Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: AWACS

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn AWACS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn AWACS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ tính toán phí tổn không kích Libya



Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo ước tính chi phí thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya, việc sẽ đòi hòi tiêu diệt hoàn toàn hay một phần hệ thống phòng không của ông Muammar Gaddafi.



Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, chiến dịch sẽ tiêu tốn của NATO 300 triệu USD/tuần, 6 tháng bảo đảm duy trì vùng cấm bay đòi hỏi 8,8 tỷ USD. Cuộc tấn công ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya tiêu tốn 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

Những chi phí lớn đó là do các máy bay của Mỹ và đồng minh sẽ phải bay trên lãnh thổ thù địch với 500 mục tiêu phòng không bố trí trên một vùng rộng 680.000 dặm vuông. Để tiêu diệt 1 mục tiêu trung bình phải tốn 2 triệu USD, bởi vì nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy tên lửa hành trình và bom. Cần lưu ý là vùng cấm bay ở Iraq trước đây chỉ rộng 104.600 dặm vuông.

Phương án 2 là lập vùng cấm bay hạn chế, bao gồm không phận các thành phố lớn, nơi mà theo tính toán có bố trí tới 400 mục tiêu phòng không trên diện tích 230.000 dặm vuông. Lập vùng cấm bay kiểu này đòi hỏi chi 30-100 triệu USD/tuần.

Phương án 3 trù tính tiêu diệt các mục tiêu phòng không chính của ông Gaddafi bố trí ở các vùng ven biển. Việc làm “suy yếu” các mục tieu này sẽ đòi hỏi 400-800 triệu USD. Trong trường hợp này, NATO có thể sử dụng 3 tàu tuần dương AEGIS của Mỹ, các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa không-đối-không AIM-120 và các máy bay AWACS. Phương án này không đòi hỏi tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya.


Trung tâm CSBA nói rằng, Mỹ và NATO cần xác định diện tích vùng cấm bay, nó (ở tất cả các phương án) đáp ứng các lợi ích của phương Tây và giúp loại bỏ Gaddafi đến mức nào.

Liên minh phương Tây phải quyết định chiến dịch quân sự như thế nào là hợp lý nhất, xác định các nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự, cũng như khả năng hỗ trợ trực tiếp cho quân nổi loạn Libya.

Chi phí của chiến dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cuộc tấn công quân sự, báo cáo viết.

(worldtribune.com, lipmantimes.com)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Sức mạnh không quân Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản



Viện nghiên cứu quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật bản cho biết, đến năm 2015 sức mạnh của Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua không quân Nhật Bản.

Theo báo cáo, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu máy bay cảnh báo (AWACS). Đây là cơ hội cân bằng sức mạnh trên không của Trung Quốc trong khu vực Đông Á và dần dần mở rộng khoảng cách với các nước khác. Tốc độ phát triển thần tốc về sức mạnh Không quân Trung Quốc quan hệ mật thiết với tốc độ phát triển kinh tế của nước này

Năm 2010, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt giảm chi phí quốc phòng, tuy nhiên trên thực tế lại không ngừng tăng. Nếu cữ giữ mức tăng như vậy đến năm 2020 sức mạnh Không quân Trung Quốc sẽ tăng hơn 2 lần hiện nay, báo cáo dự đoán.



Không quân Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị số một tại Châu Á.

Trong khi đó, kế hoạch trang bị lực phòng thủ trung kỳ của Nhật Bản chỉ nhắc tới việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-15 và thay thế một số máy bay F-4 đã hỏng hóc. Đồng thời, việc thay thế máy bay chiến đấu vào năm 2015 của Nhật Bản vẫn chưa xác định được máy bay chủ lực.

Sự chậm trễ của F-35 làm cho sức mạnh của không quân Nhật Bản giảm đi đáng kể. Do đó, sức mạnh Không quân của Nhật Bản đang từng bước lùi lại đằng sau Không quân Trung Quốc.


Năm 2015 Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua Không quân Nhật Bản.

Các biểu đồ của báo cáo chỉ ra, Không quân Trung Quốc ngày càng tạo thành một khoảng cách lớn đối với Không quân Hàn Quốc. Mặc dù, năm 2011, Hàn Quốc lên kế hoạch mua máy bay cảnh báo sớm (AWACS), đồng thời, nhập khẩu 21 máy bay chiến đấu F-15K nhưng đến năm 2015, sức mạnh của Không quân Hàn Quốc cũng chỉ ngang bằng Nhật Bản.

Dù được dự báo, mạnh gấp 5-6 lần so với Không quân Triều Tiên, trong tương lai gần nhưng do thay đổi đối tượng tác chiến, muốn đối kháng với sự phát triển của Không quân Trung Quốc nên Không quân Hàn Quốc bị báo cáo coi là yếu.

Từ đó có thể thấy, do chịu sự ảnh hưởng của việc phát triển sức mạnh Không quân Trung Quốc mà các nước, Đông Á không ngừng tăng cường kinh phí đầu tư cho Không quân của mình.

Báo cáo còn chỉ ra, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chế xã hội và kinh tế tương đồng với nhau, không tính đến các vấn đề lịch sử thì Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều điểm chung.
Các liên minh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không thể đối lập và tạo ra xung đột lợi ích. Do đó, xuất phát từ quan điểm cân bằng quân sự ở Đông Á, sự tăng cường hợp tác an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc là các phương pháp hiệu quả nhất có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.

Ngoài ra, mặc dù quân đội Mỹ ở Đông Á đang trong tình trạng "trì trệ", nhưng xét một cách tổng thể đến năm 2015 sức mạnh Không quân Mỹ vẫn lớn gấp 3 lần sức mạnh Không quân Trung Quốc. Nếu tới năm 2020, Không quân Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu F-35, điều này sẽ tạo thành sự răn đe với Trung Quốc trong khu vực.

Cũng theo báo cáo, trước năm 1990, Liên Xô có sức mạnh quân sự lớn nhất toàn cầu, nhưng sau khi Liên Xô giải thể, sức mạnh quân đội Nga giảm đáng kể. Sức mạnh quân sự Nga năm 2010 chỉ bằng một nửa sức mạnh quân sự Liên Xô cuối những năm 1980. Việc Không quân Nga vẫn phải sử dụng MiG-25 được chế tạo từ hơn 40 năm trước là một biểu hiện cụ thể.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, Không quân Nga chỉ có thể phát triển một phần, còn cơ bản là không có gì thay đổi. Việc nâng cấp Su-27 thành Su-27SM cho thấy Nga chỉ mới bắt đầu cuộc cải tổ, báo cáo nhận định.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang