Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8


Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào top 8 tàu ngầm mạnh nhất thế giới do các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng.

Hãng thông tấn vũ khí Nga Arms-expo vừa thực hiện bảng xếp hạng danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại nhất trên thế giới, trong đó, các chuyên gia quân sự Nga đã so sánh hiệu quả của các tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa đạn đạo chiến lược của tất cả các cường quốc quân sự.

Sau khi đánh giá và xếp hạng, các loại tàu ngầm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí quan trọng.

Trong danh sách 8 loại tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất thế giới của 6 quốc gia, Mỹ vẫn là cường quốc số 1, trong khi đó, dù đứng ở vị trí số hai, nhưng Hải quân Nga lại có tới 3 đại diện tàu ngầm.

Điều bất ngờ nhất, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Type-094 của Hải quân Trung Quốc đã được đánh giá khá cao và lọt vào vị trí số 7.


http://nghiadx.blogspot.com
Điểm xếp hạng các tàu ngầm SSBN do các chuyên gia Nga.
Các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng các tàu ngầm này dựa trên 4 tiêu chí cơ bản, bao gồm:

Sức mạnh tấn công của tất cả các vũ khí trên tàu (số lượng đầu đạn, tầm bắn cực đại của tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác tấn công mục tiêu).

Cấu trúc, các chỉ số hoàn hảo khi hoạt động (lượng giãn nước, các thông số về kích thước, hiệu suất, độ bền)

Độ tin cậy (thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian giữa các loạt bắn liên tiếp, xác suất phóng thành công tên lửa, xác suất hỏng của hệ thống trên tàu).

Hiệu suất hoạt động (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước, mức độ tự động hóa khi vận hành và khả năng hoạt động dài ngày).

Trước năm 1991, Ấn Độ tuy không tự chế tạo được tàu ngầm hạt nhân nhưng họ đã thuê của Liên Xô loại tàu ngầm tên lửa đa năng Project 670, riêng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của họ, tàu INS Arihant vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chế tạo.

Vị trí của các tàu ngầm

Kết quả trong danh sách các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mạnh nhất đã không có bất ngờ với sự chiếm lĩnh ngôi vị số một thuộc về loại tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, đạt tổng số điểm 49,4.

Sau Mỹ là Nga với 3 đại diện tàu ngầm là tàu ngầm lớp Dolphin thuộc Project 667BDRM (NATO gọi là tàu ngầm lớp Delta IV) với tổng điểm 47,7.

Tàu ngầm Project 941, lớp Akula (định danh NATO là Typhoon) đạt 47,1 điểm và tàu ngầm Project 955 Borey đạt 41,7 điểm. Cả ba tàu ngầm này của Nga lần lượt xếp vị trí từ 2 đến 4.

Xếp thứ năm là tàu ngầm lớp Vanguard của Anh với 35,9 điểm. Tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp đứng thứ sáu (33,4 điểm).

Đặc biệt, tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào vị trí thứ 7 với tổng 30,1 điểm, số điểm này của Type-094 bỏ xa tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ xếp thứ 8 (17,7 điểm).

http://nghiadx.blogspot.com
Ohio vẫn luôn được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân số 1 thế giới.


Tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ luôn được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2002 tới nay.

Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m.

Tàu được biên chế 14 - 15 sỹ quan và 140 thủy thủ. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m.

Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5.

Tàu ngầm xếp hạng 2, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM có tốc độ di chuyển khi nổi là 14 hải lý/h và khi lặn là 24 hải lý/h (thấp hơn so với Ohio), tàu có thể hoạt động ở độ sâu 400 m, và độ sâu giới hạn là 650 m, khả năng hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 90 ngày, thủy thủ đoàn 140 người, lượng giãn nước khi nổi là 11.740 tấn, khi lặn 18.200 tấn, chiều dài 167,4 m, rộng 11,7 m và cao 8,8 m.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Project 677BDRM của Hải quân Nga.


Tàu ngầm Project 667BDRM được trang bị kết hợp 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW, 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực, 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW, 2 động cơ Diesel công suất 460 kW. Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 16 tên lửa đạn đạo R-29RM.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type-094) hiện vẫn đang là tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 133 m, lượng choán nước khi nổi 8.000 tấn, khi lặn 9.000 tấn. Các đặc điểm khác vẫn chưa được công bố.

Vũ khí tấn công chủ lực của tàu là 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km cùng với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

>> Nga ồ ạt sản xuất tàu ngầm tấn công khủng



Việc giao tàu ngầm hạt nhân tấn công đa mục tiêu lớp Graney đầu tiên cho Hải quân Nga bị hoãn lại cho tới cuối năm 2012 do phải tiến hành thêm các thử nghiệm hệ thốgn vũ khí. Xưởng đóng tàu Sevmash thông báo.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa mục tiêu lớp Graney


Việc xây dựng tàu ngầm Severodvinsk được tiến hành từ năm 1993, tại xưởng Sevmash ở thành phố Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga đã bị kéo dài do các vấn đề tài chính.
Nó đã được hạ thủy vào tháng 6 năm ngoái và trải qua hai đợt chạy thử trên biển.

Ông Andrei Dyachkov - Tổng giám đốc của Sevmash cho biết: "Việc bàn giao con tàu cho Bộ Quốc phòng bị hoãn lại cho tới năm sau".

Ông Dyachkov nói thêm, việc thử nghiệm vũ khí của con tàu đòi hỏi phải thử nghiệm thêm ít nhất trong 6 tháng trong năm 2012.

"Con tàu đã hoạt động tốt [trong suốt các kỳ thử nghiệm trước] và sẽ được bàn giao lại vào cuối năm 2012".

Các tàu ngầm hạt nhân lớp Graney được thiết kế để phóng các loại tên lửa tầm xa khác nhau (khoảng 5000km cho tới hơn 8000km), với các đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân, và kết hợp hiệu quả với các tàu ngầm, các tàu chiến trên mặt biển và các mục tiêu trên mặt đất.

Vũ khí trên tàu bao gồm 24 tên lửa và 8 ngư lôi, cùng với mìn và các tên lửa chống tàu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Yury Dolgorukiy thuộc lớp Borey trong đợt chạy thử trên biển

Trong khi đó, việc xây dựng thêm tàu ngầm lớp Graney thứ hai là tàu Kazan tại Sevmash cũng đang tiến hành theo đúng tiến độ.
Tàu Kazan sẽ có nhiều trang thiết bị và vũ khí tối tân hơn là tàu Severodvinsk và có thể được coi là tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Graney-M được hiện đại hóa.

Ông Dyachkov nói rằng xưởng Sevmash có thể bắt đầu sản xuất một loạt các tàu tấn công lớp Graney-M tối tân vào năm 2012 theo mọt hợp đồng gần đây giữa Bộ Quốc phòng Nga và Liên minh đóng tàu Nga.

Cùng lúc, Nga cũng sẽ xây dựng các tàu ngầm trang bị hạt nhân chiến lược lớp Borey-A được hiện đại hóa.

Bốn con tàu thế hệ Borey sẽ hợp thành một hạm đội tàu ngầm chiến lược hiện đại của Nga. Nga cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm 8 tàu ngầm lớp Borey và Borey-A vào năm 2020.

Các quan chức ngành đóng tàu không nói rõ sự khác biệt giữa tàu ngầm lớp Borey và Borey-A là gì, nhưng theo một số nguồn tin từ giới quân sự Nga, việc hiện đại hóa sẽ bao gồm các thay đổi về mặt cấu trúc chính và lắp đặt thêm 4 ống phóng tên lửa.

Một tàu ngầm chiến lược lớp Borey dài 170m, đường kính thân là 13m, đoàn thủy thủ vào gồm 107 người, trong đó có 55 sĩ quan, có khả năng lặn sâu dưới 450m. Tàu có thể mang theo trên 16 tên lửa đạn đào với các đa đầu đạn.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Mỗi năm Trung Quốc triển khai thêm ít nhất 2 chiếc tàu ngầm



Trong 16 năm qua, hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm, và đến nay sơ hữu trên 60 tàu ngầm tấn công và họ chưa dừng lại.

Ngày 6/9, tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ đăng bài viết cho rằng, do ngân sách chi phí quân sự của Mỹ đối mặt với khả năng cắt giảm, vì vậy điểm yếu về vũ khí của Mỹ trong tương lai ngày càng lớn, hơn nữa khoảng cách so với Trung Quốc cũng sẽ ngày càng là mối lo ngại. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, trong 16 năm qua, Trung Quốc bình quân mỗi năm triển khai hơn 2 tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân 094 của hải quân Trung Quốc

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg từng cho biết, thực lực quân sự và đòi hỏi chủ quyền không ngừng tăng lên của Trung Quốc ở biển Đông làm cho Washington và các đồng minh đã nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc.

Trên thực tế, người chỉ ra điểm này không chỉ có một mình Steinberg. Các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ cũng từng bày tỏ sự lo ngại tương tự.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã từng bày tỏ sự lo ngại đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ông nói, quân sự của Trung Quốc “rõ ràng có tiềm lực làm cho khả năng của chúng ta rơi vào nguy hiểm… Chúng ta cần phải có phản ứng thích hợp trong chương trình quân sự của chúng ta”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc


Cuối tháng 6/2010, khi nói về quân sự Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen nói: “Tính tò mò của tôi đã biến thành mối quan tâm thực sự”.

Mạng tin quân sự của Trung Quốc viết rằng: "Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng từng đề cập đến vấn đề này. Để đáp trả các hoạt động của Trung Quốc gây phiền phức cho tàu thuyền của Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và Philippinese, tại Hà Nội năm 2010, Hillary đã tuyên bố: Mỹ “có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, khai thông biển quốc tế ở châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông"".

Đây là sức ép bằng con đường ngoại giao của Mỹ để nói cho Trung Quốc biết rằng, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tích cực ở biển Đông, kiên trì quản lý quốc tế, bảo đảm chắc chắn cho các đồng minh châu Á của Mỹ có khả năng đối phó với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á


Tổ chức nghiên cứu 2049 U.S. Think Tank gần đây cho rằng, vấn đề lớn nhất được phóng viên kiêm nhà văn Traub đặt ra là: Làm theo đề nghị của Robert Gates và Hillary Clinton (tức là phản ứng bằng chương trình quân sự của Mỹ, bảo đảm tự do hàng hải và mở ra con đường giành lấy nguồn tài nguyên trên biển ở châu Á) sẽ phải trả giá đắt.

Quả thực, những chi tiêu dốc sức cho an ninh quốc gia là rất đắt. Nhưng, lịch sử trước đây (trước sự kiện Trân Châu Cảng, trước chiến tranh Triều Tiên) cho thấy, khi đối mặt với mối đe dọa mới, sự yếu kém về quân sự sẽ phải trả giá cao hơn, bao gồm sinh mạng và tài sản.

Cụ thể, hiện nay Mỹ có 284 tàu chiến, trong khi đó hải quân Mỹ cần 328 chiếc trong thời gian tới, nhưng Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết mục tiêu này khó đạt được. Về tàu ngầm tấn công hạt nhân, hải quân Mỹ có sức ép lớn hơn, họ cần 48 tàu ngầm. Nhưng, nếu kế hoạch chế tạo tàu chiến 30 năm của hải quân Mỹ không có ngân sách đặc biệt, số lượng chế tạo tàu ngầm chắc chắn sẽ giảm mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc hiện có hơn 60 tàu ngầm, nhưng họ không muốn dừng lại.


Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng mua tàu ngầm. Trong 16 năm qua, hàng năm hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 chiếc tàu ngầm. Đến nay, hạm đội của họ có hơn 60 tàu ngầm tấn công và họ còn muốn có nhiều hơn.

Hơn nữa, khác với việc Mỹ phân tán các hạm đội ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tàu ngầm của Trung Quốc đều được triển khai ở Đông Á và Đông Nam Á.

Đồng thời, theo đánh giá của không quân Mỹ, trong mấy năm tới, Mỹ sẽ thiếu đến 800 máy bay. Cùng thời gian, hải quân và thủy quân lục chiến của Mỹ cũng sẽ thiếu 200 máy bay chiến đấu. Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng chế tạo máy bay chiến đấu, đặc biệt là đã cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đang đối mặt với cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng, còn Trung Quốc không ngừng nghiên cứu phát triển vũ khí tiên tiến mới như máy bay tàng hình J-20, tên lửa diệt tàu sân bay Đông Phong-21D


Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên chính phủ Obama bản báo cáo về sự thiếu hụt vũ khí, trong khi đó Quốc hội lại có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng lên đến 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Sự cắt giảm mạnh này khiến cho các kế hoạch đầu tư hiện nay của Bộ Quốc phòng không thể thực hiện được.

Nếu kế hoạch cắt giảm mới được thực hiện thì trong tương lai quân Mỹ sẽ rơi vào nguy hiểm trong tất cả các hệ thống (như máy bay ném bom mới. hệ thống không gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tàu sân bay).

Những người ủng hộ cắt giảm chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ trả lời câu hỏi dưới đây: Kế hoạch của Mỹ và sự phân phối nguồn lực chiến lược không thỏa đáng, sẽ làm cho họ phải trả giá thế nào? Cam kết nào mà Mỹ không thể thực hiện được và sẽ làm thế nào? Đài Loan? Nhật Bản? vấn đề Biển Đông? Mỹ làm sao mới có thể cắt nhượng châu Á cho Trung Quốc?

Mỹ có thể làm được điều này không trong tình hình không kích động chạy đua vũ khí hạt nhân? Là một quốc gia, nếu Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới có thể bước vào con đường thương mại của châu Á, thì Mỹ có thể phồn vinh, thịnh vượng được không?


Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Ấn Độ tăng cường tên lửa và tàu ngầm để đối phó Trung Quốc



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


Trung Quốc nâng cao khả năng tên lửa và chế tạo tàu sân bay, tăng cường để mắt tới Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng tìm cách đối phó.

Gần đây, báo chí Ấn Độ nói nhiều đến “mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”, và coi đó là lý do để tăng cường quân bị.

Báo chí Ấn Độ cho rằng, để ứng phó với tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa, dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trước năm 2014.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công do hải quân Ấn Độ thuê của Nga vừa chạy thử trên biển, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2011. Ấn Độ có ý đồ không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, ứng phó với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai.
Mối đe dọa từ tên lửa và tàu sân bay Trung Quốc

Tờ “Commercial banner” Ấn Độ mới đây dẫn lời báo cáo mới của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ cho biết, đến nay quân đội Trung Quốc đã dùng tên lửa hạt nhân tốt nhất, mới nhất nhằm vào Ấn Độ.

Đó là tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21, sử dụng nhiên liệu rắn, có đầu đạn hạt nhân 250.000 tấn, có thể san bằng phần lớn các khu vực của Thủ đô New Delhi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc


Trước đó, Trung Quốc luôn dùng tên lửa cũ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng là Đông Phong-3 để đối phó Ấn Độ.

Đồng thời, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Chander cho biết, mức độ chính xác phức tạp của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quyết định ở tầm phóng của tên lửa đối phương.

Tầm phòng càng xa, tốc độ bay càng nhanh, độ khó để dò tìm và bắn rơi nó càng lớn. Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm phóng tới hàng nghìn km, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các hành động quân sự trên cơ sở tàu sân bay, đe dọa khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ

Ngoài ra, mạng New Delhi TV cho biết, hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu gián điệp Trung Quốc giả danh tàu cá kéo lưới ở gần quần đảo Andaman, trên tàu có đến 22 phòng thí nghiệm. Khi phát hiện ra con tàu, nó đã hoạt động ở vùng biển này khoảng 22 ngày.

Một bản báo cáo của Đài Truyền hình New Delhi gửi lên chính phủ Ấn Độ cho rằng, chiếc tàu Trung Quốc đang vẽ bản đồ Ấn Độ Dương và thu thập các dữ liệu biển sâu quan trọng. Cơ quan an ninh Ấn Độ dự đoán, tàu cá kéo lưới rất có khả năng đang theo dõi vụ thử tên lửa của Ấn Độ và thu thập dữ liệu về tên lửa.

Hải quân Ấn Độ còn dự đoán, đến năm 2017 Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến dịch quân sự dựa trên cơ sở tàu sân bay, thu thập dữ liệu ở Ấn Độ Dương chính là đi theo hướng này. Một khi hạm đội chiến đấu tàu sân bay làm tốt công tác chuẩn bị cho việc triển khai các hành động quân sự, thì khu vực Ấn Độ Dương có khả năng trở thành một trong những khu vực chủ yếu được Trung Quốc quan tâm.

Hải quân Ấn Độ cho rằng, hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn gây bất lợi cho Ấn Độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ.

Ấn Độ tăng cường phòng thủ tên lửa và lực lượng tàu ngầm

Trong 3 năm tới, Ấn Độ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ các thành phố như New Delhi tránh được sự tấn công của tên lửa hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ. Tên lửa PAD có tầm với đánh chặn tới 50 - 80 km


Hệ thống phức tạp này được mệnh danh là hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo, nó luôn được xây dựng từ năm 1999 đến nay, được hợp thành bởi tên lửa PAD, tên lửa AAD và thiết bị dẫn đường. Trong đó, độ cao đánh chặn của tên lửa PAD được xác định là 50-80 km, độ cao đánh chặn của tên lửa AAD là 30 km trở xuống. Để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công, 2 loại tên lửa này có thể “tiếp sức đánh chặn” cùng một mục tiêu.

Để đánh chặn tên lửa có tầm phóng xa hơn, Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn siêu tốc, chức năng của nó gần tương tự như “hệ thống phòng thủ trên cao khu vực tác chiến” của Lục quân Mỹ, chủ yếu đối phó với tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm phóng khoảng 5.000 km, điều này đòi hỏi tên lửa đánh chặn phải có khả năng bay hơn 5 lần tốc độ siêu âm, và phạm vi do thám của radar cảnh báo sớm cũng cần mở rộng ra ngoài 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn AAD của Ấn Độ, độ cao đánh chặn tối đa 30 km


Ngoài ra, tờ “Business Standard” dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển tương lai với Trung Quốc hoặc Pakistan, Ấn Độ muốn giành được “quyền kiểm soát trên biển” thì phải phong tỏa tàu chiến của đối phương trong cảng biển của họ, chặn đứng vận tải trên biển của quân đội đối phương và ngăn chặn tàu thương mại tiếp tế cho những nước này.

Hiện nay, mặc dù hải quân Ấn Độ có đến 140 tàu chiến trên mặt nước (tàu nổi), nhưng thiếu lực lượng trên không và trong không gian. Vì vậy, trọng điểm của hải quân Ấn Độ là xây dựng khả năng ngăn chặn trên biển, tức là thông qua triển khai tàu ngầm và thủy lôi để ngăn chặn đối thủ giành lấy “quyền kiểm soát biển”.


Đ
http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga


Nhưng sức chiến đấu của lực lượng tàu ngầm rất kém, chỉ có 14 tàu ngầm diesel và chỉ có 7 – 8 chiếc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển bất cứ lúc nào. Còn Trung Quốc có ít nhất 53 tàu ngầm thông thường và 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, Pakistan cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 11 chiếc, trong đó 9 chiếc không phụ thuộc vào hệ thống đẩy khí.

Shukla cho biết, với khát vọng “khả năng vươn ra đại dương”, hải quân Ấn Độ chắc chắn phải giành lấy “quyền kiểm soát trên biển” và khả năng ngăn chặn tiếp theo ở những vùng biển nào đó như cứ điểm quan trọng chiến lược từ biển Đông tới Ấn Độ Dương. Điều này Ấn Độ ít nhất cần triển khai 24 tàu ngầm thông thường ở vùng biển ven bờ, và ít nhất có 5 hoặc 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển tầm xa lâu dài.

http://nghiadx.blogspot.com
Năm 2010, tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên lớp INS Arihant của Ấn Độ hạ thủy, năm 2012 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã bắt đầu chế tạo chiếc INS Arihant thứ hai.


Trong thời gian tới, hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp INS Arihant và 6 tàu ngầm động cơ thông thường theo kế hoạch 75I.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

>> Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc



Hoàn thành tham vọng nguyên tử, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân cho riêng mình.

Dưới đây là một số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc:


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 091 (lớp Hán).


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 093 (lớp Tống).



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân Type 092 (lớp Hạ) trang bị tên lửa đạn đạo Cự Lãng-1.



http://nghiadx.blogspot.com

Quang cảnh nạp đạn tên lửa Cự Lãng 1 lên tàu ngầm lớp Hạ.



http://nghiadx.blogspot.com

Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Cự Lãng 1 từ tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân Type 094 (lớp Tấn) với các ống phóng tên lửa đang được mở nắp.



Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Hạm đội Thái Bình Dương tròn 280 tuổi



Ngày 21/5/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Nga tròn 280 tuổi.

Ngày 21/5/1731, Thượng nghị viện Nga lúc đó quyết định thành lập một đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk nhằm bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nga tại vùng Viễn Đông. Đó là cơ sở quan trọng để xây dựng lực lượng hải quân Nga tại khu vực này, sau này đội tàu phát triển và được đổi tên là Hạm đội Thái Bình Dương.

Từ đó đến nay, ngày 21/5 trở thành ngày truyền thống của Hạm đội lâu đời nhất Hải quân Nga. Buổi lễ kỷ niệm được tổ chức long trọng bắt đầu lúc 9h00 (giờ địa phương), đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài tưởng niệm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Đến buổi chiều cùng ngày, tại cầu tàu số 33, hạm đội sẽ tổ chức đón tiếp đoàn tàu khu trục vừa hoàn thành sứ mệnh tại Vinh Aden về dự lễ kỷ niệm 280 năm thành lập.

Trải qua 280 năm xây dựng và phát triển, từng tham gia nhiều cuộc chiến trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những năm tháng căng thẳng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đến hôm nay, Hạm đội Thái Bình Dương cùng với Hạm đội Biển Bắc là 2 hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga.

Hiện tại, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương đặt tại Vladivostok, ngoài ra còn có các căn cứ tàu ngầm khác tại Vilyuchinsk. Trước đây, Hạm đội Thái Bình Dương từng đặt căn cứ tại Cam Ranh, Việt Nam.

Hạm đội Thái Bình Dương được Quân đội Nga ưu ái trang bị vũ khí nhiều hiện đại, trong đó có Soái hạm: Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag lớp Slava, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo.

Không quân hải quân của hạm đội trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, đánh chặn Mig-31, chiến tranh chống ngầm IL-39, KA-27, KA-31, vận tải An-12/24/26.

Sau đây là một số hình ảnh về một số vũ khí tiêu biểu trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương:



Soái hạm, Tuần dương hạm Varyag.



Tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy.



Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny.



Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III.



Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo.



Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3.



Tiêm kích đánh chặn Mig-31.



Trực thăng chống ngầm Ka-27PS.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang