Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ



[BDV news] Nga đang vạch ra nhiều dự án và kế hoạch nhằm giành lại vị trí quán quân trong thăm dò vũ trụ đã tuột vào tay Mỹ thời gian qua.

50 năm trước, chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin, ngày 12/4/1961, đã khẳng định vị thế hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trụ, khởi đầu từ vụ phóng tầu Sputnik (1957).

Người Mỹ phải mất 8 năm mới đuổi kịp và vượt người Nga khi họ đưa người lên mặt trăng năm 1969. Trong thập niên 1970 người Nga giành lại vị trí dẫn đầu bằng việc xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên trên quỹ đạo và phóng các tầu thăm dò đầu tiên đến các hành tinh sao Kim và sao Hỏa.

Trạm Hòa bình (Mir) của Nga, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến năm 1998.



Trạm vũ trụ Mir, một trong những đỉnh cao chinh phục vũ trụ của Nga.


Không cam chịu là "người lái đò vũ trụ"
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, do thiếu tiền nên Nga đã “nhường” quyền lãnh đạo không gian cho Mỹ và Mỹ ký séch cho Nga xây dựng các thành phần đầu tiên của Trạm ISS, trong đó có module Zarya.

Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và điều khiển các trạm vũ trụ của Nga rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm ISS, mà thành phần cốt lõi được thiết kế trên cơ sở dự án Mir-2 Nga bị bỏ dở vì thiếu tài chính.

Nga đã phải cắt xén mạnh chương trình nghiên cứu vũ trụ của mình khi ngân sách duyệt chi giảm xuống còn 300 triệu USD vào năm 2002 – chỉ đủ đưa các phi hành gia và đồ tiếp tế lên ISS. Nga bắt buộc phải tổ chức dịch vụ du lịch vũ trụ cho các khách du lịch nhiều tiền.


Tàu Soyuz TMA-21 rời bệ phóng sáng ngày 5/4/2011.


Thời hậu chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc tế về vũ trụ thay thế cho xu thế đối đầu, chạy đua. Năm 2011 chứng kiến những lợi thế về vũ trụ của Nga được vun đắp từ nhiều thế kỷ trước. Thể hiện ở tàu không gian Soyuz phương tiện tin cậy dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ thế giới đến trạm ISS.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phải nhờ cậy vào Nga để đưa người vào vũ trụ, sau tai nạn Colombia năm 2003. Trước đó, năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ sau khi phóng 73 giây.

Theo hợp đồng giữa NASA và Roscosmos, Mỹ sẽ trả cho Nga tổng cộng 1,2 tỷ USD để dùng Soyuz đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trong thời gian từ 2012 đến năm 2015.

Nga quyết tâm trong những năm tới giành càng nhiều càng tốt lợi phần trong ngành dịch vụ thương mại vũ trụ quốc tế. Thủ tướng Putin kêu gọi nâng tỷ lệ phóng hằng năm của Nga từ 40% lên 50% trong tương lai gần.

Trong cuộc họp gữa chính phủ với cơ quan vũ trụ để chuẩn bị lễ kỷ niệm chuyến bay mở đường của Gagarin, Thủ tướng Putin nói: “Nga không được bó mình vào vai trò “người đưa đò” vũ trụ. Chúng ta cần tăng cường sự hiển diện của mình trong thị trường vũ trụ toàn cầu… hiện có tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD”.

Các kế hoạch lớn và táo bạo
Thủ tướng Putin cũng công bố một chương trình đầy tham vọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực chinh phuc vũ trụ đến năm 2030.

Bất chấp tổn thất 3 vệ tinh định vị toàn cầu trong vụ nổ tên lửa năm ngoái , Nga quyết tâm hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu Glonass của riêng mình trong năm 2011.


Do vấn đề ngân sách mà việc phóng thử tên lửa mới bị hoãn lại đến 2013.


Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny, sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”.


Mô hình động cơ tên lửa đẩy vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga


Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

Để kế hoạch “đi đến nơi, về đến chốn”, ngân sách giành cho nghiên cứu vũ trụ của Nga năm 2011 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ USD, bằng một phần so với ngân sách dự chi của Mỹ giành cho NASA, 18,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, số tiền này gấp đôi ngân sách của 10 năm trước và theo Putin, “đủ để đưa ra các mục tiêu chiến lược, thực hiện các dự án đầy tham vọng, và đặt nền móng cho tương lai".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang