Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Xu hướng ngụy trang quân sự thế kỷ 21

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Xu hướng ngụy trang quân sự thế kỷ 21



Trong tương lai không xa, những bộ quân phục rằn ri, sọc hổ hay mầu đất, gỗ sẽ nhường chỗ cho thế hệ áo ngụy trang công nghệ cao.

Ngụy trang kỹ thuật số
 Ở chiến trường Iraq và Afghanistan, Lực lượng liên quân NATO đã lần đầu mặc những chiếc áo có hoa văn gồm các mảng tập hợp từ các ô màu vuông kiểu điểm ảnh kỹ thuật số, thay cho những đốm màu to tròn trên áo vải trước đây.

Quân đội Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều phát triển phiên bản của riêng mình, nhưng đều dựa trên hiểu biết về hệ thần kinh và môn khoa học “thống kê hỗn loạn”, nghiên cứu khả năng xác định và nhận dạng đồ vật.

Canada là quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên ngụy trang số. Phá vỡ những thiết kế truyền thống với mẫu đồng phục CADPAT. Trong các thử nghiệm, những mẫu họa tiết số phá vỡ nguyên tắc fractal, một nguyên tắc dựa trên hình học mô phỏng kết cấu và những họa tiết bất quy tắc thường thấy trong thiên nhiên. Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã dựa trên mẫu CADPAT để phát triển loại đồng phục chiến đấu MARPAT.

Từ đó, ước mơ về khả năng ngụy trang thích ứng đang dần trở thành hiện thực. Quân đội Đức sử dụng loại đồng phục Flecktarn với các kiểu họa tiết ngụy trang 3, 4, 5 hoặc 6 màu. Loại họa tiết ngụy trang này của Đức được nhiều nước khác sử dụng với các biến thể khác nhau: Sever (của Nga), Type II (của Nhật), Plateau Type 03 (Trung Quốc tại khu vực Tây Tạng).




Quân phục ngụy trang kiểu truyền thống.



Quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số



Ngụy trang kỹ thuật số thể hiện ưu việt.



So sánh các mẫu họa tiết ngụy trang.



Không chỉ quân phục, vũ khí cá nhân cũng được ngụy trang kỹ thuật số.



Trực thăng Ấn Độ ngụy trang kiểu kỹ thuật số.



Xe tăng chủ lực Trung Quốc ngụy trang kiểu kỹ thuật số.

Ngụy trang kiểu tắc kè hoa
 Tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, bang New Mexico (Mỹ), các nhà khoa học đang làm việc tích cực để biến giấc mơ từ lâu: khả năng ngụy trang thích ứng với môi trường thay đổi như loài tắc kè hoa, trở thành hiện thực.

Tiền đề nghiên cứu của các nhà khoa học là những chú cá đặc biệt, dễ dàng thay đổi màu sắc và hoa văn để hòa trộn với môi trường xung quanh. Bản chất vấn đề nằm ở những protein nhỏ trong các tế bào của loài này có tính chuyển biến cao, giúp sắp xếp lại các tinh thể sắc tố trên da.


Nhà nghiên cứu tại Sandia đang quan sát những tế bào với protein động cơ, giúp cho việc nghiên cứu vật liệt tự đổi màu.

Các nhà khoa học tại Sandia ứng dụng nguyên lý trên để tạo ra vật liệu tổng hợp phỏng sinh học, đạt được khả năng thay đổi màu sắc như loài vật.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Geogre Bachand phát biểu: "Mục tiêu cuối cùng là tạo ra loại trang phục ngụy trang quân sự có thể biến đổi với nhiều dạng môi trường mà không cần tác động của nguồn năng lượng bên ngoài”.

Ý tưởng này không mới, nhưng để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã vượt qua 2 trở ngại lớn về kỹ thuật mà những người đi trước phải dừng bước.

Thứ nhất, họ đã thành công trong việc đơn giản hóa việc cung cấp năng lượng cần thiết để làm cho các protein trở nên linh hoạt. Tiếp theo, tăng khả năng điều khiển sự ngụy trang với cấu trúc hiệu quả.

Tuy nhiên, nhận định về tương lai của cải tiến dựa trên phỏng sinh học, công nghệ nano và biến đổi gene, các nhà khoa học cho rằng, phương pháp ngụy trang tắc kè hoa rất ấn tượng nhưng cần mất ít nhất 5-10 năm nữa để có thể tạo ra lợi thế rõ rệt cho những người lính trên chiến trường.

 Ngụy trang nhiệt
Ngày nay, các lực lượng quân sự không chỉ bị phát hiện dưới ánh sáng ban ngày, mà còn cả vào ban đêm bằng các khí tài quan sát tầm nhiệt.

Nhờ giá thành hạ xuống, những nhóm nổi dậy, khủng bố có thể chi tiền để mua các thiết bị quan sát loại này, tăng thêm sự nguy hiểm cao cho lực lượng an ninh.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu những loại vật liệu mới nhằm tạo ra lớp mặt nạ hấp thụ và triệt tiêu các dấu hiệu nhiệt từ người lính và cả trang thiết bị vũ khí.


Hình ảnh so sánh giữa việc một người lính mặc quần áo thường và quần áo hấp thụ nhiệt trong ảnh chụp từ thiết bị nhìn đêm.

Ceno Technologies, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, đang mở rộng ý tưởng với việc chế tạo một loại sơn ngụy trang, giúp triệt tiêu phát nhiệt từ tay, mặt của người lính. Công nghệ ngụy trang mới này cũng đã được áp dụng trên các chiến trường Iraq và Afghanistan.

Tuy nhiên, việc ngụy trang nhiệt cho con người chỉ là một ứng dụng đầu tiên. Ngụy trang nhiệt cho một chiếc xe tăng hay các phương tiện chiến đấu vũ trang lạiphức tạp hơn. Rất nhiều dự án đang triển khai trên thế giới đang tập trung hoàn thiện kỹ thuật này.

Những chuyên gia quốc phòng Hy Lạp đã phát triển một loại bọt cách nhiệt có khả năng giảm thiểu lượng nhiệt năng phát ra bên ngoài. Nếu phủ một lớp mỏng lên những chiếc APC, lượng nhiệt chúng phát ra chỉ như ống xả của xe máy trước những thiết bị nhìn đêm.

Các nhà nghiên cứu của Học viện kỹ thuật New Jersey (Mỹ) lại tiếp cận theo cách khác. Họ phát triển các tấm cách nhiệt có thể được áp dụng cho những phương tiện để thay đổi hình dạng tại những địa điểm chiến lược. Khi đó, chiếc xe tăng chỉ giống như chiếc ô tô thông thường trong các thiết bị quan sát chuyên dụng.

Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học như phỏng sinh học, nhận thức thần kinh, công nghệ nano và khoa học vật liệu, sự phát triển của ngụy trang sẽ ngày càng hiện đại, giảm thiểu nguy hiểm rủi ro cho người lính tại các chiến trường.

(tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang