Tạp chí “Strategic Affairs” số ra tháng 4 cho rằng sự có mặt bước đầu của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông là sự khởi đầu suôn sẻ trong việc giúp nước này đạt được các mục tiêu chiến lược ở khu vực. Theo bài báo, sự đột phá hồi đầu năm nay của Hải quân Ấn Độ vào Biển Đông để từ đó tới Thái Bình Dương bắt đầu bằng cuộc tập trận với hải quân Singapore cùng với một số máy bay F-16 của không quân nước này được tiến hành từ 18-25/3. Không như những năm trước, cuộc tập trận chung SIMBEX-2011 gồm một số tàu khu trục mạnh nhất của Ấn Độ và máy bay F-16 của không quân Singapore chỉ khai hoả giả. Cả hai nước đều thể hiện sự nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước thời gian gần đây bắt đầu thể hiện sự bực tức trước việc các cường quốc bên ngoài tiến hành các cuộc tập trận như vậy ở vùng biển lợi ích của họ. Các tàu chiến của Ấn Độ đã tới Biển Đông và việc tham gia cuộc tập trận Malabar với Hải quân Mỹ đầu tháng 4 tại khu vực Tây Thái Binh Dương đã thể hiện Ấn Độ như một cường quốc biển ở khu vực mà tất cả các nước vùng duyên hải hiện đều muốn có quan hệ hợp tác về hải quân. Ngoại giao hải quân Cuộc diễn tập Malabar tiếp tục là đỉnh điểm về mối liên kết của hải quân Ấn Độ. Các tàu của Hải quân Nhật Bản cũng dự định sẽ tham gia cuộc tập trận Malabar được tiến hành luân phiên hàng năm ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhật Bản vốn tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar trong 5 năm qua song do thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3 vừa qua nên đã rút các tàu này về nước. Mặc dù vậy, cuộc tập trận này vẫn được tiến hành với sự tham gia của Mỹ và Ấn Độ. Việc các tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông hiện đã trở thành những nét nổi bật quen thuộc hàng năm được các giới phân tích chiến lược chú ý là do Trung Quốc đòi hỏi lợi ích của họ ở vùng biển này. Sau Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên Hải quân Ấn Độ có thể mạo hiểm vượt ra ngoài khu vực lợi ích của mình là Ấn Độ Dương, tới khu vực gần Biển Đông nhất. Trong số các nước ven bờ Biển Đông, Singapore là nước đầu tiên mời Ấn Độ phát triển quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước từ đầu những năm 1990. Hải quân Singapore hành xử như một chủ nhà tốt và tiến hành đều đặn các cuộc diễn tập SIMBEX luân phiên hàng năm với Ấn Độ kể từ năm 1994. Điều này đã khích lệ Hải quân Ấn Độ tiến dần hơn vào Thái Bình Dương, nơi cách đây ít năm Hải quân Ấn Độ đã có các cuộc tiếp xúc với Hải quân Nhật Bản. Điều đó đã trở thành đề tài thảo luận trong các giới phân tích chiến lược khi Hải quân Ấn Độ thường xuyên tới Thái Bình Dương. Khi Trung Quốc có những hành động hung hăng trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ đã phản ứng bằng tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã nói với Mỹ rằng họ coi Biển Đông là một trong những khu vực “lợi ích cốt lõi” của họ và chỉ trích sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực này. SIMBEX 2011 Tuy nhiên, khi Singapore mời Ấn Độ tham gia cuộc tập trận SIMBEX 2011, Hải quân Ấn Độ đã phái 3 tàu khu trục hàng đầu của mình gồm INS Delhi, INS Ranvijay, INS Ranveer, tàu chở dầu INS Jyoti và tàu hộ tống INS Kirch tham gia. Một máy bay liên lạc trên biển cũng được triển khai để xác định thời gian liên lạc thực tế và các tín hiệu trao đổi và phối hợp hoạt động giữa các tàu chiến. Gần 1.400 lính thủy Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận, trong khi Hải quân Singapore phái 4 tàu chiến, một tàu ngầm và không quân nước này đã triển khai một số máy bay chiến đấu F-16 tham gia. Cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 tuần, trong đó bao gồm giai đoạn ven bờ biển được tiến hành tại căn cứ hải quân Changi và giai đoạn sau tiến hành trên biển ở ngoài khơi Biển Đông. Sau đó, các tàu chiến Ấn Độ tham gia tiếp cuộc tập trận Malabar ở Thái Bình Dương. SIMBEX được bắt đầu từ năm 1994 như một cuộc huấn luyện tập trung cho các cuộc tập trận chống tàu ngầm và từ đó ngày càng được tăng cường về quy mô cũng như mức độ phức tạp của cuộc tập trận, đồng thời nhấn mạnh các mối quan hệ quốc phòng giữa Hải quân Hoàng gia Singapore và Hải quân Ấn Độ. Hải quân hai nước có các cuộc trao đổi thường xuyên qua một loạt các hoạt động, trong đó có các chương trình trao đổi chuyên môn, các cuộc gặp gỡ giữa lính thuỷ và sĩ quan cũng như chương trình trao đổi các lớp đào tạo, huấn luyện. Theo Chuẩn Đô đốc Singapore Leong, hai nước hiểu biết lẫn nhau và có quan hệ tiếp xúc cấp cao trong quản lý an ninh hàng hải. Cuộc tập trận này được tiến hành hàng năm và luân phiên ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Từ Biển Đông, các tàu chiến Ấn Độ đã tiến sâu hơn vào vùng biển này và đã ghé thăm hàng loạt cảng của các nước vùng duyên hải, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh quan hệ không thật hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam, việc Ấn Độ phát triển sâu sắc các mối quan hệ chặt chẽ và mở rộng quan hệ với Hải quân Việt Nam khiến giới nghiên cứu chiến lược Trung Quốc tức giận cho dù họ không công khai phản ứng trước mối quan hệ ngày càng tăng lên này. Trung Quốc tỏ ra rất bực tức khi cách đây 5 năm Hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Ôxtrâylia tiến hành cuộc tập trận ở Thái Bình Dương ngay phía trước cửa ngõ lãnh hải Trung Quốc. Sau đó, Ôxtrâylia đã rút khỏi cuộc tập trận tương tự do lo ngại phản ứng của Trung Quốc. Trên thực tế, việc dư luận nói về liên minh 4 quốc gia ở Thái Bình Dương đã làm cho Trung Quốc nổi giận và Ôxtrâylia cùng Ấn Độ cảm thấy “e ngại”. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục tham gia nhóm 3 nước trong các cuộc tập trận ở Malabar. Cuộc tập trận này ban đầu chỉ có Ấn Độ và Mỹ, sau đó Nhật Bản tham gia và chấp nhận hình thức tập trận ba bên này. Thế nhưng, do xảy ra thảm họa sóng thần và động đất tàn phá đất nước hôm 11/3, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã không tham gia cuộc tập trận năm nay. Malabar 2011 bao gồm các hoạt động của cả tàu nổi, tàu ngầm và không quân, trong đó các máy bay lên thẳng của hải quân của nước này cất và hạ cánh xuống các tàu chiến của hải quân nước kia. Các hoạt động khám xét, tấn công, tìm kiếm và truy bắt (VBSS), trong đó các đội VBSS Ấn Độ và Nhật Bản “tấn công” lên các tàu khu trục Mỹ để mô phỏng việc tìm kiếm một tàu buôn là đỉnh điểm của cuộc tập trận. Hoạt động ngoại giao hải quân của Ấn Độ không chỉ hạn chế ở cuộc tập trận gồm ba quốc gia này. Cũng chính các tàu chiến Ấn Độ tham gia SIMBEX 2011 và Malabar 2011 đã giao lưu và tập trận với Hải quân Nga. Cuộc tập trận này mang tên INDRA phản ánh khát vọng mạnh mẽ của Ấn Độ muốn có quan hệ đối tác năng động với hải quân tất cả các nước khu vực này và các nhóm quốc tế. Trên thực tế, các cuộc tập trận với một loạt nước thể hiện sự chấp nhận rộng rãi coi Ấn Độ như một cường quốc hải quân tốt, ôn hoà hiện có vai trò trong chính sách hàng hải, tìm kiếm cứu hộ trên biển và bảo vệ môi trường đại dương. Vai trò của Hải quân Ấn Độ trong cuộc chiến chống cướp biển được đánh giá cao trên thế giới cũng như các nước ven bờ Ấn Độ Dương đang ngày càng đòi hỏi Hải quân nước này phải hỗ trợ cho việc đối phó với các loại hình tội phạm khác nhau trên biển. Tại Biển Đông, Hải quân Ấn Độ cũng có quan hệ với các nước khác như Inđônêxia và Malaixia. Việc phát triển quan hệ sâu sắc với các nước ASEAN bảo đảm cho Ấn Độ cơ hội tiến hành các chuyến thăm thường xuyên ở vùng biển gần lãnh hải Trung Quốc./. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét