Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Varyag

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Varyag. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Varyag. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc tự chế tạo trực thăng cảnh báo sớm



[BDV news] Trên mạng Trung Quốc xuất hiện những bức ảnh về trực thăng Changhe Z-8 được trang bị tổ hợp chỉ huy và cảnh báo sớm bằng radar lắp đặt bên ngoài.

Có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo biến thể trực thăng tương tự trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm Ka-31 của Nga.

Dự đoán, trực thăng này sẽ được trang bị cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.



Hình ảnh trực thăng Changhe Z-8 xuất hiện trên mạng Trung Quốc.

Trên hình ảnh nhận thấy, anten của radar được lắp đặt sau khoang tải. Khi làm việc, anten có thể hạ thấp, cho phép quan sát 360 độ tương tự như hệ thống Horizon AEW của Pháp lắp đặt trên trực thăng Aerospatiale Super Puma Mark 2.

Theo giả thuyết khác, đây là loại radar SAR mà quân đội Trung Quốc thường sử dụng.

Dù trong trường hợp nào, đây là một sự kiện hết sức đáng quan tâm.

Tự chế tạo trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm, Trung Quốc có thể không phải tiếp tục mua trực thăng Ка-31 của Nga nữa.

Thực tế là tàu sân bay Varyag không thể triển khai hoạt động cho các máy bay cảnh báo sớm kiểu KJ-2000 mà Trung Quốc đang sở hữu. Trong khi đó việc đàm phán mua trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 của Nga đang gặp khó khăn.

Do đó, Trung Quốc đã quay sang giải pháp phát triển trực thăng cảnh báo sớm trên cơ sở của trực thăng vận tải.


Trực thăng Super Puma Mark II của Pháp.

Z-8 là trực thăng vận tải hạng trung được sao chép từ trực thăng vận tải SA 321 Super Frelon của Pháp, phát triển trong giai đoạn những năm 1980, thời kỳ "trăng mật" giữa Trung Quốc và Pháp.

Tuy nhiên, bản thân Z-8 thiếu khả năng hoạt động trên các sàn đáp của tàu chiến. Không rõ hiện tại giới quân sự Trung Quốc đã cải thiện vấn đề này như thế nào.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4



Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.




Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)

>> Xem Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông.

Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ:
Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin.

Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất.

Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó.

Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils.

Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga.

Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn:
Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường.

Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka.

Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm.

Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông.

Lập trường của Mỹ
Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo.

Trung Quốc
Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á.

Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó ?
- Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân.

- Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”.

- Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên).

- Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai.

(vietnamdefence news)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Trung Quốc hoàn tất phục hồi tàu sân bay Varyag



Trung Quốc hầu như đã hoàn thành việc phục hồi tàu sân bay cũ của Liên Xô Varyag mà họ mua từ Ukraine năm 1998.


Tàu này sẽ được dùng để huấn luyện và làm mẫu cho tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc, AFP dẫn nguồn Tổng biên tập tạp chí Kanwa Defence Review Andrei Chang.

Varyag được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev (Ukraine) vào đầu thập niên 1980.

Từ tháng 1.1992, do thiếu tiền, việc đóng tàu bị đình chỉ, năm 1994, Nga từ chối hẳn việc tham gia đóng hoàn thiện tàu này.

Năm 2000, tuần dương hạm chở máy bay Varyag (khối lượng công việc đã thực hiện đạt 76%) đã được một công ty Trung Quốc có trụ sở ở Macao mua lại của Ukraine với giá 20 triệu USD để cải tạo thành sòng bạc nổi.

Theo các chuyên gia, khi mua tàu, Trung Quốc đã nhận được toàn bộ hồ sơ thiết kế, kỹ thuật của tàu này.

Từ năm 2002, Varyag được neo tại xưởng đóng tàu ở Đại Liên. Về mặt chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ nói họ đang sửa chữa tàu này. Nhưng theo đánh giá của ông Chang, hiện tại phần bên trong của tàu đã được phục hồi 100%. Quá trình cải tạo bao gồm lắp đặt các nồi hơi, các hệ thống năng lượng và điện tử, khôi phục các phòng ở và các động cơ. Thân và boong tàu cũng được sửa chữa.

Ông Chang cho biết, việc khôi phục Varyag tiến hành với tốc độ rất nhanh. Hiện tại chỉ còn việc hoàn tất lắp đặt radar.

Trung Quốc hiện đang tiến hành thử nghiệm các tiêm kích trên hạm dự kiến bố trí trên tàu Varyag. Ông Chang nhận định, tàu sân bay này có thể ra khơi trong thời gian sắp tới.

Việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự gia tăng khiến thế giới ngày càng lo ngại. Ngày 11.1.2011, mẫu chế thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Theo Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc M. Mullen, “Trung Quốc đang đầu tư vào các công nghệ có hàm lượng khoa học hiện đại, nhiều công nghệ trong số đó có thể tập trung chỉ để đối phó với Mỹ”.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang