Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang