Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị xa lánh, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí . Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều. >>Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng' >> Khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương. Tại sao Trung Quốc luôn bị thế giới oán ghét? Trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị xa lánh, thậm chí bị người khác 'hận'. Lý do tại sao? Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho thế giới tránh xa như vậy? Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí Trung Quốc còn rất nhiều thứ phải lo hơn là đi tranh giành lãnh thổ các quốc gia khác? Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ? Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được. Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ Chúng ta ngày ngày đều muốn bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ. Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có. Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom và họ chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận. Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), Trung Quốc cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm. Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù. Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có. Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề. Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao. Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức Trung Quốc đang quá ngạo mạn... Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được. Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không. Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng? Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ. Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào? Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này. Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không. Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi". Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"? Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, 'vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không'? Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi". Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không "hận" Trung Quốc được chăng? (Nguồn :: Báo Phụ Nữ) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bao vây Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bao vây Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
>> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh?
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012
>> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ?
Petrovietnam vừa tổ chức họp báo yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu sai trái. >> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi" Bản đồ cho thấy 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đặc biệt, các lô này "phủ kín" khu vực phía trước Vịnh Cam Ranh, nơi có quân cảng nước sâu chiến lược của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Chiều 27/6, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Đỗ Văn Hậu đã họp báo về việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tại cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu thông báo từ ngày 23/6/2012, mạng tiếng Trung và tiếng Anh của CNOOC đã công bố mời thầu 09 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài, với tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38km 2. Qua kiểm tra tọa độ do phía Trung Quốc công bố, các lô này nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Petrovietnam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay. Ông Đỗ Văn Hậu khẳng định: CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm tr ong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Tổng giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh Petrovietnam cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Petrovietnam luôn coi tr ọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc và coi trọng hợp tác hữu nghị với CNOOC. Trên thực tế, Petrovietnam và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác tr ong lĩnh vực dầu khí. Petrovietnam hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng Petrovietnam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như đối với các đối tác nước ngoài khác. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Petrovietnam đã có giao thiệp gì với CNOOC về sự việc này, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết việc làm này của CNOOC không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà còn vi phạm thoả thuận giữa CNOOC và PVN. Petrovietnam sẽ sớm có văn bản phản đối chính thức gửi tới lãnh đạo CNOOC về việc này. Về câu hỏi liên quan đến hoạt động hợp tác giữa Petrovietnam và các đối tác tại 9 lô dầu khí này và các điều kiện mà các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết hiện Tập đoàn đã có hợp tác với Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) tại Lô 128; Tập đoàn Gazprom (Nga) tại các Lô từ 129 đến 133; Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) tại các Lô từ 156 đến 158 và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP -đơn vị thành viên của Petrovietnam) tại các Lô 148, 149. Ngoài các điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, các công ty nước ngoài hợp tác với Petrovietnam phải đảm bảo về kinh nghiệm và nguồn lực cho các hoạt động dầu khí, đặc biệt là phải tuyệt đối tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; phù hợp với Luật pháp Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển. Trả lời câu hỏi của phóng viên về ảnh hưởng của hành động này của CNOOC đối với các hoạt động dầu khí của PVN và các đối tác, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định khu vực 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu là khu vực hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam và các đối tác sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của Việt Nam và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động này triển khai thuận lợi. Ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp." Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí thuộc VN Nhiều học giả quốc tế khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ngày 27/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc đã được ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: Vietnam+. Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau đó, ông Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại. Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định. Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp. Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước. Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức. Các học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp... Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tham dự và phát biểu. |
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
>> Trung Quốc là đối tượng chiến lược quân sự của Australia
Chiến lược quân sự của Australia chuyển hướng tập trung về phía tây bắc, với mục đích bảo vệ khu vực biển nhiều dầu mỏ và chuẩn bị sẵn nếu phải đối đầu với Trung Quốc. Bộ trưởng bộ quốc phòng Australia Stephen Smith đã tuyên bố kế hoạch đánh giá lại học thuyết quân sự và cho biết những nguy cơ mới sẽ quyết định khí tài quân sự mà quốc gia này sẽ mua. Theo tờ Herald của New Zealand, Australia đang mua máy bay chiến đấu, tầu đổ bộ tấn công cỡ lớn. “Tất cả những nguy cơ và đe dọa an ninh đều đến từ phía bắc, khi mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương cũng đang tăng lên. Trong Thế chiến thứ 2, chúng tôi xếp Townsvill, Cairns, Darwin và Perth là phòng tuyến thứ hai. Nhưng điều đó không còn phù hợp trong hiện tại”, ông Smith phát biểu. Một trong những mục đích quan trọng nhất của quân đội Australia hiện nay là bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên ở bờ biển phía tây bắc và chống khủng bố tại biển Timor. Dự kiến, Australia sẽ đầu tư 245 tỷ USD để khai thác trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ này. Vùng biển phía tây bắc của Australia chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt. Nhiệm vụ lớn tiếp theo là giám sát sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc. Bởi gần đây, nước này có thái độ bành trướng và áp đặt đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa, khiến cho giới chức quân sự Australia lo lắng, nguồn tin thông báo. Những hành động gây hấn của Trung Quốc khiến các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Malaysia, Bruinei, Philippine sẽ được lưu ý trong quá trình đánh giá lại chiến lược quân sự của Australia. [Vitinfo news] |
Nhãn:
Bao vây Trung Quốc,
Châu Á – Thái Bình Dương,
Quần đảo Trường Sa,
Quân đội Australia,
Quân đội Trung Quốc,
Stephen Smith,
Thủ tướng Australia Julia Gillard
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011
>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại? Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường. Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này: Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi. Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ. Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian. Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu. Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả. Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”. Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc. Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc. Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”. Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản. Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc. Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này. Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó. Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp. Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)