.


Trong số các tàu khu trục đang được đóng mới cho Hải quân Ấn Độ cả trong nước và cả nước ngoài, tàu khu trục lớp Kolkata được đánh giá là tiêu biểu nhất. Không chỉ là đại diện cho sức mạnh tác chiến mà còn là biểu tượng cho sự lớn mạnh không ngừng của công nghiệp đóng tàu chiến Ấn Độ.

Tàu khu trục lớp Kolkata được phát triển và đóng mới tại Mazagon, một trong những nhà máy đóng tàu lâu đời nhất Ấn Độ.

Hiện tại, có 3 tàu khu trục lớp Kolkata đang được đóng mới tại nhà máy đóng tàu này. Chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đưa vào trang bị trong năm 2012.

Thiết kế

Tàu khu trục lớp Kolkata hay còn gọi là Project 15A, thuộc loại tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển. Kolkata có thiết kế khí động học theo xu hướng tàng hình đang thịnh hành trên thế giới. Tàu có thân hình mượt mà và bắt mắt.

Project-15A được phát triển trên cơ sở của tàu khu trục lớp Delhi, tuy nhiên toàn bộ công nghệ được áp dụng cho tàu khu trục lớp Kolkata đều ở một đẳng cấp cao hơn nhiều so với thế hệ trước đó.

Toàn bộ các hệ thống vũ khí chính của tàu đều được thiết kế nằm bên trong thân tàu để tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Hai ống xả của động cơ được bố trí cách xa nhau để làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại.


http://nghiadx.blogspot.com
3 tàu khu trục lớp Kolkata đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Mazagon.


Tàu có kiểu bố trí tháp ăng ten tương tự như tàu khu trục phòng không Type-45 của Anh, nhưng cột ăng ten thấp hơn. Đỉnh của tháp ăng ten trang bị một radar quét mạng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn.

Hệ thống điện tử

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị các hệ thống điện tử hàng hải thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống radar quét mạng pha điện tử EL/M-2248 MF-STAR.

Đây là loại radar được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay, cung cấp các hình ảnh chất lượng cao và hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại và tương lai.

Kết hợp các công nghệ tiên tiến và hệ thống cấu trúc mạnh mẽ, radar EL/M-2248 sử dụng nhiều chùm tia và xung Doppler kỹ thuật số khác nhau, cũng như các kỹ thuật đối phó điện tử (ECCM) mạnh mẽ. Nhanh chóng phát hiện các mục tiêu trong môi trường lộn xộn, phức tạp và môi trường gây nhiễu nặng.

Radar EL/M-2248 có khả năng hoạt động với nhiều chức năng cùng lúc, cung cấp các hình ảnh giám sát mục tiêu chất lượng cao, hỗ trợ vũ khí tấn công trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ nhóm chiến đấu trước nhiều mối đe dọa khác nhau.

Radar hoạt động ở băng tần S, phát hiện các mục tiêu bay cao ở cự ly 250km và các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở cự ly 25km.

Radar này do IAI của Israel phát triển riêng cho Ấn Độ, hoàn toàn tương thích với chương trình phát triển tên lửa đánh chặn ADD.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar giám sát và kiểm soát mục tiêu và cảnh báo mối đe dọa từ tên lửa EL/M-2238.

Radar giám sát các mục tiêu phía sau BEL RAWL-02 do Thales của Pháp chế tạo, hệ thống sonar BEL Nagin. Hệ thống chiến tranh điện tử Deseaver MK II do Elbit Systems sản xuất. Hệ thống dữ liệu chiến đấu đa mục tiêu EMCCA Mk4.

Vũ khí

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống vũ khí mạnh với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Về khả năng chống hạm, tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng với 16 tên lửa chống hạm PJ-10 BrahMos.

Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300km. BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người cho bất kỳ tàu chiến nào.

Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm.

8 ống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 200km. 48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12km.

Bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.

Ngoài ra, phải kể tới pháo chính loại A-190E cỡ 100mm, hai hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi kép 533mm.

Ban đầu tàu khu trục lớp Kolkata dự định trang bị 4 hệ thống pháo bắn nhanh AK-630 của Nga cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy khả năng đánh chặn thành công của pháo không cao lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng tàng hình. Các nhà thiết kế đả chuyển sang sử dụng tên lửa đánh chặn thay cho pháo bắn nhanh.

Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa đủ chỗ cho 2 trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống ngầm.

Hệ thống động lực

Tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng hệ thống đẩy kết hợp tuabin-tuabin khí COGAG, với hai động cơ tuabin khí M36E, với công suất mỗi động cơ là 64.000 mã lực. Kết hợp với 4 động cơ tuabin khí DT59. Hệ thống truyền động 2 hộp số RG-54, hai máy phát điện diesel công suất 9900 mã lực.

Hệ thống động lực này có ưu điểm là không cần sử dụng các động cơ tuabin khí có công suất quá lớn, giúp tiết kiệm không gian và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu so với các tàu sử dụng hệ thống đẩy kết hợp Diesel-tuabin khí.

Hệ thống đẩy này cung cấp tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ, tương đương tương với 56km/giờ. Tầm hoạt động của tàu khu trục này vẫn chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia quân sự phán đoán tàu có hành trình dự trữ khoảng 5.000-6.000 dặm.

>> Ấn Độ tăng cường tên lửa và tàu ngầm để đối phó Trung Quốc



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


Trung Quốc nâng cao khả năng tên lửa và chế tạo tàu sân bay, tăng cường để mắt tới Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng tìm cách đối phó.

Gần đây, báo chí Ấn Độ nói nhiều đến “mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”, và coi đó là lý do để tăng cường quân bị.

Báo chí Ấn Độ cho rằng, để ứng phó với tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa, dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trước năm 2014.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công do hải quân Ấn Độ thuê của Nga vừa chạy thử trên biển, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2011. Ấn Độ có ý đồ không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, ứng phó với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai.
Mối đe dọa từ tên lửa và tàu sân bay Trung Quốc

Tờ “Commercial banner” Ấn Độ mới đây dẫn lời báo cáo mới của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ cho biết, đến nay quân đội Trung Quốc đã dùng tên lửa hạt nhân tốt nhất, mới nhất nhằm vào Ấn Độ.

Đó là tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21, sử dụng nhiên liệu rắn, có đầu đạn hạt nhân 250.000 tấn, có thể san bằng phần lớn các khu vực của Thủ đô New Delhi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc


Trước đó, Trung Quốc luôn dùng tên lửa cũ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng là Đông Phong-3 để đối phó Ấn Độ.

Đồng thời, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Chander cho biết, mức độ chính xác phức tạp của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quyết định ở tầm phóng của tên lửa đối phương.

Tầm phòng càng xa, tốc độ bay càng nhanh, độ khó để dò tìm và bắn rơi nó càng lớn. Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm phóng tới hàng nghìn km, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các hành động quân sự trên cơ sở tàu sân bay, đe dọa khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ

Ngoài ra, mạng New Delhi TV cho biết, hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu gián điệp Trung Quốc giả danh tàu cá kéo lưới ở gần quần đảo Andaman, trên tàu có đến 22 phòng thí nghiệm. Khi phát hiện ra con tàu, nó đã hoạt động ở vùng biển này khoảng 22 ngày.

Một bản báo cáo của Đài Truyền hình New Delhi gửi lên chính phủ Ấn Độ cho rằng, chiếc tàu Trung Quốc đang vẽ bản đồ Ấn Độ Dương và thu thập các dữ liệu biển sâu quan trọng. Cơ quan an ninh Ấn Độ dự đoán, tàu cá kéo lưới rất có khả năng đang theo dõi vụ thử tên lửa của Ấn Độ và thu thập dữ liệu về tên lửa.

Hải quân Ấn Độ còn dự đoán, đến năm 2017 Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến dịch quân sự dựa trên cơ sở tàu sân bay, thu thập dữ liệu ở Ấn Độ Dương chính là đi theo hướng này. Một khi hạm đội chiến đấu tàu sân bay làm tốt công tác chuẩn bị cho việc triển khai các hành động quân sự, thì khu vực Ấn Độ Dương có khả năng trở thành một trong những khu vực chủ yếu được Trung Quốc quan tâm.

Hải quân Ấn Độ cho rằng, hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn gây bất lợi cho Ấn Độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ.

Ấn Độ tăng cường phòng thủ tên lửa và lực lượng tàu ngầm

Trong 3 năm tới, Ấn Độ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ các thành phố như New Delhi tránh được sự tấn công của tên lửa hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ. Tên lửa PAD có tầm với đánh chặn tới 50 - 80 km


Hệ thống phức tạp này được mệnh danh là hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo, nó luôn được xây dựng từ năm 1999 đến nay, được hợp thành bởi tên lửa PAD, tên lửa AAD và thiết bị dẫn đường. Trong đó, độ cao đánh chặn của tên lửa PAD được xác định là 50-80 km, độ cao đánh chặn của tên lửa AAD là 30 km trở xuống. Để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công, 2 loại tên lửa này có thể “tiếp sức đánh chặn” cùng một mục tiêu.

Để đánh chặn tên lửa có tầm phóng xa hơn, Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn siêu tốc, chức năng của nó gần tương tự như “hệ thống phòng thủ trên cao khu vực tác chiến” của Lục quân Mỹ, chủ yếu đối phó với tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm phóng khoảng 5.000 km, điều này đòi hỏi tên lửa đánh chặn phải có khả năng bay hơn 5 lần tốc độ siêu âm, và phạm vi do thám của radar cảnh báo sớm cũng cần mở rộng ra ngoài 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn AAD của Ấn Độ, độ cao đánh chặn tối đa 30 km


Ngoài ra, tờ “Business Standard” dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển tương lai với Trung Quốc hoặc Pakistan, Ấn Độ muốn giành được “quyền kiểm soát trên biển” thì phải phong tỏa tàu chiến của đối phương trong cảng biển của họ, chặn đứng vận tải trên biển của quân đội đối phương và ngăn chặn tàu thương mại tiếp tế cho những nước này.

Hiện nay, mặc dù hải quân Ấn Độ có đến 140 tàu chiến trên mặt nước (tàu nổi), nhưng thiếu lực lượng trên không và trong không gian. Vì vậy, trọng điểm của hải quân Ấn Độ là xây dựng khả năng ngăn chặn trên biển, tức là thông qua triển khai tàu ngầm và thủy lôi để ngăn chặn đối thủ giành lấy “quyền kiểm soát biển”.


Đ
http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga


Nhưng sức chiến đấu của lực lượng tàu ngầm rất kém, chỉ có 14 tàu ngầm diesel và chỉ có 7 – 8 chiếc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển bất cứ lúc nào. Còn Trung Quốc có ít nhất 53 tàu ngầm thông thường và 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, Pakistan cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 11 chiếc, trong đó 9 chiếc không phụ thuộc vào hệ thống đẩy khí.

Shukla cho biết, với khát vọng “khả năng vươn ra đại dương”, hải quân Ấn Độ chắc chắn phải giành lấy “quyền kiểm soát trên biển” và khả năng ngăn chặn tiếp theo ở những vùng biển nào đó như cứ điểm quan trọng chiến lược từ biển Đông tới Ấn Độ Dương. Điều này Ấn Độ ít nhất cần triển khai 24 tàu ngầm thông thường ở vùng biển ven bờ, và ít nhất có 5 hoặc 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển tầm xa lâu dài.

http://nghiadx.blogspot.com
Năm 2010, tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên lớp INS Arihant của Ấn Độ hạ thủy, năm 2012 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã bắt đầu chế tạo chiếc INS Arihant thứ hai.


Trong thời gian tới, hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp INS Arihant và 6 tàu ngầm động cơ thông thường theo kế hoạch 75I.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang