Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998). Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên. Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm. Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay. Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc: Đơn độc giữa "bầy sói" Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản. Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng. Tàu sân bay Thi Lang trong quá trình hoàn thiện. Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng. Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier. Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33. Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương. Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang. Ngoáo ộp không nang vuốt Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước và mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ. Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm. Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy. Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh. Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại. Phòng vệ yếu kém Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng. Type 052C của Trung Quốc. Tàu sân bay Mỹ và đội hình. Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc. Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc là hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm. Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện. “Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007. Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương. GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm. Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ. Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính. Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút. Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc. Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km. Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh). Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga. Động cơ tậm tịt Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio. Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc. Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây. Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp. Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”. Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”. Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu. Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc. Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay. Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc. Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa. Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang. Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011. Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay động lực hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020. Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi Lang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi Lang. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011
>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc
Nhãn:
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương,
ĐH Quốc gia Chengchi,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Trung Quốc,
Tàu khu trục Type 052C,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Varyag,
Thi Lang
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Chỉ tinh hoa mới được phục vụ tàu sân bay Trung Quốc
Một thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc đang tuyển mộ hàng loạt trí thức nhằm đầu tư nhân lực cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này. Đưa tàu sân bay Thi Lang vào hoạt động là bước tiến căn bản để hải quân Trung Quốc có thể tiến ra khỏi giới hạn ven bờ. Tại một hội nghị quân sự vào thứ hai vừa rồi, Hạ Bình, trưởng bộ phận nhân sự Hải quân Trung Quốc cho biết: “Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang có kế hoạch tuyển mộ 2.000 tiến sĩ trong vòng 5 năm tới”. Đô đốc Hải quân PLA Ngô Thắng Lợi cho biết Trung Quốc đã đào tạo hơn 1.000 nhân lực trình độ cao cho Hải quân nước này từ năm 2005 đến năm 2010. Ông ta cho biết thêm, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, quân đội đã đào tạo hơn 1.000 chỉ huy và nhân viên kỹ thuật để vận hành loạt vũ khí mới của hải quân bao gồm “tàu chiến cỡ lớn”, tàu ngầm nguyên tử và máy bay loại mới. Tuy nhiên, Hạ Bình không đề cập đến các loại vũ khí trên chính xác là loại nào. Kế hoạch tuyển mộ nhân sự trên cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này vào hoạt động trong năm nay. Kế hoạch đóng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc được biết đến từ đầu năm 2009 khi Đô đốc hải quân Trung Quốc, ông Ngô Thắng Lợi thông báo về kế hoạch đóng “một loại tàu chiến cỡ lớn”. Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng tin Xinhua, ông Ngô cho biết quân đội đang có tham vọng tăng tốc phát triển các loại vũ khí hiện đại, bao gồm các chiến hạm lớn. Tuy nhiên, ông Ngô không nói rõ về kế hoạch phát triển hàng không mẫu hạm mà chỉ nói sơ lược, sau đó được các phương tiện thông tin giải nghĩa rằng đây là loại tàu chiến có giãn nước lớn hơn 10.000 tấn. Trương Chiêu Trùng, một giáo sư làm việc tại ĐH Quốc phòng PLA cho biết những loại tàu chiến có thể xếp vào loại này có thể là khu trục hạm cỡ lớn hoặc hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước từ 60.000-100.000 tấn, đóng theo tiêu chuẩn Mỹ. Khi Global Times liên hệ với Hải quân Trung Quốc để phỏng vấn về sự liên quan giữa việc tuyển mộ trí thức lần này và tiến độ đóng hàng không mẫu hạm, phía Hải quân Trung Quốc tiếp tục từ chối hoặc cung cấp rất ít thông tin. Tháng 1/2010, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn phủ nhận tin Trung Quốc đang đóng mới một hàng không mẫu hạm. Một nhà khoa học làm việc ở Học viện Hải quân Trung Quốc, ông Lý Giải cho biết: PLA đang rất cẩn thận trong việc để lộ các thông tin liên quan đến hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, và đó là điều dễ hiểu. Việc tuyển mộ nhân lực này cũng là một trong những động thái loan tin một cách cẩn thận của họ về tiến độ đóng tàu. Trở lại vấn đề thông tin, ông cho biết chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc ở một mức nào đó không phải theo một tiến độ cứng nhắc mà nó phụ thuộc vào tốc độ phát triển kỹ thuật nội tại của Trung Quốc, do đó, họ luôn tránh cung cấp những thông tin quá rõ ràng. Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc được dự kiến sẽ đóng xong và thử nghiệm trong năm nay Dẫn lời một quan chức Hải quân Hoa Kỳ giấu tên, tạp chí The Diplomat, từ Tokyo cho biết: Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy nước này đã chuyển qua giai đoạn thứ 2 trong chiến lược phát triển hải quân. Kế hoạch 2 giai đoạn bao gồm việc “Hải quân PLA phát triển từ lực lượng sẵn có, phần lớn là các phương tiện chiến đấu ven bờ thành một lực lượng có khả năng tác chiến viễn dương và gây được tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh”. Quan điểm này cũng tương đồng với phát biểu của ông Lý Giải khi cho biết: Hải quân Trung Quốc cần thiết phải phát triển đủ mạnh để bảo vệ các nguồn lợi của Trung Quốc ngoài khơi xa, ví dụ như có khả năng thực hiện các cuộc diễn tập chống khủng bố tại các vùng biển xa. Tuy nhiên theo ông Lý, Hải quân Trung Quốc hiện rất thiếu thốn nguồn nhân lực so với các binh chủng khác khi họ chỉ có trong tay 200.000 người, 10% tổng số quân Trung Quốc. Trong khi đó, các nước có lực lượng quân sự hùng mạnh, nhân sự hải quân thường chiếm tới 1/3. [Vietnamnet news] |
Nhãn:
cảng Đại Liên,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam,
i Đô đốc hải quân,
Ngô Thắng Lợi,
PLAN,
Quân đội Trung Quốc,
The Diplomat,
Thi Lang,
Xinhua
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc
Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế. Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này. Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng. Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau. Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện. Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế. Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản. Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không. Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc. Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định. Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không. Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục. Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế. Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không. Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức. Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15". Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì". Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói. (*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times. Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag. Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times. Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”. Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”. Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo. [BDV news] |
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc khoe Thi Lang, Đài Loan khoe Hùng Phong
Đài Loan đã triển khai tên lửa siêu âm mới trên các tàu chiến của nước này để đáp trả việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân. Tên lửa Hùng Phong III. Giới chức quân sự Đài Loan cũng đang cân nhắc triển khai tên lửa Hùng Phong III - loại tên lửa siêu âm đầu tiên được phát triển trong nước - trên các dàn phóng di động, ông Lin Yu-fang, đảng viên Quốc dân Đảng Đài Loan dẫn lời Phó Đô đốc Lee Hao. "Một vài kiểu tàu chiến của chúng tôi đã được trang bị tên lửa Hùng Phong III", ông Lin tuyên bố. Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa Hùng Phong III sẽ được lắp đặt, tuy nhiên theo ông Lin, 8 tàu hộ tống lớp Perry và 7 tàu tuần tra sẽ được lắp đặt loại tên lửa này. Tên lửa Hùng Phong III là kết quả của một dự án trị giá 413 triệu USD. Các chuyên gia cho biết Hùng Phong 3 có thể đạt vận tốc Mach 2, có tầm bắn lên tới 128km và rất khó bị tiêu diệt. Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, mới đây nhất là việc "khoe" hàng không mẫu hạm tân trang Varyag từ Ukraine. Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay. Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến tàng hình thế hệ mới trang bị tên lửa dẫn đường như một động thái đáp trả, các quan chức Quốc phòng nước này cho biết. [BDV news] |
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
>> Trung Quốc hoàn tất phục hồi tàu sân bay Varyag
Trung Quốc hầu như đã hoàn thành việc phục hồi tàu sân bay cũ của Liên Xô Varyag mà họ mua từ Ukraine năm 1998. |
Nhãn:
Tàu sân bay,
Thi Lang,
trung quốc,
Varyag
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)