Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng



Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) lần đầu thừa nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên bộ mới của nước này đã sẵn sàng hoạt động.


Hệ thống mới có tên gọi là Hongqi-16 (Hồng kỳ - 16) sẽ chuyển giao cho Đại quân khu Thẩm Dương, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phòng không của Trung Quốc.

Trang mạng chính thức của PLA đưa tin, trong cuộc tập trận gần đây 2 đạn tên lửa HQ-16 đã được phóng đi và tiêu diệt thành công mục tiêu trên không.

“HQ-16 ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm cao thì còn có thể đánh chặn mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 40km. HQ-16 sẽ lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 và tầm xa HQ-9, “ Lan Vân – Biên tập viên Tạp chí Modern Ships nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16.


Trong cuộc tấn công đường không hiện đại, đối phương thường huy động số lượng lớn tên lửa hành trình đối đất tầm xa đánh phủ đầu. “Chúng thường bay dưới 50m so với mặt đất để tránh radar cảnh báo sớm và nỗ lực đánh chặn,” Lan Vân nói. Hệ thống tên lửa tầm trung HQ-12 hiện tại chỉ có thể đánh chặn mục tiêu bay cách mặt đất 300m. Vì vậy, với sự xuất hiện của HQ-16 nó sẽ khắc phục được điểm yếu đó.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng biến thể trên biển của HQ-16 lắp trên khu trục hạm Type-054A, nhằm đánh chặn tên lửa đối hạm bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.

HQ-16 được cho là là sản phẩm sao chép hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk của Nga.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

>> Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc



Theo Jakarta Post, Hải quân Indonesia quyết định trang bị tên lửa chống hạm C-705 lên tàu tấn công tốc độ cao nội địa.

Theo đó, Indonesia và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác sản xuất tên lửa hành trình đối hạm C-705.

“Phía Sastind sẽ cung cấp công nghệ,” Phó Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Marshal Eris Haryanto nói. (Sastind là tên viết tắt của Cục quản lý khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc).

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối hạm C-705 xuất hiện lần đầu ở triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7.


Tên lửa hành trình đối hạm C-705 là biến thể dòng tên lửa C-70X của Trung Quốc, được cải tiến nhiều ở động cơ, đầu đạn và hệ thống dẫn đường.

C-705 sử dụng đầu tự dẫn radar, TV hoặc IR và có sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc GLONASS ở pha giữa. Trong tương lai, biến thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu

C-705 có tầm bắn tối đa 75km nhưng nếu lắp thêm tầng phóng thứ 2 có nâng tầm lên 170km. C-705 mang một đầu đạn nặng 110kg, theo quảng cáo của nhà sản xuất thì nó đủ sức “vô hiệu hóa” tàu có lượng giãn nước 1.500 tấn.

Những năm gần đây, Indonesia và Trung Quốc đã có một loạt thỏa thuận hợp tác phát triển quốc phòng lâu dài. Trong đó gồm cả chương trình nghiên cứu tên lửa.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Bí mật dự án phòng thủ tên lửa của Trung Quốc



Trung Quốc từng muốn xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa với kinh phí khổng lồ từ những năm 60. Tuy nhiên, năm 1980, kế hoạch này chính thức bị hủy bỏ. Cùng Bee nhìn lại quy mô và các trang bị dự kiến cho kế hoạch này.


Lịch sử phát triển

Ngày 15/12/1963, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát biểu rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc là phòng thủ, vì vậy Trung Quốc cần thiết phải phát triển vũ khí phòng thủ (chiến lược) cũng như vũ khí tấn công.

Ngày 6/2/1964, trong cuộc gặp gỡ với Qian Xuesen (cha đẻ của ngành khoa học tên lửa Trung Quốc), chủ tịch Mao Trạch Đông đã một lần nữa khẳng định rõ ràng tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo chủ tịch Mao Trạch Đông, hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ không chịu ảnh hưởng của hai siêu cường lớn (Mĩ và Liên Xô), và Trung Quốc phải tự phát triển vũ khí phòng thủ tên lửa của riêng mình.

Ngày 23/3/1964, 30 nhà khoa học hàng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ do Ủy ban khoa học, công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng Trung Quốc (COSTIND) tổ chức ở Bắc Kinh để cùng thảo luận về tính khả thi của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tháng 8/1965, Ủy ban Trung Ương đặc biệt đã phê chuẩn bản kế hoạch phác thảo việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa do Ủy ban khoa học – công nghệ và công nghiệp Bộ quốc phòng đệ trình.

Ngày 23/2/1966, COSTIND đã tổ chức cuộc thảo luận khác xoay quanh kế hoạch phát triển chương trình phòng thủ tên lửa, mang mật danh “đề án 640” sau “chỉ thị 640” của chủ tịch Mao Trạch Đông.

Các yếu tố chủ yếu của đề án 640 bao gồm seri chống tên lửa đạn đạo Fanji, siêu pháo chống tên lửa XianFeng và mạng lưới cảnh báo sớm chống tên lửa. Hội nghị đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng một khu vực để thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa và phát triển đầu đạn hạt nhân cho hệ thống.

Dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, viện khoa học số 2 đã được đổi tên thành viện nghiên cứu chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh năm 1969 từ đó để gánh vác trọng trách phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Viện 210 cấp dưới được phân công phát triển siêu pháo chống tên lửa. Viện Shanghai chịu trách nhiệm phát triển vũ khí laze chống tên lửa.

Sau đây là một số thành phần chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc:

Tên lửa đánh chặn FanJi (FJ)

Viện khoa học số 2 đã khởi đầu bằng ba chương trình phát triển tên lửa đánh chặn vào đầu những năm 1970 gồm: tên lửa đánh chặn tầm thấp/ tầm trung FanJi 1, tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, đánh chặn tầm cao FanJi 3.

- FanJi 1 là loại tên lửa đánh chặn tốc độ siêu âm được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm thấp và tầm trung.

FanJi 1 thiết kế 2 tầng phóng, tầng thứ nhất của tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và tầng thứ hai dùng động cơ nhiên liệu rắn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn FanJi 1


Cuộc thử nghiệm bắn thử hai tên lửa đã được thực hiện thành công vào tháng 8 và tháng 9 năm 1979. Quân đội Trung Quốc dự định đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh thủ đô Bắc Kinh dùng FanJi-1.

Mặc dù vậy, chương trình phát triển đã bị hủy bỏ bởi chính phủ Trung Quốc tháng 3 năm 1980 do những lý do về chính trị và tài chính.

- Từ tháng 10/1971 tới tháng 4/1972, viện nghiên cứu số 2 đã thử nghiệm sáu lần với mô hình thu nhỏ tỉ lệ 1:5 của tên lửa đánh chặn tầm thấp FanJi 2, trong đó có năm lần thành công. Chương trình phát triển bị hủy bỏ năm 1973.

- Tên lửa đánh chặn tầm cao FanJi 3 cũng do Viện nghiên cứu số 2 lên kế hoạch phát triển năm 1974. Tuy nhiên, năm 1977 thì dự án bị hủy bỏ.

Siêu pháo chống tên lửa “Xianfeng”

Siêu pháo chống tên lửa do viện nghiên cứu 210 phát triển. Tháng 1 năm 1967, siêu pháo chống tên lửa biết đến với cái tên “Xianfeng” (“Pioneer” – tiên phong) được đề xuất.

Siêu pháo dài 26m và nặng 155 tấn. Siêu pháo có cỡ nòng 420mm thiết kế để bắn ra đạn nặng 160kg, đây là loại đạn không điều khiển, có sử dụng động cơ rocket dùng để đánh chặn đầu đạn hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo chống tên lửa XianFeng


Các cuộc thử nghiệm khác nhau tiến hành đầu những năm 1970 và sớm chứng minh đây là thiết kế không thực tế. Chương trình phát triển siêu pháo tạm dừng năm 1977 và hủy bỏ tháng 3/1980.

Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa

Cùng với hệ thống ABM, cần phải phát triển kết hợp với hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa. Giai đoạn đầu của dự án bao gồm năm trạm cảnh báo sớm tên lửa đặt ở Khashi, Nanning, Kunming, Hainan, Jiaodong và Xiangxi và trung tâm điều khiển chỉ huy ở Weinan.

Các yếu tố chủ yếu của hệ thống mạng cảnh báo sớm bao gồm radar theo dõi cảnh báo sớm mảng pha 7010 và radar dò tìm tên lửa 110.

Cả hai hệ thống radar đều đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp khả năng cảnh báo sớm tên lửa cho Trung Quốc, cũng như hỗ trợ các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương trình không gian.

Radar cảnh báo sớm 7010

Radar 7010 do viện nghiên cứu điện tử số 14 phát triển năm 1970. Radar 7010 là loại radar mảng pha thiết kế để dò tìm, nhận dạng và theo dấu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các vật thể khác trong khoảng không vũ trụ.

Chương trình phát triển radar 7010 hoàn thiện đầy đủ và chính thức đi vào hoạt động năm 1976. Ăng ten của radar có kích cỡ 40x20m được chế tạo và đặt ở ngọn núi Huangyang cao hơn mực nước biển 1600m ở Xuanhua, tỉnh Hebei, nằm phía tây bắc cách Bắc Kinh 140km. Chiếc thứ hai đặt ở tỉnh Henan.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar cảnh báo sớm 7010



http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều khiển radar 7010

Tháng 7/1979, trạm radar 7010 đã cung cấp chính xác thời gian trở lại bầu khí quyển của tàu vũ trụ Skylab (Mĩ).

Ngày 12/1/1983, radar 7010 dự đoán thành công được thời gian và địa điểm đổ bộ của vệ tinh nhân tạo Cosmos 1402 (Liên Xô). Trạm radar 7010 đã bị “bỏ rơi” vào đầu những năm 90.

Radar theo dõi tên lửa đơn xung 110

Radar 110 là sản phẩm hợp tác phát triển giữa viện nghiên cứu điện tử số 14 và viện nghiên cứu điện tử thuộc học viện khoa học Trung Quốc chế tạo trong những năm đầu 1970.


http://nghiadx.blogspot.com
Radar 110


Ăng ten radar có đường kính 25m và nặng 400 tấn. Radar 110 hoàn thành và đi vào hoạt động năm 1977, với một trạm xây dựng ở Zhanyi và trạm theo dõi tên lửa ở phía nam tỉnh Yunnan.

Hủy bỏ

Đề án 640 đòi hỏi phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại và nguồn kinh phí khổng lồ nên dự án này đã gặp khó ngay khi mới bắt đầu.

Thêm vào đó, năm 1972 hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã được kí kết giữa Hoa Kì và Liên Xô và sau đó sự kết thúc của hệ thống phòng thủ tên lửa Safeguard (Mĩ). Hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc trở nên đơn độc và thực sự không cần thiết.

Tháng 3/1980, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình quyết định hủy bỏ toàn bộ dự án để tập trung phát triển kinh tế đất nước.

Đề án 640 hủy bỏ, toàn bộ mạng lưới theo dõi và cảnh báo sớm chống tên lửa được cải tiến thành mạng theo dõi, đo xa và điều khiển để hỗ trợ chương trình không gian của Trung Quốc.

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ



Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.


Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.


Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.

Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.


http://nghiadx.blogspot.com
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.


Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.


Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.

Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.


Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.


Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang