Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: chiến trường Viễn Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến trường Viễn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến trường Viễn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga


[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.

Châu Âu thiếu dầu
 Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.



Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu.


Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này.

Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu).

Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng.

Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy.


Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa.

Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này.

Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ.

Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày.

Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý.

Khí đốt có khả năng lên ngôi.


Thời cơ vàng của Nga
Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt.

Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần.

Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn.

Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược.

Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông.

“Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ.


Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới.


Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom.

Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi.

Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác.

Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4



Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.




Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)

>> Xem Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông.

Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ:
Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin.

Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất.

Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó.

Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils.

Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga.

Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn:
Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường.

Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka.

Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm.

Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông.

Lập trường của Mỹ
Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo.

Trung Quốc
Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á.

Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó ?
- Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân.

- Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”.

- Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên).

- Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai.

(vietnamdefence news)

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông



Cuộc chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4 (3 lần trước là năm 1904-1905, 1938-1939 và 1945) ít có khả năng xảy ra, tuy gần đây báo chí đã đề cập đến khả năng này.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Quân số khoảng 300.000 người, lực lượng dự bị gần 50.000. Nguyên tắc tuyển quân là tình nguyện. Dân số hơn 127 triệu người, tương đương với Nga.

Lục quân:

Gần 150.000 quân (năm 2007), 10 sư đoàn (9 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn tăng), 18 lữ đoàn (3 lữ bộ binh, 2 lữ hỗn hợp, 1 lữ đổ bộ đường không, 1 lữ pháo, 2 lữ pháo phòng không, 5 lữ công binh, 1 lữ trực thăng, 3 lữ huấn luyện), 3 cụm phòng không.

Vũ khí trang bị:
Gần 1.000 xe tăng, khoảng 900 xe thiết giáp, gần 2.000 khẩu pháo/cối (kể cả pháo tự hành, pháo phòng không), 100 bệ phóng tên lửa chống hạm, hơn 100 hệ thống rocket phóng loạt, khoảng 700 bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển, 500 phương tiện phòng không lục quân, khoảng 450 trực thăng, trong đó có gần 100 trực thăng tiến công.



Tên lửa bờ đối hạm Type 88 SSM-1

Không quân:
Quân số 43.000-50.000 người, 250 máy bay tiêm kích và tiêm kích-bom 250 (trong đó có 160 F-15 Eagle), 10 máy bay trinh sát F-4 Phantom II(RF-4E), khoảng 50 máy bay tác chiến điện tử, radar và tiếp dầu, 30 máy bay vận tải, 240 máy bay huấn luyện (có thể dùng làm máy bay trinh sát, tiêm kích hạng nhẹ, máy bay ném bom) – ví dụ: 20 tiêm kích-bom F-2B Mitsubishi. Không quân phòng vệ Nhật còn có hơn trực thăng đa năng và vận tải.


Máy bay tiêm kích F-15J Eagle



Máy bay huấn luyện T-4 Kawasaki

Hải quân:
Quân số khoảng 45.000 người. Biên chế hạm đội: 1 tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyūga, 4 tàu khu trục chở trực thăng lớp Shirane và Haruna, 8 tàu khu trục tên lửa lớp Atago, Kongo, Hatakaze, 32 tàu khu trục (5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Murasame, 8 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki), 6 chiếc frigate lớp Abukuma, 20 tàu ngầm (2 chiếc lớp Sōryū (2009-2010, đang đóng thêm một số chiếc), 11 chiếc lớp Oyashio, 7 chiếc lớp Harushio.

Tàu đổ bộ lớp Ōsumi

Ngoài ra, còn có 1 tàu rải lôi, 2 căn cứ tàu quét lôi, 3 tàu quét lôi ngoài khơi, 3 tàu đốc đổ bộ cỡ lớn lớp Ōsumi (1 chiếc đang đóng), 2 tàu đổ bộ nhỏ, 7 xuồng tên lửa, 8 xuồng đổ bộ (trong đó có 6 chiếc đệm khí lớp Project 1), 25 xuồng quét lôi, 5 tàu chở dầu, 4 tàu huấn luyện, 2 tàu ngầm huấn luyện, 2 tàu chỉ huy, 2 tàu tìm/cứu.


Tàu ngầm lớp Harushio

Không quân hải quân:

172 máy bay và 133 trực thăng (năm 2007).

Lực lượng bảo vệ bờ biển: Quân số hơn 12.000 người.

Phòng không: Khoảng 150 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Patriot (tương đương S-300 của Nga), hơn 500 hệ thống tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không, khoảng 70 hệ thống phòng không tầm gần Tan-SAM Туре 81. Phòng không được tăng cường bởi các máy bay radar Е-2 Hawkeye và 10 máy bay chỉ huy/báo động sớm Boeing-767 AWAVS. Tất cả được hợp nhất với hệ thống chỉ huy tự động hóa và hệ thống phòng không BADGE của Hải quân.

Đặc điểm của Hải quân Nhật: Tất cả các tàu còn mới, “nhiều tuổi” Nhất là các tàu đưa vào trang bị vào giữa thập niên 1980, phần lớn là tàu mới của những năm 1990, 2000.

Tập đoàn quân phía Bắc: Tập đoàn quân mạnh nhất của Nhật Bản, được thành lập để đối phó với Liên Xô. Hiện nay, Tokyo đang tăng cường cho hướng Nam, nhưng quá trình này mới chỉ bắt đầu.

Tập đoàn quân này gồm có: 1 sư đoàn tăng, 3 lữ bộ binh, 1 lữ pháo binh, 1 lữ tên lửa phòng không, 1 lữ công binh. Các đơn vị này được trang bị: khoảng 90% hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm, hơn 50% xe tăng, 90 hệ thống rocket phóng loạt, 1/3 các hệ thống tên lửa phòng không và pháo binh, 1/4 các hệ thống tên lửa chống tăng của toàn bộ quân đội Nhật Bản.


Tàu khu trục Shirane



Lực lượng Nga ở chiến trường Viễn Đông

Hạm đội Thái Bình Dương: Năm 2010, Hạm đội này có 5 tàu ngầm tên lửa chiến lược, 20 tàu ngầm đa năng (12 tàu ngầm nguyên tử), 10 tàu chiến mặt nước viễn dương và ngoài khơi, 32 tàu ven bờ. Nhưng một phần tàu trong biên chế đang được niêm cất hoặc cần phải đại tu – tất cả các tàu đều có từ những năm 1980-đầu những năm 1990, chỉ có 1 xuồng tên lửa lớp Molnya năm 2004. Ví dụ: tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng Đô đốc Lazarev đang niêm cất, trong 4 tàu khu trục có 3 tàu đang niêm cất và sửa chữa (tàu được niêm cất hiểm khi quay lại hạm đội).

Tại Vladivostok có 1 lữ lính thủy đánh bộ, 1 trung đoàn độc lập lính thủy đánh bộ và 1 tiểu đoàn công binh, 1 trung đoàn độc lập tên lửa bờ biển. Tại Kamchatka có 1 trung đoàn tên lửa phòng không S-300P.


Tàu tên lửa Projekt 1241 Molnya

Các vấn đề của Hạm đội: Tình báo/trinh sát, chỉ thị mục tiêu, sự cũ nát của các tàu, thiếu yểm trợ từ trên không và khả năng không thám.

Không quân hải quân:
1 trung đoàn độc lập không quân hỗn hợp Kamenny Ruchei (trang bị Tu-22M3, Tu-142M3, Tu-142MR), 1 trung đoàn độc lập không quân chống ngầm (Nikolayevka) trang bị Il-38, Ка-27, Ка-29; 1 phi đội vận tải độc lập (Knevichi) trang bị An-12, An-24, An-26; 1 trung đoàn không quân độc lập hỗn hợp (Elizovo) trang bị Il-38; 1 phi đội độc lập trực thăng chống ngầm (Elizovo) trang bị Ка-27.

Không quân: Trên quần đảo Kurils và Sakhalin không có máy bay, có 1 căn cứ tại Kamchatka với khoảng 30-35 tiêm kích đánh chặn MiG-31, 1 căn cứ không quân ở gần Vladivostok với 24 Su-27SM, 6 Su-27UB (huấn luyện-chiến đấu) và 12 MiG-31 (không biết có bao nhiêu máy bay có khả năng chiến đấu).

Đóng tương đối gần, ở Siberia có 2 căn cứ không quân với 30 Su-27 và 24 máy bay ném bom tầm gần Su-24М, 24 Su-24М2. Nhưng không có máy bay tiếp dầu và máy bay radar. Nghĩa là các máy bay “nhìn không xa” và thời gian ở trên không hạn chế.

Lục quân: Tại Sakhalin có 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới, ở quần đảo Kurils có 1 sư đoàn pháo-súng máy, không có sự bảo vệ của Không quân, phòng không lục quân không đủ.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang