Bộ binh Mỹ tại chiến trường Afghanistan vừa được trang bị thiết bị dò tìm xạ thủ SWATS (*), nhằm hạn chế một trong những mối đe dọa hàng đầu với người lính tại đây.
Phát hiện nhanh xạ thủ nhờ cảm ứng và phát hiện hướng phát hỏa lực của thiết bị dò tìm SWATS. Một trong những thiết bị phát hiện xạ thủ đầu tiên và hữu dụng nhất là Boomerang do Bộ Quốc Phòng Mỹ yêu cầu nghiên cứu, phát triển năm 2004. Sau 2 năm trì hoãn thử nghiệm, Boomerang mới được lắp đặt lên các phương tiện quân sự, có tuổi thọ khoảng 5 năm và giá 5.000 USD. Hiệu quả của hệ thống này được chứng minh bằng việc 10.000 đơn vị ứng dụng. Hiện tại, chúng được nâng cấp 2 lần nhằm kéo dài thời gian phục vụ. Trong suốt thập kỷ qua, các thiết bị dò tìm hướng điểm hỏa dựa vào âm thanh ngày càng phát triển. Hơn 60.000 chiếc được chuyển tới chiến trường Iraq và Afghanistan. Những nhà sản xuất tập trung vào nâng cấp khả năng xử lý máy tính, chất lượng cảm biến, phát triển phần mềm để giảm tối thiểu khả năng báo động sai. Cảnh sát các nước Anh, Mỹ, Pháp, Israel cũng được trang bị những hệ thống này, với khả năng và giá thành khác nhau. Nhờ vậy, giá của SWATS đã giảm dần, thay vì mức giá lên tới 200.000 USD như ngày đầu. Bên cạnh thiết bị dò tìm độc lập, Mỹ còn phát triển một số hệ thống tích hợp, gồm cả robot. Hãng iRobot của Mỹ đã chế tạo loại robot chiến đấu PackBot có tên gọi REDOWL. Nó được trang bị camera cảm ứng nhiệt hồng ngoại, thiết bị đo khoảng cách bằng laser và thiết bị dò tìm tiếng súng nhờ âm thanh, giúp cho quân đội nhanh chóng chế áp đối phương. Trong các bài thử nghiệm, REDOWL đạt độ chính xác 94%. Một số chuyên gia muốn trang bị cho REDOWL súng máy để khai hỏa tự động khi phát hiện. Tuy nhiên, quân đội Mỹ chưa sẵn sàng sử dụng loại robot vũ trang mà tự động nhận dạng và bắn vào mục tiêu. Một hệ thống khác là Pilar, hoạt động tương tự như REDOWL nhưng tầm phát hiện xa tới hàng nghìn mét, gấp đôi của REDOWL. Tuy nhiên, mức giá cho Pilar quá đắt, 65.000 USD nên khó có thể sử dụng rộng rãi. Israel cũng sản xuất được hệ thống tương tự là SADS (Hệ thống phát hiện vũ khí nhỏ). |
Hiển thị các bài đăng có nhãn pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
>> SWATS - Khắc tinh của xạ thủ
Nhãn:
Afghanistan,
Anh,
Bộ quốc phòng Mỹ,
Israel,
Mỹ,
pháp,
REDOWL,
SADS,
SWATS,
xạ thủ
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Pháp sắp hạ thủy siêu khinh hạm tàng hình mới
Tập đoàn đóng tàu DNCS của Pháp đang tiến hành tích hợp hệ thống và thử nghiệm khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới.
Khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới chuẩn bị hạ thủy. Vincent Martinot-Lagarde, giám đốc chương trình tàu khu trục đa năng FREMM cho biết: “Từ bây giờ, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tập trung chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên vào mùa xuân tới”. Radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles. Thiết kế tuyệt đối “tàng hình” Cấu hình khí động học của tàu được tối ưu hóa các góc cạnh, nâng cao khả năng tàng hình trước sự theo dõi, quan sát của radar của đối phương. Pháo chính Otobreda 76 mm của tàu, được thiết kế thấp hơn so với pháo hạm thông thường, hình dáng tháp pháo cũng được thiết kế nhằm giảm khả năng bị radar phát hiện. Toàn bộ hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa đối không đều được đưa vào bên trong boong tàu, để tránh bị phát hiện bởi radar hoặc các thiết bị theo dõi hồng ngoại. Khi tác chiến, hai cánh cửa hai bên mạn tàu sẽ mở ra để phóng tên lửa chống hạm, khi bình thường hai cánh cửa sẽ đóng lại để che chắn vũ khí. Thân tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ Radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác cũng được bố trí bên trong các mái che để giảm khả năng bị phát hiện. Các hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles, phiên bản mới nhất của tập đoàn Thales, cung cấp khả năng giám sát tầm xa, phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn trên biển, tầm hoạt động 250km. Hệ thống còn tích hợp với hệ thống tên lửa đối không MBDA Aster-15/30. Ngoài ra, tàu được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 tầm bắn 180km. Tổ hợp 32 ống phóng thẳng đứng SYLVER A50 với tên lửa đối không MBDA Aster-30 tầm bắn tối đa tới 100km, tầm cao tối đa là 20km. Thậm chí, hệ thống này có khả năng tham gia phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung. Mô hình khinh hạm FREMM thế hệ mới. Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc. Dự kiến, Pháp sẽ trang bị cho hải quân 10 tàu kinh hạm FREMM, dự kiến chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2012, ngoài ra còn có một số tàu khác được đóng để xuất khẩu cho Moroco Thông số cơ bản: Dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 108 người. |
Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011
>> Các 'đại gia' sở hữu tàu ngầm
Ngoài Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc thì Ấn Độ và Brazil cũng góp phần làm phong phú các chương trình phát triển tàu ngầm quân sự trên thế giới.
Tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruky của Nga. Hiện nay, tàu Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky đã được hạ thủy. Nga đang đóng tàu ngầm Borey thuộc dự án RPLSN Project 955, tàu Vladimir Monomakh và tàu ngầm nguyên tử đa năng Ash thuộc dự án 855. Theo kế hoạch trong năm 2011, Nga sẽ hạ thủy tàu Ash. Mỹ Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ bao gồm: 14 tàu lớp Ohio trang bị tên lửa có cánh, các loại tàu ngầm lớp này sẽ được Mỹ thay thế bằng các tàu ngầm mới vào năm 2040. Các dự án đóng tàu ngầm của Mỹ phần lớn do hãng General Dynamics và hãng Northrop Grumman đảm nhiệm. Hiện nay hai hãng này đang đóng cho Hải Quân Mỹ tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Kết cấu bên trong tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia. Đến năm 2030 tất cả tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles sẽ được thay thế bằng tàu ngầm hiện đại thuộc lớp Virginia và số lượng tàu ngầm nguyên tử đa năng sẽ giảm xuống còn 30 chiếc. Trung Quốc Hầu hết các tàu ngầm của Trung Quốc được đóng tại nhà máy Bác Hải trên biển Hoàng Hải. Tuy nhiên, việc đóng tàu ngầm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phương diện kĩ thuật. Hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện kỹ thuật trên tàu ngầm để nâng cao sức chiến đấu của hạm đội tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm đầu tiên 091 lớp Hán của Trung Quốc không có khả năng chiến đấu vì nó có tiếng ồn lớn, hệ thống sonar không hoàn thiện và độ an toàn của các thủy thủ trong tàu không cao. Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Jin) của Trung Quốc. Đây là con tàu có lượng choán nước 10.000 tấn, trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm bắn hơn 800 km. Đặc biệt, nó được giới thiệu có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ dưới sự hỗ trợ của Hải quân và không quân ở Tây Thái Bình Dương. Tới năm 2020 Trung Quốc sẽ đóng tàu ngầm 096 lớp Đường (Tang), tàu này được trang bị 24 tên lửa. Anh Công ty BAE Systems Solutions là công ty độc quyền phụ trách việc đóng tàu ngầm cho hải quân Hoàng gia Anh. Nước này đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm lớp Astute, đây là tàu ngầm hiện đại nhất của Anh. Các tàu ngầm của Anh không có các bệ phóng tên lửa thẳng đứng mà sử dụng các ống phóng ngư lôi. Tuy nhiên các Chương trình đóng tàu ngầm của Anh còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Trong đó có việc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Tàu ngầm nguyên tử toàn năng Astute của Anh. Tàu ngầm này được coi là nhỏ nhất thế giới có lượng choán nước là 2.600 tấn. Pháp đang đóng mới tàu ngầm nguyên tử phi chiến lược Suffren lớp Barracuda có lượng choán nước là 5.300 tấn. Con tàu này sẽ được Pháp sử dụng vào các hoạt động đặc biệt do có nhiều tính năng và trang bị hiện đại. Pháp được coi là nước sở hữu một hạm đội tàu ngầm mạnh nhất trong các nước thành viên NATO. Tàu ngầm nguyên tử Le Triomphant của Pháp. Ấn Độ Chương trình phát triển tàu ngầm nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ấn Độ, tuy nhiên Ấn Độ không có loại tàu ngầm nào khác ngoại trừ loại tàu Arihant được hạ thủy vào tháng 7/2009. Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm nguyên tử Arihant của Ấn Độ. Mặc dù là tàu ngầm nhưng Arihant chỉ hoạt động được trong khu vực biển nội địa của Ấn Độ do đó nước này đang đẩy nhanh tiến trình phát triển tàu ngầm hạt nhân. Dự kiến, trong một thập kỷ, tới Ấn Độ sẽ có tàu ngầm hạt nhân của riêng mình để không phải thuê tàu ngầm hạt nhân Seal của Nga. Brazil Trước năm 2020 Brazil sẽ hạ thủy tàu ngầm Scorpene sử dụng động cơ diesel. Đây là con tàu được phát triển trên cơ sở kỹ thuật của tàu ngầm Barracuda/Pháp. Đến nay, Brazil chưa được xếp vào nhóm các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân. Tàu ngầm nguyên tử Scorpene của Brazil. Tuy nhiên để sản xuất loại tàu này còn rất nhiều vấn đề về tài chính được đặt ra. Chi phí cho một tàu nguyên tử đa năng là rất lớn. Theo thống kê, tàu ngầm nguyên tử của mỹ được sản xuất với chi phí lên đến 8 tỷ USD. (*) Ngày nay, tàu ngầm tấn công hạt nhân được phân loại theo tiêu chí như sau: Thứ 1: Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược (RPLSN, SSBN). Sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của đối phương. Thông thường những chiếc tàu ngầm này mang 12-14 quả tên lửa đạn đạo và các loại ngư lôi khác. Khả năng che giấu của tàu ngầm loại này rất cao. Thứ 2: Tàu ngầm nguyên tử đa năng. Đây là loại tàu ngầm phổ biến nhất được biên chế các loại tên lửa như: Harpoon, Exocet, Tomahawk, Vodopad, Granat…. Nhiệm vụ chính của loại tàu này là kiểm soát tàu và tiêu diệt các mục tiêu ven biển của đối phương bằng tên lửa hành trình, riêng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Granit được chế tạo nhằm tiêu diệt chiến hạm. Các loại tàu ngầm này được trang bị các thiết bị thông tin và điều khiển chiến đấu tích hợp (CICS), tổ hợp điều khiển số đa năng sonar (GAK) và các trạm điều khiển phóng ngư lôi (tên lửa), ăng-ten GAK và các thiết bị vô tuyến điện nhằm thu thập tin tức của đối phương. Phần lớn các tàu ngầm được trang bị các lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ kéo dài hơn so với các lớp trước từ 15-20 năm và trang bị động cơ bơm cánh quạt làm giảm tiếng ồn xuống gấp 2-3 lần ở tốc độ hành trình 15-25 hải lý/giờ. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)