Tình báo Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân Type-094, lớp Jin của Trung Quốc đã bất ngờ xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines. Theo đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Trung Quốc đã xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines vừa qua. Đây là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Mỹ không hề tiết lộ chút thông tin nào quanh vấn đề này. Một đặt câu hỏi, phải chăng các thiết bị sonar hiện đại của Hải quân Mỹ không phát hiện được sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc? Hay Mỹ đã cố tình để cho tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với thiết bị sonar của mình? Giới tính báo Nga nhận định rằng, có thể là Hải quân Mỹ đã phát hiện ra sự xuất hiện của một tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong khu vực tập trận nhưng Mỹ muốn quan sát xem tàu ngầm này của Trung Quốc định làm gì trong khu vực tập trận qua đó ghi nhận các thông số về độ ồn khi hoạt động, độ bộc lộ trên sonar. Theo đó, việc tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện trong khu vực tập trận của Hải quân Mỹ sẽ để lộ các sơ hở về khả năng hoạt động của tàu ngầm này. Đó sẽ là bất lợi trong tương lai. Tàu ngầm Type-094 lớp Jin (Tấn), loại này đã theo dõi sát sao cuộc tập trận Mỹ - Phillippines vừa qua. Tuy nhiên, tình báo Nga nhận định, đây là một sự tiến bộ rất lớn của Hải quân Trung Quốc trong việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại. Trước đó, một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng đã va chạm với thiết bị sonar của một tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Sự vụ đã dẫn đến những căng thẳng ngoại giao giữa hai bên trong suốt năm 2010. Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục gia tăng sức mạnh của hạm đội tàu ngầm, hiện tại hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được xem là lớn nhất khu vực châu Á. Đáng chú ý là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược do nước này tự đóng, khác với tàu ngầm diện-dieesel, tàu ngầm hạt nhân không được bán trên thị trường. Do đó các quốc gia muốn sở hữu loại phương tiện chiến tranh chiến lược này đều phải tự đầu tư đóng mới. Dù các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp đầu như Type-091, 092, 093 còn gặp nhiều hạn chế về tiếng ồn khi hoạt động. Tuy nhiên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới như Type-094 đã khắc phục được phần nào nhược điểm này. Tuy không thể so sánh được với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ hay Akula, Delta-IV, Borei của Nga, nhưng đây cũng là một đối thủ đáng gờm. Sự xuất hiện bất ngờ trong cuộc tập trận Mỹ - Phillippine vừa qua đã cho thấy những tiến bộ vược bậc của công nghệ đóng tàu ngầm của Trung Quốc. Điều đó cũng cho thấy các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu tiến ra xa hơn, thay vì lởn vởn xung quanh bờ biển Trung Quốc. Cùng với sự hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện tại những vùng biển xa xôi ở tận Tây Thái Bình Dương. Theo thông tin của tình báo Mỹ được đăng tải trên trang Washington Times, Trung Quốc đang khởi đóng một chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới mang tên Type-096 lớp Tang (Đường) có thể mang tên lửa đạn đạo liên lục địa SLBM. Theo thông tin được tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới này có khả năng mang đến 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm SLBM JL-2 (Du lãng-2) Tàu ngầm Type-096 có cấu hình khí động học và kích thước tương tự như tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta-IV của Nga. Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc cho phép họ có thêm những con bài chiến lược có thể làm thay đổi cán cân quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó cũng đã ra nhiều nguy cơ hơn đối với an ninh và ổn định trong khu vực khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy. Trung Quốc sẽ sữ dụng các con bài chiến lược để đạt được mục đích của mình. [BDV news] |
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
>> Tàu ngầm Trung Quốc theo dõi Mỹ - Phillippines tập trận
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét