Các cường quốc mới nổi bắt đầu sở hữu công nghệ quân sự mũi nhọn đánh dấu cục diện thế giới mới đang hình thành. Gần đây, sau khi Ấn Độ bắt đầu tuyên bố bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai, thì Brazil cũng cho biết, họ cũng bắt đầu tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân và cho biết, họ đã có kế hoạch này từ năm 2008: chế tạo 4 tàu ngầm thông thường và 1 tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, khi kế hoạch này được hoàn thành, Brazil sẽ kế tiếp Ấn Độ trở thành nước sở hữu công nghệ tàu ngầm hạt nhân thứ 7 trên thế giới. ![]() Mô hình tàu ngầm hạt nhân tương lai của Brazil. Việc Ấn Độ, Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng tàu ngầm hạt nhân là sản phẩm mũi nhọn của công nghệ quân sự, vì vậy nó được dư luận chú ý. Phá vỡ độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn Đã từ lâu, chỉ có một số ít quốc gia nắm được công nghệ quân sự mũi nhọn, bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến, tên lửa phòng không khu vực (S-300 của Nga, Patriot của Mỹ), tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân…; ngoài ra còn bao gồm lĩnh vực công nghệ đỉnh cao như vũ khí hạt nhân, công nghệ vũ trụ… 30 năm trước, chỉ có các nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp, Anh có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Còn hiện nay, cũng chỉ có một số nước có thể chế tạo tên lửa phòng không tầm xa như S-300, Patriot. Và rất ít nước sở hữu các công nghệ quân sự mũi nhọn như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân. ![]() Mô hình tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất của Ấn Độ. Việc hai nước đang phát triển Ấn Độ và Brazil bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân, trên thực tế đã báo hiệu xu thế phá vỡ sự độc quyền về lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn. Nâng cao toàn diện vị thế của các cường quốc mới nổi Ấn Độ và Brazil đều là những nước đang phát triển, đều là những nước thứ ba có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh trong những năm qua, đều là thành viên của BRIC (từ chỉ nhóm các nước Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) ). ![]() Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant do Ấn Độ tự sản xuất. Nhìn về phương Tây, các cường quốc truyền thống luôn có quyền phán quyết cuối cùng đối với các vấn đế của thế giới. Nền tảng của “bá quyền” không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngoại giao, tài nguyên, mà cuối cùng nó sẽ thể hiện ở ưu thế về sức mạnh quân sự. Mà hạt nhân của ưu thế sức mạnh quân sự chính là độc quyền những công nghệ quân sự mũi nhọn. Trên thực tế, các cường quốc truyền thống luôn muốn giữ vững vai trò độc quyền trong lĩnh vực này. Cách thức của họ là phong tỏa công nghệ, thậm chí sử dụng phương thức hành vi quốc tế ở mức độ nhất định. Điển hình nhất là sự độc quyền đối với công nghệ vũ khí hạt nhân. ![]() Nga từng cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal. Tuy nhiên, Ấn Độ và Brazil đã bắt đầu phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân. Lúc đầu hai nước này hận một số phản đối nhưng sau đó lại được các cường quốc truyền thống ngầm thừa nhận. ![]() Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ Những điều đó cho thấy, đã đến lúc không thể tiếp tục duy trì sự độc quyền về công nghệ quân sự, đặc biệt là công nghệ quân sự đỉnh cao, xu thế truyền bá công nghệ là tất yếu. Mặt khác, các cường quốc truyền thống nới lỏng độc quyền lĩnh vực này vừa đúng vào lúc khai phá lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn mới, đây là điểm khởi đầu của sự độc quyền mới. Trên thực tế, Mỹ đang nỗ lực phát triển các công nghệ hàng không vũ trụ, máy bay không người lái, công nghệ tàng hình, và Mỹ muốn độc quyền những công nghệ mới này. Như vậy, cho dù mất đi độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn truyền thống, Mỹ vẫn có thể duy trì ưu thế đầy đủ về sức mạnh quân sự. [BDV news] |
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
>> Sẽ không còn độc quyền về công nghệ quân sự?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét