Với 50-60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 lính, Hạm đội 7 là lực lượng tác chiến chủ yếu nhằm tạo sức răn đe của Washington ở tây Thái Bình Dương. Được thành lập ngày 15/5/1943 tại Brisbane (Australia), Hạm đội 7 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và những trận đánh ác liệt như hải chiến Vịnh Leyte tháng 10/1944. Kịch bản can dự Hiện nay, Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Các đơn vị thuộc quyền Hạm đội 7 đóng rải rác tại một số căn cứ Hải quân ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các đảo của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Khu vực trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương với 3 chức năng và cũng là nhiệm vụ chính: Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp trong cứu trợ thiên tai, hoặc khi hành quân hỗn hợp; Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng; bảo vệ bán đảo Triều Tiên. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hải quân Mỹ đã xây dựng một số kịch bản quân sự chính khi sử dụng Hạm đội 7. Đó là trong trường hợp xảy ra xung đột tại Triều Tiên, hoặc xung đột tại eo biển Đài Loan. Bên cạnh đó, Hạm đội 7 có trách nhiệm bảo đảm an ninh hành lang biển chiến lược từ Trung Đông đến Đông Bắc Á qua Tây Thái Bình Dương; bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ xác định đây là khu vực “sinh tử” đối với lợi ích an ninh quốc gia. Điều này giải thích tại sao Hạm đội 7 luôn được ưu tiên tăng cường về mọi mặt. Theo tính toán của Washington, việc củng cố sức mạnh cho Hạm đội 7 sẽ giúp Mỹ ứng phó kịp thời với một số điểm “nóng” trong khu vực, đồng thời chủ động ngăn chặn bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tuyến hàng hải huyết mạch. Giới chức Mỹ từng khẳng định rằng, trọng tâm địa chính trị thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thá Bình Dương, một khu vực có nhiều nước “trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh”. Vì thế, việc duy trì tình trạng cân bằng chiến lược sẽ giúp Mỹ đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của mình đối với khu vực. Trong bối cảnh đó, điều hiển nhiên là Lầu Năm Góc sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho Hạm đội 7. Phân bố lực lượng Trong số chiến hạm của Hạm đội 7 có 18 chiếc hoạt động tại các căn cứ hải quân phía trước ở Nhật Bản và Guam. Đây là lực lượng chủ yếu thể hiện sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hằng ngày đều có khoảng 50% lực lượng của Hạm đội 7 được triển khai trên khắp các vùng biển trách tại đây. Trong khu vực đảm trách của mình ở Tây Thái Bình Dương, Hạm đội 7 tham gia gần 20 cuộc tập trận lớn hằng năm như: Rimpac, Carat, Seacat, Ulchi Focue Lens, Southern Frontier, Cope North... Riêng cuộc tập trận Carat với một số nước ASEAN nhằm mục đích giữ “ổn định Đông Nam Á”, mà thực chất là bảo vệ hành lang biển đi qua khu vực này. Kỳ hạm Blue Ridge của Hạm đội 7. Để tiện cho việc chỉ huy tác chiến và điều hành hoạt động khác, Hạm đội 7 được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm theo chức năng chuyên biệt. Mỗi lực lượng đều có nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vũ khí chuyên biệt gồm các loại tàu nổi như tàu sân bay, tầu tuần dương, tầu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tiễu, tàu chiến đấu ven biển, tàu rải và quét mìn, tàu chỉ huy, tàu đổ bộ, và tàu ngầm. Trong số 10 lực lượng đặc nhiệm, Đặc nhiệm 70 là lực lượng chiến đấu chủ yếu của hạm đội mà nòng cốt là tầu sân bay USS George Washington (CVN-73) và Liên đoàn Không quân số 5 (CVW-5). Còn Lực lượng Đặc nhiệm 74 là lực lượng tầu ngầm có trách nhiệm hoạch định và điều phối các hoạt động của tầu ngầm trong phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 7. Súng máy 25mm trên kỳ hạm Blue Ridge. Kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ Blue Ridge (LCC-19) được tái triển khai từ tháng 9/2004. Nhiệm vụ chủ chốt của LCC-19 là hỗ trợ về chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo (C4I) cho toàn bộ Hạm đội 7. LCC-19 được trang bị tên lửa Mark 36 SRBOC, súng máy 25mm Bushmaster, trực thăng SH-60 Seahawk… “Ngôi sao” CVN-73 Được mệnh danh là “ngôi sao” Hạm đội 7, USS George Washington (CVN-73) là tàu sân bay hạt nhân thứ 6 thuộc lớp Nimitz. Con tàu này do hãng Newport News đóng ra và được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ từ ngày 4/7/1992. Tàu có chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m, nặng 97.000 tấn, có thể chứa khoảng 80 máy bay và 6.250 thủy thủ với tổng diện tích lên tới 18.000m². Trên tàu có 4 thang máy để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ, rộng 360m². Như một căn cứ quân sự di động trên biển, động cơ của tàu sân bay Washington sử dụng năng lượng từ 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, bảo đảm hoạt động trong hành trình dài 3 triệu hải lý trước khi phải tiếp liệu, và giúp điều khiển 4 bánh lái nặng 30.040kg/chiếc. USS George Washington có thể đạt tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ. “Ngôi sao” Hạm đội 7 được trang bị 2 hệ thống đánh chặn tên lửa 20mm Phalanx CIWS, 2 hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow SAM, và các máy bay hiện đại như F/A-18E/F, F/A-18A/C, E-2C… "Ngôi sao" Hạm đội 7 - USS Geogre Washington. Chuyến đi đầu tiên của “Ngôi sao” diễn ra vào năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm ngày D-Day (quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong Thế chiến 2). Sau khi bị "bà hỏa" hỏi thăm ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ và tiêu tốn 70 triệu USD để sửa chữa thiệt hại ở San Diego (California), tháng 5/2008, tàu George Washington được chuyển tới căn cứ Yokosuka. Hiện USS George Washington thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với đồng minh của Mỹ trong khu vực, đồng thời thực hiện những chuyến tuần tra vùng Tây Thái Bình Dương. [BDV news] |
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
>> Hồ sơ Hạm đội 7 của Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét