Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD



Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm


Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được.

Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó.

Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới.


Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình.

Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước.

Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.

Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:

Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Ấn Độ:

 Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.


Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm.


Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Indonesia: 

Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.

Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức.

Malaysia: 

Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.

Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

Singapore:

 Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.

Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.

Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.

Thái Lan: 

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Nhật Bản: 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.


Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển.


Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Hàn Quốc: 

 Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.

Pakistan:

 Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.

Australia: 

Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.

Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.

Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.

Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.


[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang