Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lekiu

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lekiu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lekiu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á



“Kỷ lục” chiến hạm lớn nhất hoạt động ở khu vực Đông Nam Á thuộc về hai khinh hạm lớp Knox biên chế trong Hải quân Thái Lan. 

Lớp tàu Knox là loại tàu khinh hạm thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm, phòng thủ bờ biển và bảo vệ các tàu thương mại.

Knox bắt đầu được Mỹ chế tạo từ năm 1965, đã có khoảng 46 chiếc được đóng. Hầu hết chúng đều đã bị loại ra khỏi thành phần trang bị hải quân Mỹ. Một số chiếc được bán ra nước ngoài, và đã có hai chiếc “lọt vào tay” hải quân Thái Lan.

Tàu chiến lớp Knox có chiều dài 134 mét, lượng choán nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 240 người. Nếu so với các chiến hạm chủ lực trong khu vực Đông Nam Á như: Formidable (Singapore), Lekiu (Malaysia), Gepard 3.9 (Việt Nam), Van Speijk (Indonesia), Nakhodam Ragam (Brunei)… thì không có một lớp tàu nào có lượng choán nước ngang tầm Knox. Nên có thể coi, Knox là chiến hạm lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.




Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok thuộc lớp tàu Knox của hải quân Thái Lan.


Hai chiến hạm Knox của Thái Lan mang tên: HTMS Phutthaloetla Naphalai (mua năm 1993), HTMS Phutthayotfa Chulalok (mua năm 1999).

Trước khi chuyển giao, hai chiếc tàu này đều trải qua đợt đại tu nâng cấp, thay đổi vũ khí theo yêu cầu của phía Thái Lan. Cả hai tàu đều hoạt động tích cực trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Hệ thống vũ khí


Khinh hạm Knox được thiết kế cho nhiệm vụ săn ngầm nên đầu tiên phải kể đến là hệ thống vũ khí săn ngầm.

Knox trang bị 8 tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC, loại vũ khí này được quân đội Mỹ phát triển vào những năm 1950. Tên lửa ASROC dài 4,5m, đường kính 422mm. ASROC không mang đầu đạn thuốc nổ thông thường mà nó mang ngư lôi Mark 46 hoặc bom phá tàu ngầm. ASROC trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn 22km, tốc độ hành trình cận âm.



Khinh hạm Phutthayotfa Chulaok (số hiệu 461) và Phutthaloetla Naphalai (số hiệu 462) neo đậu tại cảng. Ngay sau tháp pháo là cụm ống phóng tên lửa chống ngầm ASROC.


Khi chiến hạm, máy bay tuần tra, trực thăng chống ngầm phát hiện tàu ngầm đối phương bằng hệ thống định vị siêu âm hoặc cảm biến thì sẽ chuyển tọa độ mục tiêu tới tàu chiến trang bị hệ thống ASROC. Chiến hạm sẽ bắn tên lửa ASROC mang ngư lôi chống ngầm hoặc bom phá tàu ngầm hướng tới mục tiêu. Ở một vị trí định sẵn trên quỹ đạo đường bay, ngư lôi sẽ tách khỏi tên lửa và rơi xuống biển bằng dù hãm, việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa âm thanh khi rơi xuống nước.

Thông thường, các tàu chiến lớp Knox do hải quân Mỹ đóng đều trang bị ngư lôi Mark 46. Tuy nhiên, khi được chuyển giao cho Hải quân Thái Lan thì Knox sử dụng ngư lôi chống ngầm Mark 44 (tầm bắn 5,4km).



Cận cảnh tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon.


Knox trang bị hỏa lực chống hạm tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon (4 quả), tên lửa lắp hai động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay chính), sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay, tốc độ tên lửa 864km/h, tầm bắn 124km.



Tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx “phun lửa”.


Knox của Hải quân Thái Lan trang bị tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (Close – in wepon system – CIWS) Phalanx. Tổ hợp Phalanx lắp pháo M61 6 nòng cỡ 20mm, tốc độ bắn 4.500 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 3,6km. Phalanx sử dụng cho nhiệm vụ phòng không hoặc đánh chặn tên lửa chống hạm.



Pháo hạm 127mm khai hỏa.


Boong trước Knox lắp pháo hạm hiện đại Mark 45 cỡ 127mm dùng để chống hạm, phòng không và pháo kích bờ biển hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ. Pháo có tầm bắn khoảng 24km. Pháo kết hợp với hệ thống kiểm soát hỏa lực AN/SPG-53.

Hệ thống điện tử


Khinh hạm lớp Knox lắp đặt radar tìm kiếm trên không tầm xa AN/SPS-40B, radar tìm kiếm trên biển AN/SPS-67, hệ thống định vị thủy âm lắp trên thân tàu SQS-26CX, hệ thống định vị thủy âm kéo rê theo phía sau tàu SQR-18.

Ngoài ra, còn có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 kết hợp thiết bị phóng mồi bẫy Mk36. Số lượng bệ phóng tùy thuộc vào kích cỡ của tàu.

Động cơ
Knox trang bị động cơ tuabin hơi nước cho phép đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50km/h).

Trực thăng
Ở đuôi tàu có sàn đỗ trực thăng và nhà chứa, các tàu lớp Knox trong hải quân Mỹ đều dùng trực thăng săn ngầm SH-2. Tuy nhiên, với hải quân Thái Lan có thể họ trang bị trực thăng khác.



Trực thăng hạng nhẹ hạ cánh trên boong tàu khinh hạm Phutthayotfa Chlaok.


Ngoài sở hữu kỷ lục chiến hạm lớn nhất Đông Nam Á, Thái Lan còn “giành kỷ lục” là quốc gia đầu tiên và duy nhất có hàng không mẫu hạm ở Đông Nam Á. 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Khinh hạm La Fayette
Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.






Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.

Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.


Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)
Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.


Khinh hạm Giang Hồ-III.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.

Khinh hạm Gepard 3.9
Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.


Khinh hạm Gepard 3.9.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku
Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.


Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.

(bdv news)

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> Hải quân Malaysia: Ba loại chiến hạm chủ lực



Không chịu kém cạnh hải quân các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia..., gần đây, Malaysia tăng cường hiện đại hóa hải quân bằng một loạt hợp đồng mua khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm.

Khu trục hạm lớp Lekiu

 Lekiu là chiến hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Hải quân Malaysia, được đóng tại nhà máy Yarrow (Glasgow, Anh) theo thiết kế tiêu chuẩn khu trục hạm hạng nhẹ F2000.

Khu trục hạm Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, chiều dài 106 mét, chiều rộng 12,75 m. Hệ thống động lực của tàu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 8.000 km. Thủy thủ đoàn của tàu là 146 người (18 sĩ quan).





Khu trục hạm hạng nhẹ lớp Lekiu của hải quân Malaysia

Lekiu trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn MM-40 Block II Exocet. MM-40 mang đầu đạn phá-mảnh nặng 165 kg, tốc độ hành trình 0,9M, tầm bắn 70 km. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính (INS), giai đoạn cuối sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tên lửa MM - 40 Exocet rời bệ phóng (minh họa)

Vũ khí phòng không của Lekiu gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Seawolf tầm bắn 6 km của hãng MBDA, dùng để đối phó với các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu siêu âm và tên lửa hành trình. Tên lửa Seawolf đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (16 ống). Sau khi phóng, tên lửa bay tới mục tiêu với tốc độ 2,5M.


Tên lửa đối không Seawolf phóng thẳng đứng

Ngoài ra, trên tàu còn bố trí 2 pháo phòng không 30 mm, tầm bắn 10 km, tốc độ bắn 650 phát/phút; pháo hạm Bofors 57 mm, tầm bắn 17 km.

Lekiu còn lắp một cụm cơ cấu phóng lôi chống ngầm 324 mm.

Boong tàu phía sau bố trí một khoang chứa trực thăng và sân đáp cho trực thăng chống ngầm Lynx của hãng AgustaWestland.

Lekiu được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu Nautis F, tương tự loại sử dụng trên tàu hộ tống Nakhoda Ragam của Brunei cùng các loại radar tìm kiếm, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị.

Nhìn chung, xét hệ thống chiến đấu thì Lekiu thua kém các khu trục hạm của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Hệ thống tên lửa chống hạm MM-40 Exocet chỉ có tầm bắn 70km, kém xa các hệ thống RGM-84 Harpoon (140 km) và Kh-35 Uran (135 km), thường được trang bị cho các tàu chiến chủ lực như Formidable, Gepard...

Tàu hộ tống Laksamana

Năm 1981, chính phủ Iraq ký hợp đồng với Fincantieri mua 6 tàu tên lửa Assad. Tuy nhiên, tàu Assad không được chuyển giao sau khi có lệnh cấm vận quốc tế áp đặt với Iraq (năm 1991). Năm 1995, Malaysia ký hợp đồng mua lại 4 chiếc Assad và đặt tên mới là Laksamana. Từ 1997-1999, công việc chuyển giao số tàu này hoàn tất.


Tàu hộ tống lớp Laksamana

Lớp Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark2/Toseo. Tên lửa lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh 210kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, tầm bắn hiệu quả 150km. Laksamana sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Albatros trang bị tên lửa đối không Aspide để phòng chống máy bay và tên lửa diệt hạm. Aspide được dẫn đường bằng radar bán chủ động, tầm bắn 15km.


Tên lửa chống hạm Otomat rời bệ phóng

Trên tàu Laksamana bố trí 2 pháo tháp: 1 pháo Oto Melara 76 mm ở phía boong trước và 1 pháo Oto Melara 40 mm ở boong sau. Cả 2 pháo đều có khả năng tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, trên đất liền và phòng không.
Để hỗ trợ chống ngầm, chống hạm, tàu còn được trang bị thêm 2 cụm cơ cấu phóng lôi ILAS-3 của Whitehead Alenia để phóng ngư lôi chống tàu ngầm A244/S lắp hệ dẫn hỗn hợp chủ động-thụ động, tầm bắn 7 km.

Hệ thống điện tử của tàu gồm: radar sục sạo trên không-trên biển RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống đối phó điện tử (radar đánh chặn INS-3, radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị siêu âm ASO 94-41.

Hộ tống hạm lớp Laksamana có tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.300 km.


Ở đuôi tàu Laksamana có bố trí 6 ống phóng tên lửa chống hạm Otomat và pháo tháp 40 mm

Tàu ngầm tiến công Scorpene

Tháng 6/2002, chính phủ Malaysia kí với DCNS của Pháp hợp đồng mua hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene. Chiếc đầu tiên mang tên KD Tunku Abdul Rahman hạ thủy năm 2007. Tháng 9/2009, Scorpene chuyển giao cho hải quân Malaysia.


Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Malaysia

Tùy từng biến thể, Scorpene có chiều dài 66-76m, lượng giãn nước 1.500-2.000 tấn. Thân tàu làm bằng vật liệu thép ứng suất đặc biệt có độ giãn nở cao cho phép tàu lặn sâu, phần mũi tàu thiết kế mang hình dáng giống mũi cá ngừ có tác dụng giảm tiếng ồn phát ra khi lặn.

Thủy thủ đoàn của Scorpene gồm 31 người. Bên trong tàu phân thành các phòng điều khiển, phòng nghỉ ngơi của thủy thủ và phòng cách âm. Tất cả các phòng đều lắp điều hòa nhiệt độ cùng hệ thống bảo đảm sinh hoạt, cho phép thủy thủ đoàn tồn tại trong 7 ngày liên tục.

Scorpene trang bị hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại SUBTICS và các hệ thống sonar dưới nước.

Tàu ngầm Scorpene được lắp 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở mũi tàu (với cơ số 18 ngư lôi hạng nặng Black Shark) và tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm SM-39 Exocet.

SM-39 là tên lửa chống hạm tầm ngắn do Pháp phát triển từ năm 1975. Trên tàu ngầm, SM-39 được đặt trong contenơ, phóng từ ống phóng lôi 533 mm. Khi thoát ly mặt nước, SM-39 tách khỏi contenơ ở độ cao 30 m và bay tới mục tiêu.


Contenơ chứa tên lửa SM-39 thoát khỏi mặt nước

SM-39 sử dụng hệ dẫn quán tính (INS) và đầu tìm radar chủ động giai đoạn cuối, mang đầu đạn 165 kg, tầm bắn 50 km.
Scorpene được trang bị động cơ diesel-điện, hệ thống động cơ không cần không khí (AIP). Tầm hoạt động khi chạy nổi khoảng 12.000 km (tốc độ 8 hải lý/h), chạy ngầm 1.000 km (tốc độ 5 hải lý/h), lặn sâu tối đa 300m, thời gian hoạt động trên biển trung bình 50 ngày. Chiếc tàu Scorpene thứ hai được hạ thủy và đang trong giai đoạn thử nghiệm.


(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang