Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO



NATO sẽ ngưng cung cấp các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa về tên lửa nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc.




Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn hệ thống Antey-2500 hay chỉ là một chiêu bài ép giá các nhà thầu phương Tây.


Một quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới từ Trung Quốc hoặc Nga sẽ làm xấu đi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chương trình đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới cho quân đội nước này.

Chương trình T-LORAMIDS có sự tham gia của các nhà thầu Lockheed Martin cùng với Raytheon của Mỹ giới thiệu hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3. Tập đoàn Eurosam giới thiệu một biến thể phóng trên xe phóng di động của Aster-30.

Còn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC của Trung Quốc giới thiệu hệ thống FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Công ty Rosoboronexport của Nga giới thiệu hệ thống S-300PMU2, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mong muốn sở hữu hệ thống Antey-2500, biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300V.

Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ người chiến thắng trong cuộc đấu thầu này sẽ được công bố vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không mới từ Nga hoặc Trung Quốc. Lý do được đưa ra là, bất kỳ hệ thống phòng không nào khác với chuẩn của NATO sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tích hợp cuối cùng vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối.

Các vấn đề liên quan đến cung cấp phụ tùng thay thế, nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật. Song bất chấp những lời chỉ trích và áp lực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không loại trừ khả năng chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc hoặc Nga làm nhà thầu chính.

Các lý do Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới S-300?

Một đại diện của NATO cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm chọn các nhà thầu từ Trung Quốc hoặc Nga, hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hoạt động thông qua một trung tâm trao đổi thông tin riêng của NATO.

Một số nhà phân tích của phương Tây lại có một cái nhìn nhận khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc và Nga làm nhà thầu tiềm năng là một động thái nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu trong việc giảm giá thành.

Lý do các nhà thầu của Nga và Trung Quốc nằm trong danh sách dự thầu không phải là động thái ly tâm của Thổ Nhĩ Kỳ rời xa khối NATO. Đây chỉ là áp lực truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ tớiphương Tây.

Vấn đề nữa cần phải nhắc tới, T-LORAMIDS là một chương trình phòng không và phòng thủ quốc gia. Đây không phải là một phần của hệ thống phòng thủ chung NATO. Trên nguyên tắc cơ bản, đây là một "sân chơi" cho tất cả các ứng viên do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra.

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhấn mạnh, đây là một áp lực chưa từng có của NATO đối với việc mua sắm hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Một lý do khác lý giải cho áp lực này là, tháng 11/2010 trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Khối quân sự này đã thống nhất thông qua chương trình xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tham gia hệ thống này sau khi NATO đưa ra một số sửa đổi, theo đó, Iran cùng với một số quốc gia khác không nêu tên được liệt vào mối đe dọa tên lửa tiềm năng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. NATO sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa này.

Theo kế hoạch, NATO sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống radar cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa. Giữa tháng 7/2011, đại diện của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận các vấn đề về việc triển khai radar này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Một khi hệ thống được triển khai hoạt động, bất kỳ vụ phóng tên lửa nào từ các quốc gia “hiếu chiến” theo đánh giá của Mỹ, đều được radar cảnh báo sớm này phát hiện. Tên lửa ngay lập tức sẽ bị đánh chặn bởi các tên lửa SM-3 được triển khai hoạt động trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ được triển khai ở phía Đông của Địa Trung Hải hoặc từ Romania.

Như vậy khả năng thắng thầu của Nga hoặc Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ là khá thấp nếu chiêu bài gây áp lực lên vấn đề giá cả của họ thành công.

[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang