Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Hải quân Campuchia: Hồi sinh cùng đất nước

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Hải quân Campuchia: Hồi sinh cùng đất nước




Mặc dù còn non trẻ nhưng Hải quân Campuchia đang hồi sinh cùng đất nước chùa tháp với một tương lai đầy hứa hẹn, trong nỗ lực phát triển và tăng cường sức mạnh để bảo vệ vùng biển.

10 năm xây dựng lực lượng

Kể từ khi giành được độc lập (tháng 9/1945) lịch sử Campuchia diễn ra hết sức phức tạp và có nhiều biến động. Lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng luôn chịu tác động và không tránh khỏi những bước thăng trầm qua từng thời kì lịch sử.

Từ sau khi đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng (tháng 1/1979) đến nay, quân đội trong đó có Hải quân Campuchia có bước hồi sinh cùng đất nước chùa Tháp.

Năm 2001, Quân đội Hoàng gia có bước điều chỉnh cơ bản về các đầu mối đơn vị, đã thay đổi quan trọng vị trí đóng quân. Trong đó, Bộ tư lệnh Hải quân Campuhia chuyển các căn cứ tiền phương từ biển Hồ về cảng Sihanoukvill và tăng cường lực lượng ở hải quân cảng Ream.


Binh sĩ Campuchia kéo quốc kỳ trong một buổi lễ của Hải quân nước này.


Trong các lực lượng vũ trang, Hải quân Campuchia có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia ở vùng Vịnh Thái Lan, phòng thủ bờ biển, bảo vệ lãnh hải và các vùng kinh tế đặc biệt, các vùng thăm dò, khai thác dầu khí.

Cùng với việc định hình vị trí sở chỉ huy trên phương, Bộ tư lệnh Hải quân Campuchia nhận địa bàn hoạt động từ đường thủy nội địa ra ven biển với bờ biển dài 443km và 44 đảo.

Đồng thời, quân chủng hải quân nước này dần hình thành lực lượng gồm tàu chiến tàu ven biển, đường sông, hải quân đánh bộ, radar đối hải và pháo mặt đất, phòng không ven biển trên các đảo lớn ven bờ…



Tàu tuần tiễu trong biên chế Hải quân Campuchia.


Hiện nay, Hải quân nước này theo đuổi kế hoạch 5 năm nâng cấp trang thiết bị và huấn luyện tác chiến biển đảo. Năm 2011, với nguồn thu dầu khí chảy vào ngân quỹ quốc gia dự đoán lên tới 174 triệu USD và 10 năm sau lên tới 1,7 tỷ USD/năm cho đến khi phát hiện thêm mỏ mới mà chưa tính lượng dầu khí trên đất liền đang được thăm dò và định lượng quanh biển Hồ Tonle Sap, Hải quân Campuchia sẽ được tăng nguồn thu và ngược lại, khi nhận tàu mới sẽ có trách nhiệm nặng nề hơn.


Hải quân và nhân dân Campuchia đón chào Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam trên tàu HQ-375 và HQ-376 cập cảng thành phố Sihanouk, tỉnh Preah Sihanouk, bắt đầu chuyến thăm Campuchia tháng 9/2010.
Tuần tra chung trên biển

Cùng với bước chuyển mình của đất nước hội nhập với thế giới, Hải quân Campuchia cũng có nhiều hoạt động chung, giao lưu với hải quân các quốc gia láng giếng như Thái Lan, Việt Nam…

Trong lịch sử, nhân dân và quân đội Việt Nam - Campuchia đã hợp tác gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc. Kế thừa truyền thống tốt đẹp này, quân đội 2 nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng đang hợp tác để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần vào việc giữ gìn hòa bình trong khu vực và trên giới, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Một trong những biểu hiện thiết thực là hoạt động tuần tra chung, bắt đầu từ năm 2006, nhằm giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên vùng nước lịch sử, vùng biển giáp ranh, tạo thuận lợi để nhân dân hai nước giao lưu văn hóa, giao thương kinh tế, đánh bắt hải sản.

Cùng với hoạt động tuần tra, hai bên còn phối hợp huấn luyện tìm kiếm cứu nạn trên biển, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, củng cố quan hệ đoàn kết, tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.


Hải quân và nhân dân Campuchia đón chào Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam trên tàu HQ-375 và HQ-376 cập cảng thành phố Sihanouk, tỉnh Preah Sihanouk, bắt đầu chuyến thăm Campuchia tháng 9/2010.


Qua 5 năm phối hợp thực hiện, 2 bên xác định thời gian tới tiếp tục giáo dục các cán bộ, chiến sĩ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước. Hai bên cũng sẽ tiếp tục thực hiện quy chế về vùng nước lịch sử và quy chế phối hợp tuần tra chung, tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng mỗi nước trong quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển, giúp ngư dân hai nước hiểu rõ và chấp hành pháp luật, an tâm làm ăn sinh sống hòa bình trên vùng nước lịch sử và vùng biển giáp ranh.

Hải quân Campuchia hiện có 3.900 người, dưới Bộ tư lệnh hải quân có sở chỉ huy tiền phương ở Sihanoukvill, 3 căn cứ hải quân ở đảo Koh Kong, cảng Ream và thành phố Kep. Mỗi căn cứ này có 3 tiểu đoàn tàu.

Lữ đoàn tàu sông đóng ở gần biển Hồ, có 3 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn tàu cơ động và 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ ở thủ đô Phnom Penh, lữ hải quân đánh bộ ở Kong pong Spen (4 tiểu đoàn).

Lực lượng tàu các loại có 72 tàu gồm: 25 tàu trên biển và 47 tàu trên sông. Trong số tàu trên biển có 14 tàu khá hiện đại gồm 2 chiếc 205P mua của Nga và được nâng cấp, 3 chiếc mới mua hiện đại và 9 tàu tốc độ cao. Campuchia cũng xây dựng nhà máy sửa chữa và đóng tàu loại nhỏ của mình (nhà máy Hồng Long).

Về phòng thủ bờ biển, Hải quân Campuchia có lực lượng pháo đối hải và pháo phòng không khá mạnh riêng phòng không gần 50 khẩu.

[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang